SamsungPay - Giải pháp thanh toán di động tuyệt vời, nay nằm trong tay người Việt
SamsungPay - Giải pháp thanh toán di động tuyệt vời, nay nằm trong tay người Việt - Ảnh 1.

ố tôi là trường hợp điển hình cho thấy vì sao chúng ta cần phải chuyển sang dùng thẻ. Kể từ khi có chiếc thẻ thanh toán đầu tiên của mình vào 10 năm trước, tôi đã nhanh chóng nhận ra một sự thật thú vị: dùng thẻ tiện và an toàn hơn tiền mặt rất nhiều. Thay vì phải nhét tiền cộm cả ví để đi mua những thứ đồ chỉ khoảng vài triệu đồng và chấp nhận toàn bộ những rủi ro đi kèm (mất tiền là mất... luôn), tôi chỉ cần phải cầm một chiếc ví nhỏ với những chiếc thẻ nhỏ gọn và thêm vài trăm nghìn "cần kíp". Nếu chẳng may có mất thẻ, các cơ chế như hạn mức chi tiêu sẽ là một lớp bảo vệ.

Đáng tiếc rằng, bất chấp những lợi ích này, thẻ thanh toán vẫn còn tồn tại quá nhiều bất cập. Đầu tiên: chúng vẫn là những thứ đồ vật lý, vẫn tốn chỗ. Bất cập thứ hai: chỉ cần ghi nhớ được các thông tin trên thẻ là kẻ gian có thể đánh cắp tiền của bạn qua thanh toán online. Bất cập thứ ba: khi bạn dùng thẻ để thanh toán tại nhiều nơi, bạn sẽ phải chấp nhận sự thật rằng thông tin thanh toán của bạn đang được bảo vệ bởi các đơn vị bán lẻ vốn... không chuyên về công nghệ.

SamsungPay - Giải pháp thanh toán di động tuyệt vời, nay nằm trong tay người Việt - Ảnh 3.

SamsungPay - Giải pháp thanh toán di động tuyệt vời, nay nằm trong tay người Việt - Ảnh 4.

Chuyện những chuỗi bán lẻ lớn bị lộ thông tin thẻ là không hề hiếm gặp.

Những người đã từng sống tại Mỹ đủ lâu có lẽ đều hiểu rõ bất cập này. Trong vòng 5 năm qua, một loạt các chuỗi bán lẻ lớn tại Mỹ như Walmart, Target, Home Depot, Barnes & Nobles (những cái tên cũng quen thuộc như Vinmart, Lottemart hay BigC tại Việt Nam) đều đã lần lượt trở thành nạn nhân của các vụ hack tầm cỡ hàng chục triệu tài khoản.

May mắn (và trớ trêu) là tôi thanh toán bằng tiền mặt khi "đi chợ" tại Walmart hay Target nên chưa một lần bị ảnh hưởng bởi các vụ việc này. Song, điều kỳ lạ nhất lại là phản ứng của người Mỹ: xung quanh tôi và trên cả mặt báo, họ nói rằng ngành bán lẻ bị hack nhiều quá nên... quen rồi, chẳng sợ nữa. Cứ khi nào nhận được cảnh báo bị hack thì lại báo cho ngân hàng, lại đổi passcode, lại vào đổi mật khẩu mail..

SamsungPay - Giải pháp thanh toán di động tuyệt vời, nay nằm trong tay người Việt - Ảnh 5.

Thực sự thì tôi sợ điều đó. Những bất cập này cùng những chuyến đi nước ngoài khá thường xuyên sở thích mua sắm có ưu đãi, quá trình sử dụng thẻ tín dụng của tôi bị biến thành một cái vòng luẩn quẩn. Chúng ta sử dụng thẻ vì chúng tiện lợi và an toàn, nay lại phải tránh dùng thẻ vì chúng không tiện lợi và... không an toàn như mong muốn. Chúng ta sử dụng thẻ với lời hứa "thanh toán quốc tế được", nay đi nước ngoài (thậm chí là nước Mỹ!) lại nên tránh dùng thẻ vì sợ rò rỉ thông tin, sợ ngân hàng không hỗ trợ khi có sự cố.

SamsungPay - Giải pháp thanh toán di động tuyệt vời, nay nằm trong tay người Việt - Ảnh 6.

Những bất cập của thẻ tín dụng buộc chúng ta phải nghĩ đến tầng thông tin tiếp theo: liệu có cách nào để bảo vệ luôn cả chiếc thẻ, một cách an toàn hơn là "cất thật kỹ trong ví và... giữ ví thật kỹ"??? Nếu bạn đã từng mua sắm online trên các trang nước ngoài, bạn sẽ biết câu trả lời là "Có. PayPal". Ra đời gần 2 thập niên trước, PayPal là xương sống cho sự trỗi dậy thương mại điện tử tại Mỹ. Từ chỉ một ý tưởng "giấu" thẻ và tài khoản ngân hàng đằng sau một tài khoản khác, PayPal đã trở thành cái nôi cho một loạt huyền thoại công nghệ ra đời: Elon Musk (Tesla, SpaceX), Peter Thiel (Facebook), Steve Chen và Chad Hurley (YouTube), Reid Hoffman (LinkedIn) v...v...

SamsungPay - Giải pháp thanh toán di động tuyệt vời, nay nằm trong tay người Việt - Ảnh 7.

Nhưng không chỉ là "bảo vệ" vật lý.

Nhưng vấn đề là ở chỗ PayPal cũng... chưa hoàn hảo. Mô hình hoạt động như vậy không thực sự hữu ích với cả những tín đồ công nghệ như tôi: trừ mua game trực tuyến ra thì cả smartphone, card VGA, Raspberry Pi hay phím cơ tôi đều mua ở Việt Nam bằng tiền mặt hoặc thẻ. PayPal cho đến nay chủ yếu vẫn hoạt động trên nền web và phần nhiều vẫn là một di sản của thời đại dotcom, khi khái niệm "thông minh" gắn liền với những chiếc PC.

SamsungPay - Giải pháp thanh toán di động tuyệt vời, nay nằm trong tay người Việt - Ảnh 8.

SamsungPay - Giải pháp thanh toán di động tuyệt vời, nay nằm trong tay người Việt - Ảnh 9.

Rõ ràng là khi PC thu nhỏ và kết hợp với điện thoại để trở thành smartphone, con người mới đứng bên bờ của một giải pháp hoàn hảo thực thụ: thanh toán di động. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn có thể ẩn giấu những chiếc thẻ bên trong vật bất ly thân smartphone, vừa an toàn, vừa tiện lợi?

Ấy vậy mà phải hơn nửa thập kỷ sau khi smartphone ra đời, thanh toán di động mới thực sự lên ngôi. Chỉ trong vòng vài tháng, 3 ông lớn của thị trường smartphone là Apple, Samsung và Google lần lượt tung ra các dịch vụ thanh toán trên nền tảng di động của riêng mình.

Sở dĩ smartphone xuất hiện đã lâu nhưng thanh toán di động không lên ngôi là bởi công nghệ không bắt kịp nhu cầu về nghiệp vụ. Đến tận 2014 iPhone mới được trang bị NFC, loại kết nối cần thiết và phù hợp nhất cho thanh toán di động.

SamsungPay - Giải pháp thanh toán di động tuyệt vời, nay nằm trong tay người Việt - Ảnh 10.

Phải tới đầu 2015, giải pháp kết hợp hoàn hảo giữa di động và thanh toán an toàn mới xuất hiện: Samsung Pay.

Vậy thì đâu là lý do khiến Samsung, vốn đã sở hữu NFC từ 2012 trên điện thoại Galaxy cũng phải đợi đến 2015 mới ra mắt Samsung Pay? Câu trả lời là MST. Là loại kết nối có thể nói nôm na là "giả lập" lại tín hiệu từ thẻ tín dụng, MST cho phép Samsung Pay có thể hỗ trợ đến 90% các loại máy bán hàng (PoS) đang lưu hành phổ biến. 10% còn lại sẽ dễ dàng hỗ trợ Samsung Pay nhờ vào các bản cập nhật phần mềm.

Chính sự khác biệt cốt lõi này là lý do giúp Samsung – vốn vẫn là một thế lực phần cứng hơn là phần mềm – có thể cạnh tranh sòng phẳng với Google và Apple trong cuộc chiến di động: trên những chiếc Galaxy cao cấp, Samsung Pay là trải nghiệm thanh toán tiện dụng và an toàn không kém gì Apple Pay hay Android Pay. Quan trọng hơn, khả năng tương thích gần như hoàn hảo với các loại máy móc cũ kỹ (thay vì các terminal riêng) cho phép Samsung Pay có thể dễ dàng vươn xa ra khắp toàn cầu. Đặc biệt nhất, người dùng Việt Nam đã được đón nhận Samsung Pay từ ngày 29/9 vừa qua.

SamsungPay - Giải pháp thanh toán di động tuyệt vời, nay nằm trong tay người Việt - Ảnh 11.

SamsungPay - Giải pháp thanh toán di động tuyệt vời, nay nằm trong tay người Việt - Ảnh 12.

Thực tế thì khi nghe thông tin về Samsung Pay, mối lo lắng lớn nhất của tôi vẫn gắn liền với câu nói "Quan trọng nhất là anh tự bảo vệ thông tin" của bạn nhân viên ngân hàng. Thực tế thì nói vậy không sai, nhưng tôi vẫn tự hỏi mình có cách nào để bảo vệ thẻ ngoại trừ việc dán băng dính vào 3 chữ số mã CVV và yêu cầu bạn nhân viện đó... giảm định mức chi tiêu - nói ở góc độ khác là giảm mức độ tiện dụng của thẻ? 

Samsung có câu trả lời. Cuối tuần vừa qua, tôi để thẻ vào một góc sâu trong két và và đi xem phim tại rạp chiếu phim chỉ với một chiếc Note8 trong tay. Một lần chạm vào cảm biến vân tay để thanh toán. Dĩ nhiên, tôi cũng có thể dùng cảm biến mống mắt, nhưng qua bao năm sử dụng vân tay, tôi vẫn thích cảm giác nhẹ nhàng này hơn.

SamsungPay - Giải pháp thanh toán di động tuyệt vời, nay nằm trong tay người Việt - Ảnh 13.

Ít ai lại ngờ rằng người Việt đã được tận hưởng Samsung Pay trước cả nhiều quốc gia châu Âu.

Quan trọng hơn hết là cái cách mà Samsung bảo vệ số thẻ của tôi qua một kỹ thuật bảo mật đang ngày một phổ biến là tokenization: dịch nôm na là "biến dữ liệu thành vật thay thế". "Vật thay thế" ở đây là một giá trị số được biến đổi từ 16 số thẻ của bạn. Mỗi lần bạn thanh toán bằng Samsung Pay, giá trị mã hóa này sẽ được chuyển giao cho cửa hàng đang nhận thanh toán. Giá trị mã hóa này sẽ được chuyển giao cho TSP, nói đơn giản là dịch vụ đã thực hiện việc chuyển hóa giá trị ban đầu để xác thực bằng một bộ giá trị riêng gọi là "chìa khóa" (chứ không phải để xây dựng lại dữ liệu ban đầu) và trả lại kết quả cho cửa hàng.

Nếu bạn là người làm phần mềm, bạn có thể tham khảo thêm sơ đồ dưới đây hoặc trang dành cho Tokenization tại developer.Samsung.com. Còn nếu bạn chỉ là những người tiêu dùng bình thường, tất cả những giải thích rối rắm này chỉ có một ý nghĩa duy nhất: trong trường hợp cửa hàng bị hack, tất cả những gì hacker có chỉ là một dãy số vô nghĩa. Chúng không thể gửi dãy số này lên TSP để lấy cắp mồ hôi xương máu của bạn.

SamsungPay - Giải pháp thanh toán di động tuyệt vời, nay nằm trong tay người Việt - Ảnh 14.

Sơ đồ workflow "loằng ngoằng" này có một ý nghĩa đơn giản nhưng rất quan trọng: Thẻ của bạn được Samsung bảo vệ an toàn tuyệt đối.

SamsungPay - Giải pháp thanh toán di động tuyệt vời, nay nằm trong tay người Việt - Ảnh 15.

Với Samsung Pay, "quan trọng nhất là anh tự bảo vệ thông tin" sẽ trở thành "anh vừa phải tự cẩn thận, vừa có thể nhờ cậy đến một thế lực công nghệ bảo vệ thông tin thẻ cho anh". Tokenization chỉ là một phần của Samsung Knox, công nghệ liên tục quản lý bảo mật trên điện thoại của bạn để giữ cho thông tin cá nhân được an toàn. Thông tin thẻ cũng được Knox mã hóa và lưu trong một vùng dữ liệu riêng.

SamsungPay - Giải pháp thanh toán di động tuyệt vời, nay nằm trong tay người Việt - Ảnh 16.

Không một hãng Android nào lại sở hữu giải pháp bảo mật riêng như Samsung.

Như thế, bạn được bảo vệ bởi 2 công nghệ bảo mật khó hack nhất hiện nay. Mã hóa là công nghệ mạnh đến mức FBI cũng phải "hục hặc" với gần như toàn bộ Thung lũng Silicon vì không phá được. Thực tế thì tôi vẫn mường tượng rằng thông tin của Knox có thể được phá bằng cách dùng hẳn một server farm chạy trong... vài chục năm chẳng hạn? Nhưng kể cả có như vậy đi chăng nữa, tokenization vẫn sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bạn trong những tình huống giả tưởng: loại công nghệ này được sinh ra để hacker hay AI hay bất cứ thứ gì khác không thể khôi phục lại được giá trị ban đầu – 16 chữ số thẻ của bạn.

SamsungPay - Giải pháp thanh toán di động tuyệt vời, nay nằm trong tay người Việt - Ảnh 17.

Vậy còn điểm yếu nhất trong bất kỳ một cơ chế bảo mật nào – tôi – thì sao? Tôi có thể để bất cẩn đứng nhập mật khẩu trước mặt người lạ, tôi có thể để mất điện thoại. Samsung cũng có câu trả lời: bảo mật sinh trắc học. Bằng dấu vân tay, bằng mống mắt, tôi được bảo vệ trước ngay cả các loại tội phạm có thể nắm giữ mật khẩu hay chiếc Galaxy Note8 của tôi. Trong tình huống để mất, Find My Mobile là giải pháp để xóa sạch dữ liệu riêng tư (bao gồm Pay) trên điện thoại một cách dễ dàng.

SamsungPay - Giải pháp thanh toán di động tuyệt vời, nay nằm trong tay người Việt - Ảnh 18.

SamsungPay - Giải pháp thanh toán di động tuyệt vời, nay nằm trong tay người Việt - Ảnh 19.

Đáng mừng hơn, tương lai không chỉ bao gồm sự tiện dụng và tính bảo mật tuyệt đối: do là một "lớp" thanh toán mới, Samsung Pay có thể mang đến nhiều chương trình ưu đãi trong lúc bạn vẫn đang hưởng ưu đãi thẻ từ ngân hàng. Cách thực hiện này cũng giống như khi tôi mua hàng bằng PayPal có chứa thẻ Visa trên một số trang e-com tại Mỹ: đôi khi, chính PayPal cũng có khuyến mại riêng. Nhưng điều thực sự đáng mừng là ở chỗ, Samsung đang nghiên cứu để áp dụng Samsung Pay cho cả thương mại điện tử.

Thêm nữa, Samsung cũng có thể sẽ áp dụng các chương trình điểm thưởng trong nay mai: với tiềm lực khổng lồ, chẳng có lý do gì gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc không thực hiện các biện pháp khuyến mãi tương tự các thế lực tài chính khác. Trong khi vẫn chỉ là một chương trình Beta, Samsung Pay của tương lai có lẽ sẽ mang đến khả năng các thẻ thành viên M2, Lottemart, Redsun, Gongcha, CGV... của tôi trong tương lai. Sẽ không còn cảnh vợ tôi gắt gỏng hỏi chồng "Thế cái thẻ ở M2 anh đang để đâu? Trong cốp hay trong balo?" hay tôi phải "nhẹ nhàng" nhờ vợ "Em để chỗ voucher này vào túi xách nhé, cần thì bỏ ra dùng, túi quần của anh chật quá".

SamsungPay - Giải pháp thanh toán di động tuyệt vời, nay nằm trong tay người Việt - Ảnh 20.

Mới đây, Lý Nhã Kỳ vừa gây choáng váng giới giải trí khi mua siêu xe 12 tỷ chỉ bằng 1 cú chạm Samsung Pay

Lê Hoàng
Quỳnh.
Theo Trí Thức Trẻ31/08/2017