Khi thập niên 2010 đã đi đến những năm cuối cùng, lịch sử công nghệ thế giới cũng lại chuẩn bị sang trang. Thị trường smartphone bước vào giai đoạn bão hòa, công cuộc kết nối thế giới coi như hoàn thành khi mọi người đều có thể truy cập World Wide Web qua thiết bị bỏ túi. Từ những trung tâm công nghệ toàn cầu như Mỹ, Nhật và Đài Loan cho đến các quốc gia đang phát triển như Việt Nam hay Indonesia, công nghệ thực sự đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống.
Muốn tạo dấu ấn trong thế giới số mới mẻ này, các loại thiết bị thông minh truyền thống như PC và smartphone đang trở nên ngày một nhỏ bé hơn. Người dùng bắt đầu đi tìm những trải nghiệm mới nằm ngoài khái niệm "hi-tech" trước đây. Bởi thế, tương lai lúc này không còn gói gọn trong những chiếc PC hay smartphone nữa, mà nay thuộc về vô số các sản phẩm thuộc danh mục sức khỏe số, giáo dục số, nhà thông minh v...v… Vạn vật kết nối Internet trở thành tôn chỉ phát triển của các công ty hàng đầu, nhằm tiến tới phục vụ người dùng tận tâm hơn.
Với ngành công nghiệp ICT Đài Loan, sự thay đổi này mang một ý nghĩa sống còn. Trong hàng thập kỷ, Đài Loan là "công xưởng hi-tech" của thế giới khi quy tụ phần lớn các công ty lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu như Foxconn, Pegatron, TSMC, AUO. Mỗi trào lưu công nghệ lớn như PC hay smartphone đều phải có bàn tay tham dự của các ông lớn Đài Loan... Ấy thế nhưng, trong gần như mọi trường hợp, chuỗi cung ứng Đài Loan chỉ là kẻ đứng sau làm nền cho các ông lớn của thế giới.
Công nghiệp IoT lên ngôi cũng đồng nghĩa với một cơ hội mới cho Đài Loan. Cuối năm 2016, dự án "Thung lũng Silicon của châu Á" được chính thức khởi động tại Đào Viên với tổng vốn đầu tư 11,3 tỷ đô-la Đài. Mục tiêu được đặt ra là vô cùng to lớn: chiếm 550 tỷ USD trong thị trường Internet-Vạn-Vật trong năm 2025.
3 năm với những nỗ lực không ngừng nghỉ, ngành ICT Đài Loan đã bắt đầu đạt được những thành tựu tầm vóc thế giới: từ đường ray cao tốc có kết nối Internet để theo dõi đảm bảo an toàn cho đến những cỗ máy cho ăn tự động (dành cho thú cưng) hay máy tập chạy kết nối hoàn hảo cùng smartphone, các thương hiệu Đài Loan đã chứng minh rằng những con chip Internet có thể thực sự đi sâu vào đời sống của con người.
Nhưng một thị trường bùng nổ sáng tạo cũng có thể gây khó cho chính người tiêu dùng... Nói đến IoT là nói đến một cuộc sống mới, nơi bất kỳ một vật dụng nào cũng có thể số hóa, Internet hóa... Có sáng tạo tuyệt vời, có sáng tạo dở tệ. Bắt buộc, ngành ICT Đài Loan phải có một biểu tượng, một chứng nhận dành cho những sản phẩm Đài Loan thực sự tuyệt vời, những ý tưởng có thể góp phần đưa con người đi vào kỷ nguyên hậu-smartphone.
Thực tế, trong 1/4 thế kỷ vừa qua, Đài Loan đã có sẵn lời giải cho vấn đề này. Năm 1993, Hiệp hội Phát triển Ngoại thương Đài Loan đưa ra sáng kiến về một chiến dịch giải thưởng mang tên "Taiwan Excellence". Với mục tiêu thúc đẩy và khích lệ sức sáng tạo, ngôi sao Taiwan Excellence được dành tặng cho các sản phẩm thực sự mang tới những giá trị thực sự mới mẻ. Cao cả hơn nữa, Taiwan Excellence mang trong mình trọng trách giới thiệu những sáng tạo từ Đài Loan đến với người tiêu dùng toàn cầu.
Tại Việt Nam, Taiwan Excellence mang một ý nghĩa khác biệt. Người dùng Việt Nam đã quá quen với các thương hiệu Đài Loan như SYM, HTC, D-Link, ASUS, Acer… Trong bối cảnh này, Taiwan Excellence đóng vai trò giới thiệu những sản phẩm nổi bật nhất, ấn tượng nhất, sáng tạo nhất đến người Việt. Tại các sự kiện có sự tham dự của Taiwan Excellence, người dùng Việt Nam được tận hưởng rất nhiều sản phẩm đặc biệt, từ đơn giản như dây rút chịu lực cho đến laptop 2 màn hình, từ đồ chơi cho đến thực phẩm và tai nghe. Đa dạng đến vậy nhưng tất cả các sản phẩm này đều có một điểm chung: chúng đủ xuất sắc để đại diện cho chất lượng và tinh thần đột phá của Đài Loan. Đơn cử, dây rút mà chúng ta vừa nhắc tới có thể chịu lực lên tới 22kg, thậm chí lại được sản xuất xanh và có thể tái sử dụng 1.000 lần.
Nhưng rõ ràng là trong không gian siêu đa dạng của Taiwan Excellence, các sản phẩm ICT sẽ đóng vai trò ngày một quan trọng. Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế về Sản phẩm, Dịch vụ Viễn thông, Công nghệ Thông tin và Truyền thông (Vietnam ICT COMM 2019), Không gian Trải nghiệm Cuộc sống Tuyệt vời cùng Taiwan Excellence đã một lần nữa góp mặt, mang theo loạt thương hiệu và sản phẩm đột phá trong ngành.
Tại Không gian Trải nghiệm Cuộc sống Tuyệt vời cùng Taiwan Excellence trong khuôn khổ triển lãm ICT COMM 2019, người tham dự có thể bắt gặp nhiều sản phẩm chất lượng và từ các thương hiệu quen thuộc. Thermaltek phô diễn bộ tản nhiệt nước ấn tượng, Transcend khoe cả ổ cứng lẫn camera hành trình, T-Force khoe RAM RGB và D-Link khoe router băng tần kép.
Song đáng chú ý hơn cả có lẽ là nỗ lực số hóa, Internet hóa các lĩnh vực vốn không gắn liền với hi-tech. Ông lớn trong làng hiển thị là BenQ ra mắt một tấm màn 4K 65 inch với khả năng điều khiển trực tiếp thông qua các cử chỉ và bút cảm ứng. Đây có thể coi là nỗ lực nhằm "số hóa" bảng viết quen thuộc, tăng khả năng tiếp thu và tương tác của học sinh qua các hoạt động đa dạng. Để đảm bảo tốt nhất cho môi trường giáo dục, BenQ thậm chí còn sử dụng tấm màn kháng khuẩn cho RP654K.
Cùng trong lĩnh vực giáo dục, khách tham quan Không gian Trải nghiệm Cuộc sống Tuyệt vời cùng Taiwan Excellence tại ICT COMM 2019 chắc chắn không thể bỏ qua gian hàng đồ chơi sặc sỡ màu sắc từ thương hiệu Gigo. Nếu đến gần tham quan, họ chắc chắn đã để ý đến "Kids First Coding & Robotics", được thiết kế để trẻ học cái khái niệm về code thông qua đồ chơi trong thế giới thực. Cũng được Gigo giới thiệu là bộ lắp ráp robot với cảm biến ánh sáng, cảm ứng siêu âm cùng động cơ servo và cả bộ điều khiển thông minh có kết nối Bluetooth. Trẻ có thể vừa chơi, vừa tự lập trình và sáng tạo vô số mẫu robot theo trí tưởng tượng của riêng mình.
Trong lĩnh vực sức khỏe, thương hiệu Happy Island ra mắt mẫu tai nghe Beker dành cho người... đi bơi. Điểm đặc biệt của mẫu tai nghe này là sử dụng công nghệ truyền động qua xương, nhờ đó người dùng sẽ "nghe" được âm thanh bằng cách đeo thiết bị sau đầu thay vì nhét tai và đối mặt với nhiều nguy cơ hỏng hóc như tai nghe thường.
Nếu bỏ lỡ ICT COMM 2019, người dùng Việt Nam vẫn có thể dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm hàng đầu từ Đài Loan tại Cửa hàng Taiwan Excellence – Taiwan Excellence Shop (Lầu 3-21, Crescent Mall, 101 Tôn Dật Tiên, Phú Mỹ Hưng, P. Tân Phú, Q7, TP.HCM). Khi người Việt đã quá quen thuộc và đã tin tưởng các thương hiệu Đài Loan (80% người dùng dễ dàng nhận ra các sản phẩm Đài Loan), Taiwan Excellence vẫn hứa hẹn sẽ mang đến nhiều bất ngờ: biểu tượng “Sản phẩm Đài Loan cao cấp” chỉ dành riêng cho những sản phẩm chất lượng nhất, sáng tạo nhất, ấn tượng nhất.
Trong kỷ nguyên công nghệ mới, biểu tượng ấy sẽ lại càng có ý nghĩa hơn nữa. Đến với Taiwan Excellence, người Việt sẽ tận mắt chứng kiến cuộc đại dịch chuyển của nền kinh tế sáng tạo bậc nhất hành tinh, từ những món đồ công nghệ số truyền thống nay đã tiến thêm một bước để trở thành Vạn Vật Kết nối Internet. Một cuộc sống số mới mẻ, tốt đẹp hơn đã chớm bắt đầu, và Taiwan Excellence là cánh cửa dẫn vào cuộc sống mới ấy.