Chất lượng mà công nghệ QLED mang lại đã thực sự thuyết phục được tôi, từ màu sắc trung thực cho đến góc nhìn, và bên cạnh đó còn là cả về thiết kế vô cùng tinh tế, đẹp mắt.
Từ thời TV màn hình lồi cho tới TV QLED, công nghệ đã có những bước tiến thần kỳ như thế này đây - Ảnh 1.

Từ thời TV màn hình lồi cho tới TV QLED, công nghệ đã có những bước tiến thần kỳ như thế này đây - Ảnh 2.

à nếu nói về "tuổi đời", TV đã trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, thay đổi kể cả hình thức bên ngoài lẫn công nghệ bên trong. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ cách đây hơn 20 năm, chiếc TV ở nhà Nội trông to cồng kềnh và màn hình lồi, nhưng chỉ cần mở được kênh ca nhạc hoặc hoạt hình là thích mê lắm rồi. Thời còn nhỏ mà, ai lại nghĩ đến chuyện hình ảnh phải nét căng, âm thanh phải sống động đâu nhỉ.

Từ thời TV màn hình lồi cho tới TV QLED, công nghệ đã có những bước tiến thần kỳ như thế này đây - Ảnh 4.

Thế rồi khi ta lớn lên, công nghệ cũng theo năm tháng không ngừng thay đổi, những chiếc TV màn hình phẳng bắt đầu ra đời. Tuy nhiên nó vẫn là một cục vuông khá to, nặng và muốn đặt trong phòng thì lại tốn nhiều diện tích. 

Sau đó, khi nhu cầu con người cần sự mỏng nhẹ hơn, các loại TV LCD dần ra đời và thay thế kiểu "hình hộp" truyền thống. Đây là một bước tiến vượt bậc, biến chiếc TV vốn thô kệch ngày trở nên gọn gàng hơn và trở thành chuẩn mực của TV thời đại mới.

Từ thời TV màn hình lồi cho tới TV QLED, công nghệ đã có những bước tiến thần kỳ như thế này đây - Ảnh 5.

Hơn nữa, với những chiếc TV LCD mỏng nhẹ này, người dùng có thể dễ dàng treo nó lên tường, tiết kiệm không gian trong phòng cũng như đem lại thẩm mỹ cao hơn. Chất lượng hình ảnh lúc bấy giờ cũng bắt đầu có sự thay đổi như HD và rồi đến Full HD. Những tưởng như thế này đã là đẹp lắm rồi, nhưng công nghệ vẫn không ngừng thay đổi, và chính vì thế nhu cầu của chúng ta về cái đẹp lại càng đi lên.

Một chiếc TV giờ đây không chỉ cần đẹp ở vẻ bề ngoài, nó cần cả một sự thay đổi ở bên trong, tức là công nghệ hiển thị lẫn chất lượng âm thanh, hay nói cách khác đem lại cho người dùng sự trải nghiệm phải luôn được tốt hơn. 

Và rồi, công nghệ OLED được ra đời với nhiều ưu điểm ấn tượng, giúp TV trở nên mỏng hơn nữa, nhưng nó vẫn còn một số hạn chế và thứ cản đường lớn nhất của OLED khi đến được tay người dùng chính là giá thành còn quá cao. Trong thời điểm đó, người dùng nếu không có khả năng đến với OLED, họ buộc lòng phải quay trở về với TV sử dụng tấm nền LED và chờ thời cơ mới. May thay, dòng xoáy công nghệ lại tiếp tục xoay chuyển và QLED lại ra đời, một công nghệ mới được Samsung giới thiệu vào đầu năm 2017 và có tham vọng chinh phục người dùng với nhiều ưu điểm vượt trội cũng như có giá thành cạnh tranh hơn OLED.

Từ thời TV màn hình lồi cho tới TV QLED, công nghệ đã có những bước tiến thần kỳ như thế này đây - Ảnh 6.

Từ thời TV màn hình lồi cho tới TV QLED, công nghệ đã có những bước tiến thần kỳ như thế này đây - Ảnh 7.

Đầu tiên cần phải nói qua về ngoại hình trước đã, bởi trước khi bạn bật một chiếc TV lên trải nghiệm, thứ "đập" vào mắt bạn ban đầu vẫn chính là vẻ đẹp bên ngoài của nó. Và nếu như bạn đã từng để ý qua một số sản phẩm TV khác của Samsung, chắc hẳn cũng biết họ luôn trau chuốt và hoàn thiện vẻ đẹp này đến nhường nào. Cũng không làm người dùng thất vọng, Samsung tiếp tục cải thiện hơn nữa trong khâu thiết kế và cho ra đời chiếc QLED này với vẻ đẹp thật khó cưỡng.

Từ thời TV màn hình lồi cho tới TV QLED, công nghệ đã có những bước tiến thần kỳ như thế này đây - Ảnh 8.

Viền màn hình của chiếc TV này rất mỏng, cảm giác như bạn đang nhìn vào một tấm gương hay một bức tranh hơn là một chiếc TV truyền thống mà bạn từng biết đến. Khung viền của TV cũng được làm bằng kim loại sáng bóng, góp phần tô điểm thêm cho sản phẩm sự chắc chắn và sang trọng khi đặt vào phòng khách. Cũng không quên nói thêm phần chân đế, tuy rằng ban đầu lắp ráp hơi khó khăn nhưng khi hoàn chỉnh rồi thì bạn sẽ không khỏi xuýt xoa vì độ "hợp tông" của nó với TV.

Từ thời TV màn hình lồi cho tới TV QLED, công nghệ đã có những bước tiến thần kỳ như thế này đây - Ảnh 9.

Không giống như những chân đế truyền thống trước đây, chân đế của Samsung QLED được làm từ 2 thanh càng hình trụ, thon, gọn nhưng vô cùng chắc chắn. Trước khi lắp, tôi đã rất lo sợ phần chân này sẽ yếu và không đủ sức chống, nhưng tôi đã lầm to. Dù có xoay chuyển phần thân TV thế nào, chân đế ở dưới tuy nhỏ nhoi thế kia lại vô cùng chắc chắn. 

Điểm nhấn tiếp theo mà Samsung đưa vào sản phẩm mới của mình chính là One Connect. Đây chính là nét tinh tế nhất giúp TV QLED này vượt tầm so với các sản phẩm khác. Nếu như trước đây đã quen với việc TV phải cắm hàng tá dây cáp phức tạp thì giờ đây có lẽ đã đến lúc bạn nên thay đổi. Tại sao chúng ta phải cắm quá nhiều dây rườm rà vào phía sau lưng TV? Dù cho treo tường hay đặt trên bàn vẫn khiến nó mất đi giá trị thẩm mỹ không ít, hãy thừa nhận điều này. 

Vì thế, khi thấy được giải pháp One Connect của Samsung, tôi đã mừng thầm khi cuối cùng rồi TV cũng đã đến lúc cần phải hiện đại đúng nghĩa như thế này. Chỉ với một sợi dây cáp mỏng nhỏ kết nối với TV, những thứ dây cáp khác từ đầu đĩa, dàn âm thanh hay set-top-box đều được kết nối qua chiếc hộp One Connect màu đen. Điều này giúp cho việc treo TV lên tường hay đặt trên bàn cũng vẫn giữ được nét thẩm mỹ tối đa, bởi sợi dây cáp kia rất mỏng và nhỏ đến nỗi khó có ai nhận ra nếu không đến gần.

Từ thời TV màn hình lồi cho tới TV QLED, công nghệ đã có những bước tiến thần kỳ như thế này đây - Ảnh 10.

Như đã nói ở trên, ngoại hình thôi chưa đủ, cái chính vẫn là chất lượng hiển thị và trải nghiệm ra sao. Sử dụng công nghệ Quantum Dot, hay còn gọi là chấm lượng tử, Samsung tự tin sản phẩm của mình đem lại cải tiến vượt trội. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn có thể thể hiện chính xác đến 100% dải màu sắc (Color Volume) - mức hiển thị cao nhất trên thị trường hiện nay. Và tất nhiên, tôi đã thử ngay một số video chuẩn 4K để đánh giá thực hư quảng cáo của họ và kết quả thật ngoài sức tưởng tượng.

Video của Samsung giải thích về chấm lượng tử.

Với chuẩn HDR được tích hợp trong chiếc TV này, màu sắc khi xem phim sẽ càng được mở rộng và trung thực hơn. Các mảng sáng tối của hình ảnh luôn được rõ ràng, không bị chồng lấn lên nhau hoặc bị át màu nhau, đây chính là điểm mạnh để người xem có thể cảm nhận được hết nội dung hình ảnh mà bộ phim muốn truyền tải.

Từ thời TV màn hình lồi cho tới TV QLED, công nghệ đã có những bước tiến thần kỳ như thế này đây - Ảnh 12.

Cụ thể khi xem một số video có độ chênh lệch sáng-tối lớn, các vùng sáng quá hoặc tối quá sẽ bị mất chi tiết rất nhiều ở các dòng TV không hỗ trợ HDR. Tuy nhiên với công nghệ QLED cùng HDR trên chiếc TV này, tôi có thể thấy rõ được các chi tiết ở hai mảng ánh sáng khác nhau. Ngoài ra, với độ sáng lên đến 1.500 - 2000 nit cũng giúp cho chiếc TV này đảm bảo được khả năng hiển thị chính xác và đầy đủ màu sắc ở những điều kiện sáng khác nhau trong phòng. 

Như bức ảnh ở trên, bạn có thể thấy dải màu được hiển thị cực kỳ tốt. Lưu ý thêm rằng lúc này phòng đang mở đèn và lúc đầu khi chưa bật TV lên thì bị phản chiếu ánh đèn rất nhiều. Khi đó chúng tôi nghĩ rằng rất có thể điều này làm ảnh hưởng đến việc hiển thị, nhưng không, chiếc TV này vẫn cho hình ảnh nét căng, đầy đủ và không bị chói khi mở lên. 

Độ tương phản lẫn màu sắc được hiển thị rất "no" và đã mắt. Bạn có thể thấy vùng màu đen rất sâu, không bị ánh xám mờ mờ như một số sản phẩm khác và đây chính là điều khác biệt của QLED so với các màn TV khác trên thị trường.

Từ thời TV màn hình lồi cho tới TV QLED, công nghệ đã có những bước tiến thần kỳ như thế này đây - Ảnh 13.

Một điểm cũng không nên bỏ qua chính là góc nhìn của một chiếc TV. Tôi vẫn còn nhớ như in thời còn dùng TV màn hình phẳng "hình hộp", cả nhà khi ngồi xem phim là phải chen nhau ở ghế sofa đối diện mới có thể thấy được hết hình ảnh mà nó hiển thị. Bởi nếu có ngồi ở một góc xéo nào đó, tôi và các thành viên trong gia đình sẽ rất khó trong việc đọc chữ hoặc xem nội dung trên TV. Thế nên khi dùng QLED, tôi đã cẩn trọng với điều này và không quên thử nghiệm xem khả năng của công nghệ QLED có giúp cải tiến được góc nhìn hay không và quả thật là đã rất ấn tượng.

Từ thời TV màn hình lồi cho tới TV QLED, công nghệ đã có những bước tiến thần kỳ như thế này đây - Ảnh 14.

Tôi đã thử ngồi ở nhiều vị trí khác nhau trong một căn phòng, có thể nhận xét rõ ràng rằng TV QLED này cho khả năng hiển thị rất tuyệt vời, không hề có hiện tượng tối góc hoặc mờ nhoè. Thậm chí dù ngồi ở vị trí gần như 160 - 170 độ so với màn hình TV nhưng vẫn có thể thấy được chi tiết nhân vật trong phim như hình dưới đây.

Từ thời TV màn hình lồi cho tới TV QLED, công nghệ đã có những bước tiến thần kỳ như thế này đây - Ảnh 15.

Nhìn chung, sau hơn 100 năm phát triển, nếu như nhìn nhận sự thay đổi TV trắng đen sang màu và từ màn hình lồi sang màn hình LCD mỏng phẳng là hai bước tiến lớn thì sự ra đời của QLED chính là bước tiến thứ 3 mà chúng ta không nên bỏ qua. Chất lượng mà công nghệ QLED mang lại đã thực sự thuyết phục được tôi, từ màu sắc trung thực cho đến góc nhìn, và bên cạnh đó còn là cả về thiết kế vô cùng tinh tế, đẹp mắt. Nếu như việc lựa chọn một chiếc TV OLED khiến bạn phải đắn đo về giá cả, thì TV công nghệ QLED sẽ đáp ứng cho bạn về giá phải chăng cũng như hiệu năng không thua kém, thậm chí có thể nói là tốt hơn.

 Tuấn Lê
Quỳnh.
Theo Trí Thức Trẻ08/06/2017