Theo nhiều cách, 4K đã trở thành một bước đệm dễ quên của thị trường hiển thị. Nhưng, để có thể bỏ qua 4K và đặt chân vào kỷ nguyên 8K, thế giới cần có một công nghệ đặc biệt mà không phải gã khổng lồ hiển thị nào cũng làm được: trí thông minh nhân tạo.
Tương lai của TV: 4K là chưa đủ, 8K mới là đích đến hoàn hảo - Ảnh 1.

Mới chỉ cách đây 10 năm, độ phân giải tiêu chuẩn của cả thế giới hiển thị vẫn còn là DVD. Sự trỗi dậy của mạng Internet đã giúp cho người dùng Việt cũng như người dùng toàn cầu lần đầu tiên được tận hưởng trải nghiệm thực sự sắc nét trên màn hình lớn, khi các độ phân giải 720p (HD) và 1080p (Full HD) lần lượt lên ngôi.

Thế rồi, 5 năm trước, khi TV 46-55 inch bắt đầu trở nên phổ biến, cột mốc độ phân giải tiếp theo lại xuất hiện: 4K (Ultra HD). Với số lượng pixel cao gấp 4 lần Full HD, 4K nhanh chóng mang tới cho người dùng một trải nghiệm “mãn nhãn” mới và một... vấn đề nan giải: cả Hollywood, cả các nhà mạng lẫn các nhà sản xuất phần cứng đều chưa sẵn sàng cho 4K. Các thiết bị quay phim chuyên nghiệp và các thước phim cũ rất khó có thể được chuyển sang 4K - kể cả trong trường hợp các studio sẵn sàng cung cấp các nội dung này, băng thông mạng và thiết bị phát của người dùng chưa chắc đã đáp ứng được 4K.

Tương lai của TV: 4K là chưa đủ, 8K mới là đích đến hoàn hảo - Ảnh 2.
Tương lai của TV: 4K là chưa đủ, 8K mới là đích đến hoàn hảo - Ảnh 3.

Đáng tiếc rằng công nghệ sẽ không đứng yên chờ đợi bất cứ ai cả. Gần như đơn thương độc mã, các nhà sản xuất TV tiếp tục đưa công nghệ hiển thị của mình đặt chân lên 4K, giúp độ phân giải “siêu nét” này có thể chạm tay mọi đối tượng người dùng. Trong năm 2018, nếu muốn sở hữu một chiếc TV 4K từ nhà sản xuất số 1 thế giới, bạn chỉ cần bỏ ra chưa đến 15 triệu đồng. Ngay cả trải nghiệm 4K trên tấm nền QLED tân tiến cũng có giá khởi điểm chưa đến 30 triệu đồng.

Chính bản thân QLED cũng là minh chứng rõ rệt cho thấy công nghệ hiển thị không thể chờ đợi giới nội dung bắt kịp về yêu cầu độ phân giải. Sử dụng Chấm Lượng Tử, TV QLED mang tới khả năng tái hiện 100% dải màu với màu đen đặc biệt “sâu” và chân thực. Độ sáng tối đa cũng được nâng tới mức 4000 nit, độ trễ tín hiệu đầu vào được giảm còn 15ms giúp cho game thủ hay fan bóng đá có thể thoải mái tận hưởng thú vui mà không cần lo bóng hình (shadowing). So với OLED, QLED cũng vượt trội hơn hẳn nhờ “miễn nhiễm” với hiện tượng lưu ảnh gây khó chịu cho người xem và giảm tuổi thọ cho người dùng.

Tương lai của TV: 4K là chưa đủ, 8K mới là đích đến hoàn hảo - Ảnh 4.

Nhờ những thế mạnh vượt trội ấy, doanh số TV QLED năm 2018 đang rất khả quan. Theo thống kê của hãng nghiên cứu thị trường rất uy tín GfK, chỉ tính riêng tại thị trường Việt Nam từ đầu năm tới nay, số lượng TV QLED bán ra đã đạt mốc trên 15 nghìn chiếc, gần gấp đôi đối thủ TV OLED (8 nghìn chiếc). Đây là minh chứng rõ ràng cho thấy người dùng ủng hộ TV QLED đến như thế nào.

Trên gần như tất cả các khía cạnh, QLED là bước tiến tiếp theo của công nghệ hiển thị. Chỉ duy nhất một con số chưa được QLED phát huy hết tiềm năng: độ phân giải, con số đã luôn đóng phần quan trọng trong cuộc chiến hiển thị của suốt 1 thập kỷ qua.

Tương lai của TV: 4K là chưa đủ, 8K mới là đích đến hoàn hảo - Ảnh 5.

Q900R, mẫu QLED đầu bảng vừa được Samsung vén màn tại sự kiện IFA 2018 (Barcelona) chính là bước tiến tất yếu của cuộc chiến hiển thị. Với kích cỡ tối đa lên tới 85 inch và độ phân giải đạt mốc 8K, Q900R tận hưởng đầy đủ các lợi thế của QLED trên trải nghiệm mãn nhãn nhất: lớn nhất và sắc nét nhất.

Dĩ nhiên, đó là trong trường hợp người dùng có nội dung 8K để hiển thị. Xét tới tình cảnh hiện tại của các dịch vụ phát (stream) chất lượng cao cũng như giới hạn sức mạnh của các thiết bị phát tại gia, các máy game console hay thậm chí là PC, đó sẽ là một thử thách gần như bất khả kháng.

May mắn là Samsung đã ngay lập tức có lời giải. Ngay từ đầu năm, hãng TV số 1 thế giới đã vạch ra hướng đi cho toàn bộ thị trường hiển thị: thay vì người dùng phải tự tìm kiếm nội dung “siêu nét”, Samsung sẽ dùng AI để nâng cấp trải nghiệm hình ảnh HD thông thường lên 8K.

Tương lai của TV: 4K là chưa đủ, 8K mới là đích đến hoàn hảo - Ảnh 6.

Cho dù không một gã khổng lồ công nghệ nào khác có thể theo đuổi hướng đi tương tự, phương thức nâng độ phân giải (upscale) của Samsung thực chất lại vô cùng dễ hiểu và trực quan. Mỗi chiếc Q900R xuất xưởng sẽ chứa một hệ thống xử lý thông minh, chứa sẵn một kho hình ảnh độ phân giải thấp. Mỗi bức hình trong kho dữ liệu này đại diện cho một phân loại khung hình nhất định, một phương thức upscale riêng.

Trong quá trình hiển thị thực tế, bộ xử lý của Q900R sẽ phân tích các khung hình trong video của người dùng và so sánh với các khung hình trong kho dữ liệu. Từ đó, Q900R sẽ chọn ra phương thức nâng độ phân giải tốt nhất trên từng khung hình: thể thao, tin tức, game, phim v...v... Tổng cộng, Q900R thực hiện xử lý hình ảnh tới 64 lần, đảm bảo cho các nội dung tạo ra sắc nét, chi tiết và ít nhiễu nhất có thể.

Tương lai của TV: 4K là chưa đủ, 8K mới là đích đến hoàn hảo - Ảnh 7.
Tương lai của TV: 4K là chưa đủ, 8K mới là đích đến hoàn hảo - Ảnh 8.

Kết quả tạo ra đã khiến ngay cả giới chuyên môn cũng phải ngỡ ngàng: trang đánh giá Rtings đưa ra nhận xét rằng ngay cả hình ảnh 8K đến từ những chiếc đĩa DVD độ phân giải thấp cũng sẽ được TV Q9 tái tạo ở mức “tốt”, trong khi hình ảnh tái tạo từ 1080p “sắc nét và chi tiết”. Thật khó tin, nhưng khi thế giới từ 1080p và 4K bước chân lên 8K, chúng ta sẽ không phải chịu đựng những khung hình vỡ nhòe nhoẹt như khi nâng cấp từ DVD lên Full HD nữa.

Tiềm năng của công nghệ này là cực kỳ to lớn. Hiện tại, các mẫu PC game mạnh mẽ nhất cũng chật vật mới có thể hiển thị hình ảnh 4K trong khi thế hệ game console hiện tại đôi lúc còn không hiển thị nổi 1080p (một số thiết bị chọn giảm độ phân giải để nâng số khung hình/giây). Cơ chế upscale được thực hiện ngay trên TV sẽ giúp game thủ có thể thoải mái tận hưởng trải nghiệm game siêu mượt mà không cần phải đánh đổi độ sắc nét của hình ảnh.

Có lẽ, phải ít nhất 1 thập niên nữa thì các mẫu game console hay PC gaming mới có thể tạo ra trải nghiệm 8K ở mức 60fps. Nhưng Q900R thì đã sẵn sàng mang đến trải nghiệm này ngay từ bây giờ.

Tương lai của TV: 4K là chưa đủ, 8K mới là đích đến hoàn hảo - Ảnh 9.

Các nội dung khác cũng sẽ nhận được lợi thế tương tự từ đột phá của Samsung. Trong những ngày... đứt cáp chẳng hạn, tín đồ YouTube hay Netflix vẫn có thể thoải mái tận hưởng trải nghiệm 8K bằng cách chọn độ phân giải “chỉ” 720p hay thập chí là 480p trên các dịch vụ streaming này.  Mỗi buổi tối, bạn cũng có thể theo dõi các game show ưa thích ở mức 8K ngay trên Q900R trong khi nhà đài chỉ phát sóng 1080p mà thôi.

Ngoại trừ Samsung, chưa có một nhà sản xuất nào lại quyết tâm chạy theo các giá trị “vì người dùng” đến vậy. Gã khổng lồ Hàn Quốc hiểu rõ rằng một chiếc TV màn hình 8K mà không có nội dung 8K sẽ chẳng thể chinh phục được bất kỳ một tín đồ khó tính nào cả. Và trong lúc các nhà sản xuất nội dung, các nhà sản xuất phần cứng vẫn chưa thể bắt kịp cuộc đua độ phân giải, Samsung đã tự nhận trọng trách về phía mình. Từ các nội dung HD thông thường, Samsung đã sử dụng loại công nghệ phần mềm tân tiến nhất thế giới để tạo ra nội dung 8K chân thực nhất, sắc nét nhất và tự nhiên nhất.

Và chiếc Q900R chính là minh chứng cho triết lý “vì người dùng” của Samsung.

Lê Hoàng
Tom
Theo Trí Thức Trẻ24.09.18