Một tương lai mới sẽ mở ra. Từ chỗ cách mạng hóa thị trường smartphone và rồi chìm khuất, Xiaomi nay đã trở thành một kẻ đặt cược vào tương lai hậu-smartphone. Bởi, bất kể là nồi cơm điện hay vòng đeo luyện tập, là xe đạp xếp hay robot hút bụi, tất cả đều quay trở lại một trái tim duy nhất: sản phẩm mang mác của Xiaomi phải được điều khiển bằng phần mềm smartphone.
Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 1.
Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 2.

ó lẽ, trong một thế giới smartphone chuyển biến quá nhanh, ít người     sẽ nhận ra rằng đây không phải là lần đầu tiên cả thế giới cùng tấp nập bàn luận chuyện "trị giá của Xiaomi". Năm 2014, sau khi sức hấp dẫn của Mi 3 chính thức đưa Xiaomi lên bản đồ thế giới và sánh ngang cùng Apple và Samsung, hãng smartphone Trung Quốc cũng chính thức trở thành "startup trị giá lớn nhất thế giới" ở mốc 46 tỷ USD.

Thế rồi, doanh số năm 2015 thấp hơn hẳn 30% so với mục tiêu đầu năm. Năm 2016, tình cảnh càng trở nên bi đát hơn khi hết năm CEO Lei Jun buộc phải ngừng công bố số lượng Mi phone đã bán ra.

Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 4.

Với người Trung Quốc, có lẽ không có sự đả kích nào hơn là không có những con số khủng để công bố. Từ một đất nước được mệnh danh là "công xưởng hàng nhái", Trung Quốc đã trở thành thị trường hi-tech màu mỡ nhất thế giới, đôi khi còn vượt mặt cả Mỹ. Chỉ trong một ngày Lễ Độc Thân, Alibaba đã có thể đạt doanh số cao gấp 10 lần doanh số của Amazon trong 2 ngày Black Friday và Cyber Monday. Tháng 11, gã khổng lồ Internet của Trung Quốc là Tencent đã vượt mặt cả Facebook về trị giá thị trường.

Gần cuối năm 2014, Xiaomi đã từng thực hiện một cuộc lật đổ tương tự. Quý 3 năm đó, "Tiểu Mễ" vượt mặt Samsung để trở thành thương hiệu smartphone bán chạy nhất Trung Quốc.

Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 5.
Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 6.

Tên tuổi của Lei Jun cũng bắt đầu được báo giới đào bới từ thời điểm này. Tốt nghiệp đại học Vũ Hán, ông Jun khởi nghiệp tại Kingsoft, một công ty phần mềm tại thời điểm 1992 vẫn là một startup như Xiaomi ngày nay. Trong những năm sau đó, Jun được coi là tác nhân chính cho sự lớn mạnh của Kingsoft tại Bắc Kinh và được bổ nhiệm vào ghế CEO năm 1998.

Thế nhưng, ngay từ thập niên 1990, Kingsoft đã không thể giữ vững vai trò số 1 tại Trung Quốc khi trào lưu Internet bùng nổ quá đột ngột. Tencent và Netease lên ngôi, phần mềm nhường chỗ cho các trang web, Kingsoft thụt lùi dần. CEO Lei Jun từ bỏ ghế lãnh đạo vào năm 2007, ngay sau khi Kingsoft lên sàn chứng khoán Hong Kong với một con số đáng thất vọng.

Sau 5 năm đầu tư mạo hiểm (và khi đã thành lập Xiaomi được 2 năm), Jun mới trở về Kingsoft ở chiếc ghế chủ tịch. Trong một cuộc hội thảo, vị CEO cũ bùi ngùi hồi tưởng: "Khi tôi làm CEO Kingsoft những năm 90, chủ tịch Tencent Ma Huateng và chủ tịch NetEase William Ding mới chỉ là webmaster".

Chính vào lúc này, Lei Jun lần đầu tiên biến mình trở thành Steve Jobs thứ hai: gây dựng, bỏ đi và quay trở lại, hồi sinh công ty cũ. Chìa khóa của Jun nằm trong hai chữ "mi". Trong một cuộc phỏng vấn có tựa đề "Công thức thành công 45 tỷ USD của Xiaomi (không phải là copy Apple)", Lei Jun lý giải ý nghĩa của "Mi": "Mobile Internet".

Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 7.

Những năm tiếp theo, Kingsoft liên tiếp mở rộng các mảng kinh doanh truyền thống (game online, phần mềm bảo mật, phần mềm văn phòng) lên lĩnh vực di động. 2 công ty anh em dưới cùng sự lãnh đạo của tỷ phú Lei Jun nhanh chóng nhận được sự tương trợ tất yếu: khi những chiếc smartphone cấu hình cao giá rẻ lên ngôi, game di động cũng bùng nổ. Đặc biệt, khi hàng chục triệu người mua smartphone Mi, nhu cầu lưu trữ trên đám mây liên kết của Kingsoft cũng vì thế mà gia tăng.

Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 8.

Năm 2016, Kingsoft đạt lợi nhuận kỷ lục nhờ game di động. Kết thúc 2017, trị giá thị trường của Kingsoft đã vươn lên 4,5 tỷ USD. Trong quý gần đây nhất, doanh thu của cả công ty tăng trưởng mạnh mẽ với trọng tâm là dịch vụ đám mây tăng tới 80% so với cùng kỳ 2016.

Cuộc hồi sinh thần kỳ của Kingsoft không phải là lý do vì sao Lei Jun được cả thế giới gọi là "Steve Jobs của châu Á". Cuối năm 2012, khi Xiaomi bắt đầu ghi danh lên bảng vàng thế giới, vị CEO gốc Vũ Hán trả lời trong một cuộc phỏng vấn với Reuters: "Truyền thông Trung Quốc thường gọi tôi là Steve Jobs".

Dĩ nhiên, là một bậc thầy về truyền thông, Lei Jun cũng biết "đệm" thêm một câu không mấy bất ngờ: "Nhưng Xiaomi và Apple là hai công ty khác hẳn nhau".

Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 9.
Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 10.

Gần 2 năm sau, kết thúc năm lịch sử 2014, khi Xiaomi vượt mặt một loạt các ông lớn đình đám để trở thành smartphone, Lei Jun gần như đi ngược lại hoàn toàn tuyên bố của mình. Cuối tháng 7, sân khấu của Xiaomi tại Bắc Kinh sáng bừng dòng chữ "One more thing...". Câu nói từng gắn liền với những sản phẩm để đời của Apple, nay được một hãng Trung Quốc sử dụng để ra mắt một sản phẩm mang tên "Mi 4".

Và đứng dưới dòng chữ huyền thoại ấy là Lei Jun trong một chiếc áo phông màu đen và một chiếc quần bò xanh bạc giản dị.

Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 11.

Không cần phải nói, báo giới công nghệ toàn cầu gần như bùng nổ vì sự sao chép của Xiaomi. Trả lời phỏng vấn, Hugo Barra, giám đốc phát triển toàn cầu của Xiaomi và cũng là một cựu nhân viên cao cấp của Google, chữa cháy: "Tôi quá mệt mỏi và chán nản khi người ta nói những điều thái quá".

Song, sự thật không thể chối cãi là Xiaomi đang có nguồn cảm hứng rõ rệt từ Apple. Chiếc Mi 4 có những lát cắt đặc trưng của iPhone 5 mà Samsung không hề... học hỏi.

Khi ấy, những lời chỉ trích gay gắt (và chính xác) nhất cũng không thể ngăn cản con đường tiến của Apple Trung Quốc. Năm 2014, với doanh số 61 triệu máy và vị trí thứ 3 toàn cầu – vượt mặt cả gã khổng lồ Huawei, Xiaomi đang vươn mình trở thành một câu chuyện cổ tích. Người ta nói rất nhiều về cái cách Lei Jun đã phá bỏ mô hình kinh doanh điện thoại trước đến nay: bằng doanh thu từ phần mềm (MIUI và chợ ứng dụng riêng), Xiaomi sẵn sàng đem cấu hình đầu bảng lên mức giá tầm trung hay thậm chí là tầm thấp. Và, người ta cũng nói rất nhiều về cái cách Xiaomi sử dụng Internet: chỉ bán qua mạng, chỉ tập trung bán thành từng đợt flash sale, công ty của Lei Jun dễ dàng cắt giảm được chi phí logistics nhưng vẫn kiểm soát được nhu cầu từ khách hàng.

Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 12.

Một cơn sốt mới nổ ra. Tư duy chạy đua cấu hình từng được các tên tuổi Android tiên phong như Samsung hay HTC khởi xướng nay đã quay ra biến họ trở thành những cái tên thừa thãi tại Trung Quốc. Đến hết 2017, khi CEO DJ Koh tuyên bố đã "sửa" được những điều đã làm sai tại thị trường smartphone số 1 thế giới, thị phần của Samsung vẫn chỉ lẹt đẹt ở mức... 2%.

Bản chất cuộc chơi smartphone tại Trung Quốc đã bị Xiaomi thay đổi, và Samsung vĩnh viễn không còn thuộc về cuộc chơi mới.

Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 13.

Bước sang năm 2015, Xiaomi hùng dũng tuyên bố sẽ bán được 100 triệu smartphone. Thế rồi, tháng 7/2015, trên sân khấu Bắc Kinh, Huawei vén màn Honor 7 với màn hình Full HD, thân kim loại, vi xử lý 8 nhân có sức mạnh không quá thua kém Snapdragon 810, 3GB RAM, camera 20MP cảm biến Sony ở mức giá chỉ khoảng 320 USD.

Thật trớ trêu, 3 chiến lược do Xiaomi khởi xướng (cấu hình cao giá rẻ, tập trung bán hàng online và flash sale) nay đã trở thành 3 chiến lược của Huawei. Điểm khác biệt lớn nhất giữa Xiaomi và Honor? Huawei đã có sẵn mạng lưới phân phối rộng rãi trên toàn cầu. Và, Huawei cũng có một công ty con chuyên thiết kế chip.

Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 14.

Bất lợi nối tiếp bất lợi. Năm 2015, 2 hãng con của BKK Electronics là OPPO và Vivo bỗng dưng vươn lên mạnh mẽ bằng mạng lưới bán hàng rộng khắp. Khả năng chạm tay vào các vùng đất xa xôi của Trung Quốc, đặc biệt là các vùng quê chưa có thói quen sử dụng Internet mua hàng đã giúp cho OPPO và Vivo nhanh chóng vượt mặt Xiaomi tại Trung Quốc và trên toàn cầu.

Đó vẫn chưa phải sự đả kích lớn nhất. Tháng 5/2015, số liệu của nhiều tổ chức nghiên cứu thị trường cho thấy thị trường smartphone Trung Quốc đã ngừng tăng trưởng. 8 năm sau ngày Steve Jobs vén màn smartphone, cuộc lật đổ của smartphone dành cho Nokia đã đi đến hồi kết; cuộc đua nay chuyển từ thu hút người mua mới sang nâng cấp.

Cũng chính vào thời điểm này, giá trung bình của một chiếc smartphone bán ra tại Trung Quốc tăng tới 37%. Lý do rất đơn giản: người hâm mộ đang đổ xô đi mua những chiếc iPhone cỡ lớn đầu tiên của Apple.

Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 15.

Mục tiêu doanh số của Xiaomi trong năm 2015 nhanh chóng bị cắt giảm còn 80 triệu máy. Ấy vậy mà đến cuối năm, doanh số thực sự của những chiếc smartphone Mi cũng chỉ đạt 70 triệu.

Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 16.

Không dưới một lần, Lei Jun đã hồi tưởng lại những ngày tháng đen tối tại Kingsoft:

Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 17.

Xiaomi được thành lập để chạy theo cơn sốt smartphone của những năm đầu thập niên 2010. Nhưng trào lưu bán hàng online của Tiểu Mễ rõ ràng không phải là chìa khóa vàng cho thành công vĩnh viễn. Khi thị trường không còn tăng trưởng và chuyển dần sang hướng nâng cấp, các sản phẩm cao cấp mới là đích đến của người tiêu dùng. Xiaomi của những năm đầu tiên chỉ có một lá bài duy nhất – thu hút bằng cấu hình. Khi giá bán tăng cao và nhu cầu của người dùng thành thị từ chỗ cấu hình trở thành trải nghiệm và tính năng, khi nhu cầu mua sắm từ online trở về với các cửa hàng vật lý, Xiaomi đã lúng túng không thể nhìn ra hướng đi.

Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 18.

Kết thúc năm 2016, doanh số Mi được dự tính chỉ vào khoảng 41 triệu máy. Lei Jun thậm chí còn không dám đưa ra con số chính thức, thay vào đó chỉ ngậm ngùi chữa cháy.

Chính vào lúc này, cứu cánh xuất hiện. Mục đích ngắn hạn của chúng: giải quyết điểm yếu lớn nhất của Xiaomi khi đấu cùng Huawei và OPPO/Vivo. Trong nửa đầu của năm 2015, Hạt Gạo Nhỏ đã thành lập 19 cửa hàng vật lý mang tên "Mi Home" tại Trung Quốc Đại Lục.

Dĩ nhiên, những chiếc smartphone Mi là nhân vật chính trong Mi Home.

Đến hiện tại, Xiaomi đã có 100 cửa hàng tại Trung Quốc và cũng đã có mặt tại Ấn Độ, Hong Kong, Đài Loan và Singapore. Tháng 11, 2 cửa hàng đầu tiên đã được thành lập tại Tây Ban Nha để làm bàn đạp cho Xiaomi xâm nhập châu Âu, nơi đồng hương/đối thủ Huawei vẫn đang chiếm thế thượng phong.

Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 19.

Kế hoạch của Hạt Gạo Nhỏ là biến mình thành một gã khổng lồ bán lẻ với 1000 cửa hàng xây dựng từ nay đến năm 2019. Và tham vọng đó là hoàn toàn có lý. Tại Ấn Độ, nơi quy tụ 14 Mi Home, gã khổng lồ Trung Quốc đã nhanh chóng vươn lên thành đối thủ duy nhất của Samsung với thị phần dẫn đầu ở mốc 23,5%. Tại Trung Quốc, doanh số trong quý 3 vừa rồi đã lên tới 15,7 triệu máy, gần gấp đôi Apple.

Trên toàn cầu, tổng doanh thu của Xiaomi trong năm 2017 có thể chạm mốc 17 tỷ USD. Số liệu Strategy Analytics cho thấy lượng smartphone Mi xuất xưởng đã tăng tới 91%.

Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 20.

Thế nhưng, Xiaomi vẫn chưa hề giải được bài toán nan giải nhất của các startup: lợi nhuận. Đầu năm 2018, phản hồi thông tin rằng Xiaomi có thể đã đạt được lợi nhuận lên đến 1 tỷ USD trong năm 2018, đại diện của Xiaomi tỏ ra khá bực tức: "Chúng tôi không bình luận về các tin đồn vô trách nhiệm".

Phố Wall cũng tỏ ra hoài nghi. Theo phân tích của Bloomberg, trên mỗi chiếc smartphone bán ra, Xiaomi chỉ thu về khoảng 2 USD tiền lãi trong khi Huawei, OPPO và Vivo đạt từ 13-15 USD.

Apple đè bẹp tất cả các đối thủ, ở mức 150 USD.

Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 21.

Điều đáng nói hơn cả là Xiaomi đang cố tình từ chối theo đuổi lợi nhuận smartphone. Năm 2016, Xiaomi bất ngờ nhen nhóm tham vọng tầm cao với chiếc Mi Mix giá 700 USD. Lần đầu tiên, Tiểu Mễ dám tuyên bố với Mi Fan rằng, giá trị của smartphone không chỉ nằm ở cấu hình.

Chỉ một năm sau, chiếc Mix 2 với nhiều cải tiến đáng giá đã bị hạ xuống phân khúc 500 USD. Xiaomi không còn bất kỳ sản phẩm nào để cạnh tranh trực diện với Apple và Samsung. Thậm chí, Xiaomi còn ra mắt một dòng giá rẻ hoàn toàn mới, Mi A1 với sự hỗ trợ của Google.

Nhưng từ 2014, Lei Jun đã tuyên bố:

Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 22.

Lời giải cho những chiếc smartphone không lãi, hóa ra đã được Google đem đến từ lâu: phần mềm. Hiện tại, con số người dùng mà MIUI thu được hiện đã lên tới 300 triệu. Trên cửa hàng online, tín đồ Mi có thể mua hàng nghìn bộ phim, game, show truyền hình và nhiều loại nội dung khác với khoản phí duy trì 7,5 USD/tháng. Thậm chí, Xiaomi còn đang thực hiện cả dịch vụ tín dụng với các đánh giá do phần mềm cung cấp.

Chưa dừng ở dây, "Apple Trung Quốc" còn tuyên bố bắt tay với "Google Trung Quốc" Baidu để phát triển các sản phẩm phần cứng sử dụng giao diện giọng nói cho thị trường nhà thông minh/Internet of Things đang chuẩn bị bùng nổ. Thương vụ hợp tác được công bố vào tháng 11 có trọng tâm là "hệ điều hành" giao diện giọng nói của Baidu, DuerOS. Trong tương lai, Xiaomi và Baidu sẽ tiếp tục khám phá các cơ hội liên quan tới deep learning, loại công nghệ máy học đang đóng vai trò trọng tâm trong cuộc cách mạng AI những năm gần đây.

Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 23.
Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 24.

Người đến thăm trụ sở của Xiaomi tại Bắc Kinh chắc chắn sẽ để ý tới "ngôi nhà" của Wang Cai, một chú chó hoang thường đến thăm công trình những ngày còn xây dựng và đến nay đã được Xiaomi "nhận nuôi". Tại khu làm việc của các nhân viên, khách tham quan có thể bắt gặp những chiếc xe cân bằng mang tên gọi "Xiaomi Ninebot Mini". Ở Mi Home trong tòa nhà, tín đồ Mi có thể mua cả pin dự phòng, vòng đeo luyện tập, đồng hồ theo dõi trẻ em và máy đo huyết áp.

Và Xiaomi còn bán cả xe đạp điện, máy lọc không khí, camera hành trình và đèn ngủ. Mỗi tháng, Tiểu Mễ bán ra tới 2 triệu mẫu pin dự phòng và 1,5 triệu vòng đeo luyện tập. Với mức giá chỉ bằng 1/15 sản phẩm của Apple, Xiaomi đang là đối thủ duy nhất vượt mặt được công ty của Steve Jobs trên thị trường wearable về doanh số.

Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 25.

Nhưng các mẫu pin sạc Xiaomi thực chất là do "ZMI" sản xuất, còn Mi Band đến từ Huami. Những công ty vô danh, chỉ trong một năm đã lần lượt trở thành những kẻ đứng đầu thị trường toàn cầu. Đơn giản, bởi họ phải sản xuất các sản phẩm có khả năng kết nối nhuần nhuyễn với hệ sinh thái 300 triệu người dùng có trọng tâm là MIUI.

Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 26.

Ít người biết rằng Xiaomi chỉ trực tiếp sản xuất smartphone, tablet, TV, đầu giải mã và router. Nhìn về tương lai, Hạt Gạo Nhỏ đang xây dựng một chiến lược độc đáo chưa từng có: biến mình thành trọng tâm của một hệ sinh thái bao gồm nhiều startup.

Liu De, giám đốc bộ phận "hệ sinh thái sản phẩm" của Xiaomi chia sẻ:

"Chúng tôi có 600 sản phẩm. Nếu tự làm, chúng tôi cần 20.000 nhân lực trong khi chúng tôi chỉ có 8.000 người. Chúng tôi đã đánh giá 600 startup và đã đầu tư vào 54 trong số này. Chúng tôi giúp họ định vị sản phẩm, cho họ dùng kênh bán hàng, kênh cung ứng, nhãn hiệu và tài chính của chúng tôi".

Mới chỉ trong 2016, số tiền được Xiaomi đầu tư vào các startup trong nước lên đến con số 4 tỷ USD. Trong năm nay, chỉ riêng khoản tiền đầu tư cho các startup Ấn Độ của Xiaomi đã lên tới 1 tỷ USD.

Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 27.
Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 28.

Cả Xiaomi và Samsung đều đặt cửa hàng tại trung tâm mua sắm Rainbow City, phía Bắc của thủ đô Bắc Kinh. Cửa hàng của Samsung vắng tanh, còn Mi Home lúc nào cũng có từ 40 đến 60 khách hàng ghé thăm. Quầy thanh toán trong Mi Home lúc nào cũng có 3 đến 4 người đứng đợi.

Diện tích tổng cộng của Rainbow City là 100.000 mét vuông. Mi Home chỉ chiếm có 150 mét vuông, tức 0,15% tổng diện tích kinh doanh. Thế nhưng, doanh thu do cửa hàng Mi Home mang về lại chiếm tới 7% doanh thu thường niên của Rainbow City.

Mục tiêu doanh thu từ Mi Home trong vòng 3 năm tới sẽ là 10 tỷ USD. Và nếu nói về doanh thu ngắn hạn, theo hé lộ của một số chuyên gia tài chính có liên hệ với Xiaomi, công ty của Lei Jun đã vượt hẳn 18% so với mục tiêu ban đầu.

Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 29.

Lý do có thể là bởi Xiaomi vẫn chưa có được lợi nhuận lên đến như vậy. Hàng trăm cửa hàng vật lý và một chương trình đầu tư đắt đỏ vào các đối tác nhượng quyền chuyên bán sản phẩm giá rẻ có thể khiến Xiaomi tiếp tục chịu lỗ hoặc nhận lãi "dao cạo" vào năm tiếp theo. Xét cho cùng, đường dài là phần mềm Internet và một hệ sinh thái gồm nhiều công ty con.

Và đến nay, 16 trong số 77 công ty nằm trong "hệ sinh thái" của Xiaomi đã có doanh thu thường niên trên 100 triệu NDT. 3 trong số đó đã có doanh thu trên 1 tỷ USD NDT mỗi năm, và 4 "unicorn" đã xuất hiện với trị giá thị trường trên 1 tỷ USD.

Còn công ty mẹ? Xiaomi được dự tính sẽ có doanh thu 18 tỷ USD. Và khi tin đồn Xiaomi sẽ sớm IPO vừa xuất hiện, người ta đã nhanh chóng đưa ra phỏng đoán: 50 tỷ USD, 100 tỷ USD và 200 tỷ USD. Bất kể là con số nào đi chăng nữa, theo những tin đồn này rất có thể Xiaomi sẽ lên sàn ở mức trị giá cao gấp nhiều lần gã khổng lồ Tencent.

Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 30.
Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 31.

Một tương lai mới sẽ mở ra. Từ chỗ cách mạng hóa thị trường smartphone và rồi chìm khuất, Xiaomi nay đã trở thành một kẻ đặt cược vào tương lai hậu-smartphone. Bởi, bất kể là nồi cơm điện hay vòng đeo luyện tập, là xe đạp xếp hay robot hút bụi, tất cả đều quay trở lại một trái tim duy nhất: sản phẩm mang mác của Xiaomi phải được điều khiển bằng phần mềm smartphone.

Gần 2 thập kỷ trước, Steve Jobs cũng đã từng đưa Apple đi qua một bước chuyển biến tương tự. Một công ty chuyên sản xuất PC bỗng dưng nhảy vào thị trường máy nghe nhạc để làm gì? Thế rồi, chiếc iPod huyền thoại mở đường cho suy nghĩ của Steve Jobs: một ngày nào đó, một chiếc điện thoại di động có kết hợp tính năng nghe nhạc sẽ giết chết cả iPod lẫn điện thoại thông thường. Như thế, Apple mở ra kỷ nguyên smartphone.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi smartphone biến thành một loại nhu yếu phẩm, một thiết bị bổ trợ cho các thiết bị khác?

Trong giấc mơ trở thành Steve Jobs thứ hai, có vẻ như Lei Jun đã có câu trả lời. Và đây là một giấc mơ khác của ông:

Xiaomi 2018: lần thứ hai làmSteve Jobs của Lei Jun - Ảnh 32.
Lê Hoàng
Quỳnh.
24/01/2018