Nếu cảm thấy Windows 10 của bạn khởi động quá lâu, hãy xem ngay bài viết này.
Có thể nói một trong những vấn đề gây ức chế nhất của Windows chính là thời gian khởi động. Nếu máy tính của bạn sử dụng SSD, vấn đề này hẳn không làm bạn khó chịu. Tuy nhiên, nếu máy tính vẫn sử dụng phiên bản ổ cứng truyền thống thì đây lạ là vấn đề hoàn toàn khác. Và đặt biệt, nếu Windows của bạn vẫn khởi động nhưng với thời gian quá lâu thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số gợi ý để khắc phục nó như sau.
1. Hủy kích hoạt Fast Boot
Cho đến nay thì một trong những tính năng gây nhiều tranh cãi nhất về lợi và hại của Windows 10 chính là Fast Boot. Đây là tính năng được tích h
ợp sẵn và tự kích hoạt sau khi người dùng hoàn tất việc cài đặt Windows 10 với các driver phần cứng.Fast Boot là sự kết hợp giữa chế độ ngủ đông (Hibernate) và quá trình tắt máy (Shutdown) giúp cho hệ thống giảm được đáng kể thời gian khởi động. Khi đã bật tính năng Fast Boot, mỗi khi bạn tiến hànhtắtmáy thì Windows sẽ tiến hành đóng tất cả các ứng dụng và tác vụ người dùng tại thời điểm đó lại, giống như quá trìnhtắtmáy (Shutdown) bình thường.
Tuy nhiên, thay vì tắt hẳn thì Windows sẽ tiến hành lưu giữ lại hình ảnh phiên làm việc vào tập tin vào các tập tin vào tập tin ngủ đông (hiberfil.sys) và khi bạn mở máy tính để sử dụng, nó sẽ sử dụng thông tin từ các tập tin này để khởi động nhanh hơn.
Mặc dù có ưu điểm như trên nhưng một trong những tác dụng phụ đáng lo ngại của Fast Boot chính là ảnh hưởng đến ổ đĩa đã mã hóa.
Ngoài ra, còn có một nguy cơ với Fast Startup đó là tác động với Windows Update. Nếu máy tính bạntắtbằng Fast Startup, nó sẽ không thực hiệntắtmáy hoàn chỉnh, vì vậy việc cài đặt bản cập nhật có thể không đầy đủ.
Thêm nữa Khi bạn tắt máy tính kích hoạt Fast Boot, Windows sẽ khóa phân vùng đĩa cứng cài đặt nó. Bạn sẽ không thể truy cập nó từ hệ điều hành khác nếu máy tính của bạn được cấu hình dual-boot. Thậm chí tệ hơn, nếu bạn khởi động vào hệ điều hành khác và sau đó truy cập hoặc thay đổi bất cứ điều gì trên đĩa cứng (hoặc phân vùng) mà chế độ ngủ đông của Windows được sử dụng, nó có thể gây hỏng luôn hệ điều hành trên phân vùng bị khóa (vì tính bảo mật). Nếu khởi động với dual-boot, tốt nhất là không sử dụng Fast Boot hoặc chế độ Hibernation.
Chính vì lẽ đó, cách tốt nhất bạn nên hủy kích hoạt Fast Boot cho Windows 10 bằng cách như sau.
Bước 1: Nhấn phải chuột vào nút Start và chọn "Power Options".
Bước 2: Nhấp vào tùy chọn "Additional power settings".
Bước 3: Nhấp vào tùy chọn "Choose what the power buttons do".
Bước 4: Nhấp vào "Change settings that are currently unavailable".
Bước 5: Hủy bỏ đánh dấu ở lựa chọn "Turn on fast startup (recommended)". Sau đó hãy nhấn "Save changes" để thay đổi có hiệu lực.
Trường hợp không thấy lựa chọn Fast Startup xuất hiện, bạn hãy nhập lệnh "powercfg /hibernate on" vào Windows PowerShell và khởi động lại Windows, sau đó làm lại các bước trên.
2. Thiết lập lại cài đặt bộ nhớ ảo
Với máy tính Windows, bộ nhớ chia làm hai loại khác nhau, đó là ổ cứng và RAM. Khi RAM vật lý ảo đã sử dụng hết, Windows sẽ sử dụng thêm RAM ảo hay còn gọi Virtual Memory, biến ổ cứng thành RAM để bổ sung cho việc thiếu RAM của máy tính. RAM ảo sẽ kết hợp với RAM vật lý và ổ đĩa cứng để xử lý các ứng dụng, phần mềm trên hệ thống.
Một số báo cáo gần đây cho biết Windows 10 của họ tự động thay đổi các cài đặt bộ nhớ ảo, dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian khởi động, đôi khi gây sự cố trong lúc khởi động. Do đó, cách tốt nhất bạn nên xem lại cài đặt bộ nhớ ảo của mình và xem xét việc thiết lập lại sau cho hợp lý để giải quyết vấn đề khởi động chậm này. Cụ thể như sau.
Bước 1: Nhập từ khóa "settings: Performance" vào ô tìm kiếm và nhấp vào kết quả tương ứng như hình.
Bước 2: Hộp thoại Performance Options hiện ra, hãy nhấp tiếp vào tab Advanced và nhấp vào lựa chọn Change ở phần Virtual memory.
Bước 3: Hộp thoại thiết lập Virtual memory xuất hiện, hãy hủy bỏ đánh dấu ở tùy chọn "Automatically manage paging file size for all drives" và đánh dấu vào nhóm thiết lập Custom Size, nhập giá trị dòng Initial Size gấp 1.5 dung lượng RAM máy tính và tối đa gấp 3 lần dung lượng Ram ở dòng Maximum Size.
Cuối cùng, khi đã thiết lập xong, hãy nhấn OK để lưu lại và khởi động lại Windows để kiểm tra kết quả.
3. Hủy kích hoạt Linux Terminal
Linux Terminal, Linux Subsystem hay còn gọi là Windows Subsystem for Linux (WSL) là tính năng mới để chạy các tập tin thực thi Linux (theo định dạng ELF) trên Windows 10. Tính năng này được cộng đồng phát triển rất hào hứng đón nhận, nhưng nó cũng được xác định là một trong số các nguyên nhân gây tình trạng khởi động chậm cho Windows 10.
Mặc dù Linux Terminal không tự kích hoạt nhưng nếu vì lí do nào đó mà bạn đã bật nó lên, và không còn sử dụng nữa thì bạn có thể tắt nó bằng cách như sau.
Bước 1: Nhập từ khóa "Windows features" vào thanh tìm kiếm và nhấp vào kết quả "Turn Windows features on or off".
Bước 2: Hộp thoại Windows features xuất hiện, hãy tìm đến dòng "Windows Subsystem for Linux" và hủy đánh dấu nó. Nhấn OK để lưu lại và khởi động lại Windows để thay đổi có hiệu lực.
4. Cập nhật driver đồ họa
Windows 10 trước và sau khi cài đặt driver đồ họa sẽ cho kết quả thời gian khởi động cực kỳ khác xa nhau. Do đó, việc làm đầu tiên mà người dùng cần làm sau khi cài mới Windows 10 chính là cài đặt driver đồ họa. Tuy nhiên, nếu phiên bản driver của bạn đã cũ, nó cũng sẽ là một trong số những nguyên nhân gây kéo dài thời gian khởi động của Windows. Chính vì vậy, cập nhật driver đồ họa thường xuyên cũng là một việc nên chú ý.
Nếu không rõ mình đang dùng card đồ họa của hãng nào, bạn có thể tham khảo thông qua Device Manager, mục Display adapters.
Ngoài ra, một số driver đồ họa có tích hợp sẳn phần mềm điều khiển mở rộng nên bạn có thể sử dụng nó để kiểm tra và cài đặt cập nhật mới nếu có.
5. Xóa một số chương trình khởi động cùng Windows
Trường hợp nếu các tác nhân trên không phải là nguyên nhân gây kéo dài thời gian khởi động của Windows 10 thì hẳn những dịch vụ, chương trình khởi động cùng Windows là thủ phạm chính. Và điều này dễ dàng nhận biết nếu máy tính của bạn cài đặt rất nhiều phần mềm, ứng dụng. Do đó, để tìm và xóa bỏ các dịch vụ, chương trình khởi động cùng Windows, bạn có thể làm như sau.
Nhấn phải chuột vào thanh taskbar và chọn Task Manager.
Trong cửa sổ Task Manager, hãy nhấp vào tab Start-up, tìm đến dịch vụ, chương trình không cần thiết và nhấn phải chuột vào nó, chọn Disable là xong.
6. Nếu tất cả không mang lại kết quả như mong muốn, hãy thực hiện việc Reset
Nếu bạn đã thử tất cả các giải pháp trên mà vẫn không thể tăng tốc thời gian khởi động cho Windows 10, tốt nhất bạn nên thực hiện việc sao lưu dữ liệu và cài đặt mới lại Windows 10.
Tuy nhiên, bản thân Windows 10 cũng cung cấp cho bạn một số tùy chọn để thiết đặt lại PC của bạn. Tùy vào mục đích của bạn mà có thể lựa chọn Reset this PC để làm mới lại cài đặt Windows như ban đầu mà không cần xóa bất kỳ tập tin nào của bạn hoặc Mặc dù vậy, bạn vẫn nên sao lưu dữ liệu máy tính của mình để phòng sự cố xảy ra.
Hi vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương