10 loại vũ khí côn trùng kinh dị từng được sử dụng trong chiến tranh

    PnM,  

    Rẻ mà hiệu quả nhưng chỉ đến đầu thế kỷ XX con người mới xem xét phát triển vũ khí côn trùng này một cách nghiêm túc trên quy mô lớn.

    Dùng côn trùng trong chiến tranh được xếp vào dạng vũ khí sinh học, trong đó các loài côn trùng như ong, muỗi, ruồi,… được các bên tham chiến sử dụng để tấn công kẻ thù. Theo những tài liệu cổ còn sót lại, vũ khí côn trùng lần đầu tiên được sử dụng là từ thời cổ đại. Tuy nhiên, chỉ đến đầu thế kỷ XX người ta mới xem xét phát triển loại vũ khí này một cách nghiêm túc trên quy mô lớn, nhưng rồi cũng dần dần bị lép vế và rơi vào quên lãng trước sự lớn mạnh của các loại vũ khí sát thương do con người chế tạo. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhắc lại thời kỳ hoàng kim của vũ khí côn trùng, khi mà các loại bom mìn súng pháo chưa phát triển thì những con ong, con ruồi nhỏ bé đã giành được nhiều vinh quang khổng lồ trên chiến trường.

    1. “Lựu đạn bò cạp” là một trong những ứng dụng chiến đấu của côn trùng cổ xưa nhất khoảng hai ngàn năm trước.

     Bọ cạp được đựng vào những chiếc hũ gốm và ném vào trong thành Hatra

    Bọ cạp được đựng vào những chiếc hũ gốm và ném vào trong thành Hatra

    Trong chiến dịch chống lại Lưỡng Hà, Hoàng đế La Mã Septimius Severus đã bị buộc phải dừng bước tiến quân trước pháo đài Hatra. Đây là một pháo đài vô cùng kiên cố được bao quanh bởi những bức tường cao và dày bất khả xâm phạm. Nếu tiến hành công thành thì lượng binh sỹ thương vong sẽ rất lớn mà thành công thì không chắc chắn, vì thế thay người La Mã đã sử dụng tới vũ khí côn trùng. Ho đi lùng bắt rất nhiều bọ cạp độc trong vùng xung quanh pháo đài và ném vào trong thành.

     Nhìn cảnh này các bạn có thấy rợn gai ốc không?

    Nhìn cảnh này các bạn có thấy rợn gai ốc không?

    Có lẽ những con bọ cạp sau khi bị ném vào pháo đài phần nhiều bị chết vì tan nát, số còn sống cũng chưa chắc đã làm hại được nhiều lính Hatra, nhưng tác động tâm lý mà hàng ngàn hàng vạn con bò cạp đen nhung nhúc gây ra cho binh lính trong pháo đài thì vô cùng khủng khiếp. Kết quả là pháo đài kiên cố đã nhanh chóng phải đầu hàng.

    ISIS dùng bom bọ cạp để khủng bố tinh thần người dân

    Ngày nay, lực lượng ISIS cũng vẫn đang áp dụng chiến thuật 2000 năm tuối "dùng bọ cạp khủng bố tinh thần" với những người dân tại nơi chúng chiếm đóng.

    2. Bom ong

    Cũng những người La Mã đã sử dụng các tổ ong như là bom tự chế đầu tiên và sau đó rất nhiều dân tộc, quốc gia khác từ thời cổ đại cho đến ngày nay đều học theo. Trong cuộc chiến tranh vệ quốc lần thứ hai của Ethiopia chống quân Italia xâm lược (1935-1936), những du kích Ethiopia đã khôn khéo sử dụng loài ong để chiến đấu với xe tăng Italia.

    Mỗi chiếc tổ ong khi bị ném vào xe tăng sẽ biến chính chiếc xe tăng đó thành một cái bẫy – toàn bộ kíp lái không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải bỏ xe tăng tháo chạy.

    3. Phi tiêu ong

    Người dân Nigeria thì sử dụng ong theo cách rất đơn giản nhưng cũng vô cùng nguy hiểm. Họ cho ong vào trong những ống bằng gỗ hoặc tre nứa rồi thổi chúng vào kẻ thù như thổi phi tiêu. Còn trong những pháo đài ở Anh, Scotland và xứ Wales thời trung cổ thì người ta lại dùng ong theo cách khác, vô cùng độc đáo và có độ an toàn cao. Họ nuôi ong trực tiếp trong các bức tường của pháo đài.

     Các tổ ong được xây trực tiếp vào tường thành

    Các tổ ong được xây trực tiếp vào tường thành

    Trong thời bình, những con ong hiền lành cho mật, còn khi pháo đài bị vây hãm thì người dân ném các tổ ong vào quân thù, và lũ ong sẽ tấn công những kẻ dám xâm phạm tới “nhà” của chúng.

    4. Ong đánh hơi

     Những con ong này được dạy để phát hiện thuốc nổ

    Những con ong này được dạy để phát hiện thuốc nổ

    Gần đây người ta phát hiện ra rằng côn trùng có khả năng cảm nhận mùi tuyệt vời. Những bầy ong được huấn luyện đặc biệt có thể được sử dụng để giúp cảnh sát phát hiện ma túy hoặc bom mìn. Các nhà sinh học Croatia tin rằng những con ong có thể tìm thấy các mỏ khoáng sản còn tốt hơn nhiều so chó hoặc các thiết bị điện tử. Có lẽ đây là lĩnh vực sử dụng côn trùng hòa bình nhất trong số những khả năng có thể của chúng.

    5. Bọ chét cũng được sử dụng trong chiến tranh làm vũ khí. Thoạt nghe thì có vẻ không nguy hiểm như ong, nhưng trên thực tế thì không như vậy.

    Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã sử dụng bọ chét bị nhiễm bệnh làm vũ khí sinh học. Ban đầu người Nhật thử nghiệm loại vũ khí này trên các tù nhân và sau đó sử dụng bom đặc biệt để phân tán bọ chét trên lãnh thổ Trung Quốc.

    Kết quả là bệnh dịch nổ ra đã giết chết khoảng 500.000 người.

    6. Những con côn trùng- cyborg được điều khiển từ xa được coi là vũ khí thông minh không chết người, nhưng dù thế nào đi nữa chúng cũng phục vụ cho mục đích chiến tranh.

    Bằng cách cấy các điện cực vào não của một con côn trùng, các nhà khoa học đã tạo ra được một con “bọ máy” theo nghĩa chân thực nhất của từ này.

    7. Muỗi gây sốt vàng da cũng được người Mỹ nhồi vào bom trong các cuộc thử nghiệm những năm 1950. Đây được coi là thứ vũ khí rất hứa hẹn trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Liên Xô bởi sốt vàng da không phải là bệnh phổ biến ở Liên Xô nên người dân ở đây không thực hiện tiêm chủng.

    Nếu bất ngờ nổ ra đại dịch sốt vàng da thì Liên Xô sẽ trở tay không kịp và con số người chết vì bệnh này có lẽ phải hàng trăm nghìn người. Thật may là Liên Xô và Mỹ chưa xảy ra đại chiến.

    8. Bọ cánh cứng Colorado không gây hại trực tiếp cho sinh lực địch, nhưng chúng phá hoại cây trồng và ăn hết lương thực của binh sỹ.

    Đức Quốc xã đã từng tiến hành nhiều thí nghiệm với bọ cánh cứng Colorado, và theo nhiều nguồn tin thì người Mỹ sau này cũng từng có ý định sử dụng loại côn trùng này để chống Liên Xô.

     Cây khoai tây bị bọ cánh cứng Colorado ăn trụi

    Cây khoai tây bị bọ cánh cứng Colorado ăn trụi

    9. Ruồi gây dịch tả

    Có vẻ người Nhật rất thích sử dụng những loài côn trùng mang bệnh làm vũ khí. Ruồi mang dịch tả cũng đã được họ sử dụng trong Thế chiến II, tuy nhiên hiệu quả tác chiến của ruồi kém hơn bọ chét mang dịch hạch, và vì thế chúng chủ yếu được lưu giữ như một loại vũ khí dự phòng.

    10. Muỗi Anopheles

     Heinrich Himmler - cố vấn và giám sát của các trại tập trung, nơi đã thử nghiệm các loại vũ khí trên người tù nhân

    Heinrich Himmler - cố vấn và giám sát của các trại tập trung, nơi đã thử nghiệm các loại vũ khí trên người tù nhân

    Muỗi gây bệnh sốt rét được Đức Quốc xã phát triển và thử nghiệm trong các trại tập trung. Chỉ mãi tới năm 2013 thì các tài liệu về loại vũ khí sinh học này mới được tạp chí Endeavour công khai cho công chúng. May mắn thay, muỗi Anopheles chưa từng được sử dụng thực tế trong chiến tranh, bằng không thì đại dịch sốt rét có lẽ đã xảy ra ở phạm vi toàn cầu.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày