10 năm nghiền game, vẫn vui dù bị dọa từ mặt

    PV, Nghi Lâm - 17173 

    "Có người coi tôi chẳng khác gì quỷ dữ, nhưng tôi bỏ ngoài tai", game thủ 29 tuổi tâm sự.

    Mới đây, báo giới Trung Quốc đưa tin về trường hợp một game thủ bỏ ra gần 10 năm trời cày game online, dù bị bạn bè chê cười, gia đình bức xúc anh vẫn bỏ ngoài tai và coi như "không phải chuyện của mình".
     
    Cụ thể, người đàn ông này tên Trương, 29 tuổi sống tại thành phố Thiên Tân. Lập gia đình từ khi còn trẻ, Trương phải làm đủ thứ nghề vặt để nuôi sống bản thân và vợ con, đồng lương ít ỏi nhưng anh vẫn bỏ ra phân nửa số tiền hàng tháng để đổ vào trò chơi trực tuyến.
     

    Ban ngày đi làm kiếm cơm, đêm lại vào game. (Hình minh họa).
     
    "Một ngày trung bình tôi chơi khoảng 7, 8 tiếng đồng hồ, ban ngày đi làm ban đêm lại vào game cùng bạn bè, tính ra chỉ còn vài tiếng để ngủ", Trương hồ hởi tâm sự khi ngồi trong quán internet cafe với hơn 15 "chiến hữu" khác, tất cả đều có tuổi đời trên 25 và được coi là trụ cột gia đình.
     
    Theo thống kê, số tiền game thủ này tiêu vào trò chơi trực tuyến lên tới 800.000 Nhân dân tệ (~2 tỷ VNĐ), đây tuy không phải là con số quá lớn với các đại gia nhưng lại mà mơ ước với bất kỳ gia đình trung lưu nào chứ chưa nói tới hoàn cảnh bần hàn của anh.
     
    "Hồi đầu khi bạn bè tôi biết tôi bỏ nửa tiền lương vào game, tất cả đều bảo tôi điên, họ hàng thì dọa từ mặt. Tất cả coi tôi như một con quỷ đội lốt người nhưng tôi chả quan tâm, game để vui là chính", Trương cười sảng khoái kể lại, "nói nhiều người ta cũng chán, phải chấp nhận thôi".
     

    "Giận nhiều rồi cũng chán, phải chấp nhận thôi". (Hình minh họa).
     
    Tuy vậy theo Trương, vợ anh không hẳn đã tức giận với thói quen gàn dở của chồng, cô chỉ nhắc anh nên nghỉ ngơi và dành nhiều thời gian cho gia đình hơn nữa. Khi được hỏi về chuyện chăm sóc vợ con, Trương chỉ cười xòa.
     
    Các chuyên gia Trung Quốc cho hay, sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội nước này ngày càng rõ ràng do số lượng người nghiện game và đổ tiền vào đó tăng cao. Điều trớ trêu là đa số họ đều có hoàn cảnh khó khăn.
     
    Hi vọng các "đại gia" game online tại Việt Nam không thuộc trường hợp như trên.