(GenK.vn) - Một lực lượng quân đội với số lượng hùng hậu phần nào vẫn thể hiện sức mạnh quân sự của quốc gia đó.
Công nghệ khoa học quân sự đang ngày càng phát triển, với các loại vũ khí tự động, máy bay không người lái đã góp phần làm giảm thiểu số lượng binh sĩ phục vụ trong quân đội. Tuy nhiên một lực lượng quân đội với số lượng hùng hậu phần nào vẫn thể hiện sức mạnh quân sự của quốc gia đó. Trong bài viết này chúng ta sẽ điểm qua những quốc gia sở hữu lực lượng quân đội hùng hậu nhất thế giới hiện nay.
1. Trung Quốc
Đứng đầu trong danh sách là quốc gia đông dân nhất thế giới, do đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc sở hữu một lực lượng quân đội đông đảo nhất. Được thành lập vào năm 1927, quân đội giải phóng Nhân dân Trung Hoa bao gồm các lực lượng Hải quân, Không quân, cảnh sát vũ trang, quân đoàn pháo binh.
Cho đến nay, lực lượng quân đội Trung Quốc có khoảng 2.285.000 binh sĩ phục vụ. Nguồn nhân lực bao gồm các công dân trong độ tuổi từ 18 đến 49. Bên cạnh quân số hùn hậu, lực lượng quân đội Trung Quốc cũng được vũ trang bởi nhiều loại khí tài và vũ khí tối tân. Trong đó có 8.500 xe tăng, 61 tàu ngầm, 54 tàu chiến các loại và 4.000 máy bay chiến đấu.
2. Mỹ
Không khó để có thể đoán được Mỹ là một trong những quốc giá có quân sự quốc phòng lớn mạnh nhất thế giới, cả về số lượng lẫn chất lượng. Lực lượng quân đội Hoa Kỳ được thành lập từ năm 1775. Hiện tại trong biên chế quân sự Hoa Kỳ có 1.447.896 binh sĩ đang phục vụ và có khoảng hơn 1 triệu binh sĩ thuộc diện dự bị.
Mặc dù số lượng binh sĩ phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ không đông đảo bằng Trung Quốc, tuy nhiên đây lại là lực lượng tinh nhuệ nhất, được trang bị những công nghệ, vũ trang tiên tiến nhất thế giới. Trong biên chế phục vụ của quân đội Mỹ có 8.325 xe tăng, 18.500 xe chiến đấu bọc thép, 1.900 pháo tự hành, hơn 1300 các loại tên lửa chiến đấu.
3. Ấn Độ
Đứng thứ 3 trong bảng danh sách này không phải Nga mà lại là Ấn Độ, với số lượng binh sĩ phục vụ trong quân đội trên 1.325.000. Ấn Độ có mối quan hệ quân sự chặt chẽ với Nga, đặc biệt là trong việc phát triển các dự án máy bay quân sự và nhập khẩu vũ khí. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng tự hào với hệ thống tên lửa hành trình có thể tấn công mọi mục tiêu trên thế giới.
4. Nga
Nhiều người nghĩ rằng Nga là cường quốc quân sự đứng thứ 2 trên thế giới, tuy nhiên nếu xét về số lượng quân lính phục vụ trong quân đội thì nước này chỉ đứng thứ 4 trong danh sách với 1.200.000 binh sĩ, bên cạnh đó có khoảng 750.000 binh lính thuộc diện dự bị.
Lực lượng quân đội Nga là một trong những quân đội tinh nhuệ và có nhiều kinh nghiệm nhất thế giới, với việc tuyển chọn và đào tạo rất khắt khe. Các binh sĩ phục vụ trong quân đội chỉ có độ tuổi từ 18 đến 27.
5. Bắc Triều Tiên
Bất cứ quốc gia nào trên thế giới cùng đều phải e ngại Bắc Triều Tiên, không chỉ sở hữu các loại vũ khí hạt nhân, quốc gia này còn có lực lượng quân đội hùng hậu đứng thứ 3 trên thế giới với hơn 1.100.000 binh sĩ. Chính phủ Triều Tiên bắt buộc mọi công dân nam của nước mình phải phục vụ trong quân đội ít nhất là 10 năm.
Trong khi chế độ độc tài của Triều Tiên góp phần xây dựng một đội quân hùng hậu thì hầu hết các công nghệ quân sự, vũ khí của nước này đều khá lạc hậu. Trong biên chế phục vụ của quân đội Bắc Triều Tiên bao gồm 5.400 xe tăng, 2.500 xe bọc thép, 1.600 pháo tự hành, 1.600 tên lửa các loại. Tuy nhiên vũ khí hạt nhân mới là mối đe dọa chính của Triều Tiên đối với các quốc gia trên thế giới.
6. Thổ Nhĩ Kỳ
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã từng bị tan rã sau những hậu quả thất bại của Thế chiến I, và sau đó được xây dựng lại trong thời kỳ Thế chiến II, gia nhập cùng quân Đồng Minh. Năm 1952, Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Tổ chức Liên hiệp Bắc Đại Tây Dương NATO và bắt đầu quá trình hiện đại hóa quân sự. Tính đến nay, lực lượng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có hơn 660.000 binh sĩ đang phục vụ.
7. Hàn Quốc
Quốc gia láng giềng nhưng xa lạ với Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc cũng sở hữu một lực lượng quân đội hùng hậu. Chính phủ nước này bắt buộc các công dân nam từ độ tuổi 18 đến 35 phải có một khoảng thời gian 21 tháng phục vụ trong quân đội. Lực lượng quân đội Hàn Quốc hiện có khoảng 640.000 binh sĩ phục vụ. Tính đến năm 2012, quốc gia này đã sở hữu 2.300 xe tăng, 2.600 xe bọc thép, 5.300 khẩu pháo và 30 hệ thống tên lửa. Quân đội Hàn Quốc được xem là một trong những lực lượng quân đội có quy củ và kỷ luật nhất trên thế giới.
8. Pakistan
Lực lượng quân đội Pakistan được thành lập năm 1947, sau khi giành được độc lập từ đế quốc Anh. Tính đến nay, có khoảng 610.000 binh sĩ hiện đang phục vụ trong lực lượng quân đội của quốc gia này. Bên cạnh đó, Pakistan có sở hữu 3.400 xe tăng, 5,700 xe bọc thép, 1.500 máy bay chiến đấu và khoảng 500 máy bay trực thăng các loại. Pakistan đã từng có hai cuộc chiến tranh với Ấn Độ và các cuộc đụng độ biên giới với Afghanistan, đối địch với Nga. Hiện tại Pakistan nhập vũ khí chủ yếu của Mỹ và hợp tác với Trung Quốc phát triển quân sự.
9. Iran
Một quốc gia khác ở Trung Đông cũng có lực lượng quân đội hùng hậu đó là Iran, với khoảng 520.000 binh lính phục vụ. Quân đội Iran được thành lập sau khi triều đại Pahlavi kết thúc vào năm 1925. Sau khi bị cấm vận vũ khí, Iran rơi vào thời kỳ khó khăn trong việc phát triển quân sự, quốc gia này phải tự nghiên cứu và chế tạo vũ khí. Sau này đến năm 1989, Iran bắt đầu xây dựng lại quân đội của mình bằng cách đặt mua vũ khí của Liên Xô. Cho đến nay, Iran được đánh giá là một trong những quốc gia có quân sự mạnh nhất Trung Đông.
10. Israel
Lực lượng quân đội của nhà nước Israel được gọi là Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), với hơn 460.000 binh sĩ hiện đang phục vụ. Bên cạnh đó quân đội Israel còn được trang bị hơn 3.800 xe tăng, 1.700 xe bọ thép, 700 pháo tự hành và nguồn binh sĩ dự bị 187.000.
Tham khảo: therichest
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"