10 siêu tỷ phú giàu nhất mọi thời đại: Sở hữu hàng trăm nghìn tỷ đô, Elon Musk và Jeff Bezos ‘không có cửa’
Khối tài sản của họ được tính toán theo vàng, bất động sản, muối và quyền lực.
- Đã có CCCD gắn chip mới nhưng vẫn sẽ bị phạt trong những trường hợp dưới đây
- Những hành vi kỳ lạ của động vật mà khoa học vẫn chưa thể giải thích được
- Nhà máy sản xuất "bom tấn" Marvel Studio: Từ một công ty suýt phá sản lội ngược dòng tạo nên vũ trụ điện ảnh "hái ra tiền", ước tính giá trị 53 tỷ USD
- Căn hộ 36m² có thiết kế chìm dưới đất với bố cục thông minh
- Giới khoa học 'mổ xẻ' tìm câu trả lời: Vì sao 'người bẩn nhất thế giới' lại qua đời sau khi tắm lần đầu tiên?
Theo ước tính của Forbes, tài sản của Elon Musk có giá trị khoảng 220 tỷ USD, nhờ sở hữu những doanh nghiệp đình đám là Tesla, SpaceX và Boring Company. Tuy nhiên, Musk vẫn không giàu bằng những người giàu nhất trong lịch sử thế giới. Bởi vậy, Jeff Bezos, Bill Gates, 2 tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani và Mukesh Ambani cũng không thể sánh bằng.
Điều quan trọng khi thống kê tài sản của những siêu tỷ phú giàu nhất lịch sử là rất khó để đưa ra con số chính xác về giá trị tài sản của họ, do mệnh giá tiền ở mỗi thời điểm là khác nhau.
Khối tài sản của họ được tính toán theo vàng, bất động sản, muối và quyền lực, song không phải tất các học giả đều đồng ý với mức định giá này. Tuy nhiên, các nhà sử học đã thống nhất với mức định giá dưới đây, bao gồm cả lạm phát và giá trị các loại hàng hoá đó theo thời điểm hiện tại.
10. John D. Rockefeller (1839-1937)
Tài sản ước tính: 340 tỷ USD
Theo nhiều nguồn tin, John D. Rockefeller đã gây dựng khối tài sản trị giá khoảng 340 tỷ USD, tính theo mệnh giá ngày nay.
Theo History, ông trùm kinh doanh và nhà từ thiện người Mỹ thành lập Standard Oil Company vào năm 1870, công ty này kiểm soát 90% các nhà máy lọc dầu và đường ống năng lượng của Mỹ vào đầu những năm 1880.
Trong khi New York đối mặt với tranh cãi về tình trạng độc quyền của ngành này, Rockefeller lại đóng một vai trò lớn với hoạt động đóng góp cho cộng đồng, với khoảng 500 triệu USD Mỹ cho giáo dục, tôn giáo và khoa học thông qua Quỹ Rockefeller.
9. Andrew Carnegie (1835-1919)
Tài sản ước tính: 372 tỷ USD
Money.com cho biết doanh nhân ngành công nghiệp người gốc Scotland này đã tích luỹ được khối tài sản tương đương 372 tỷ USD nhờ dẫn đầu việc phát triển ngành thép của Mỹ trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Cuối cùng, ông bán công ty của mình là Carnegie Steel vào năm 1901 cho JPMorgan với 480 triệu USD. Carnegie cũng quyên góp 90% thu nhập của mình cho các hoạt động từ thiện trước khi ông qua đời vào năm 1919.
8. Catherine Đại đế (1729-1796)
Tài sản ước tính: 1,5 nghìn tỷ USD
Theo Luxuo, nữ hoàng của Đế quốc Nga thừa kế và kiểm soát rất nhiều đất đai, tài sản cùng quyền lực chính trị. Bà lên ngôi vào năm 1762 và sở hữu các khoản đầu tư tương đương 5% GDP của Nga, tương đương 1,5 nghìn tỷ USD theo giá trị hiện tại.
7. Augustus Caesar (năm 63 Trước Công nguyên - năm 14 Sau Công nguyên)
Tài sản ước tính: 4,6 nghìn tỷ USD
Vị Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc La Mã là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại và nổi tiếng nhất trong lịch sử.
Theo Luxuo, đế chế của Augustus Caesar đóng góp khoảng 25-30% sản lượng kinh tế toàn cầu và khoảng 1/5 trong số đó là tài sản của ông. Do đó, ông đã nắm giữ khoảng 4,6 nghìn tỷ USD.
6. Joseph Stalin (1878-1953)
Tài sản ước tính: 7,5 nghìn tỷ USD
Money.com cho biết sự giàu có của Stalin gắn liền với Liên bang Xô Viết. Các nhà kinh tế khẳng định rằng, nhờ kiểm soát hoàn toàn Liên bang Xô Viết, ông đã trở thành một trong những người giàu nhất mọi thời đại.
Số liệu từ OECD cho thấy, vào năm 1950, Liên Xô chiếm khoảng 9,5% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu, tương đương khoảng 7,5 nghìn tỷ USD tính theo mệnh giá hiện tại. George O. Liber - giáo sư lịch sử tại Đại học Alabama, dù Stalin không “sở hữu” số tiền trên về mặt “cơ bản”, nhưng ông “kiểm soát tài sản của Liên Xô.”
5. Võ Tắc Thiên (624-705)
Tài sản ước tính: 16 nghìn tỷ USD
Vị nữ hoàng đầu tiên và duy nhất của Trung Quốc được miêu tả là người thông minh, am hiểu chính trị và tàn nhẫn khi đối diện với kẻ thù. Bà đã chèo lái nền kinh tế Trung Quốc và đóng góp đến 23% GDP toàn cầu, tương đương khoảng 16 nghìn tỷ USD.
Dù có những tranh cãi về cách sử dụng quyền lực, nhưng Võ Tắc Thiên vẫn là vị nữ vương có đóng góp quan trọng cho Trung Quốc, đưa đất nước đi lên nhờ buôn bán trà và tơ lụa trên Con Đường Tơ lụa, đồng thời mở rộng tầm ảnh hưởng của Đế quốc Trung Hoa sang Trung Á.
4. Akbar Đại đế (1542-1605)
Tài sản ước tính: 21 nghìn tỷ USD
Abu’l-Fath Jalal-ud-din Muhammad Akbar, thường được gọi là Akbar Đại đế. Ông là vị hoàng đế thứ 3 trị vì đế chế Mughal.
Vì lấy của cải của dân chúng, Money .com cho biết ông đã cai trị một đế chế tương đương 25% GDP toàn cầu. Theo sử gia kinh tế Angus Maddison, lối sống xa hoa của Akbar Đại đế thậm chí còn “vượt xa cả sự giàu có của châu Âu” khi đó.
3. Hoàng đế Tống Thần Tông (1048-1085)
Tài sản ước tính: 30 nghìn tỷ USD
Vị hoàng đế thứ 6 của triều nhà Tống cai trị một đế chế hùng mạnh về kinh tế, tương đương 25-30% GDP ở thời điểm đó. Các nhà sử học cho rằng, vương quốc này thậm chí còn “đi trước” chính phủ châu Âu rất nhiều năm nhờ hiệu quả trong việc thu thuế và những đổi mới về công nghệ, cùng hình thức quản trị tập trung giúp họ trở nên giàu có.
2. Thành Cát Tư Hãn (1162-1227)
Tài sản ước tính: 120 nghìn tỷ USD
Theo một báo cáo khoa học năm 2003, người ta tin rằng Thành Cát Tư Hãn cực kỳ quyền lực và đế chế Mông Cổ của ông rộng lớn đến mức có thể tìm thấy ADN của ông… ở 16 triệu người ngày nay.
Sau khi tạo ra đế chế lớn nhất mọi thời đại - trải dài hầu hết Trung Quốc và Trung Á, The Richest ước tính, ông sở hữu tài sản trị giá khoảng 120 nghìn tỷ USD.
1. Mansa Musa (1280-1337)
Tài sản ước tính: “Không thể thống kê”
Mansa Musa là người cai trị đế chế Mali, nơi có giàu có về nguồn tài nguyên đất đai, muối và vàng. Các nhà sử học ước tính đế chế Mali có thời điểm là nhà sản xuất vàng lớn nhất thế giới. Trong khi đó, Celebrity Net Worth ước tính, ông sở hữu 400 tỷ USD, còn các nhà sử học lại cho biết không thể đưa ra kết luận về con số thực.
Vị vua châu Phi nổi tiếng vì đã thực hiện một cuộc hành hương dài nhất mọi thời đại. BBC cho biết, ông đã rời Mali cùng khoảng 60.000 người, từ các quan chức hoàng gia cho đến người cưỡi lạc đà và người hầu. Ông đã tiêu quá nhiều vàng ở Cairo trong 3 tháng ở tại đây, đến mức gây bất ổn cho nền kinh tế và ảnh hưởng đến giá vàng trong khu vực trong 10 năm sau đó.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?