10 sự thật kinh ngạc về hố đen trong vũ trụ (Phần II)

    TVD,  

    Trong phần tiếp theo này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu những điều bí ẩn thú vị khác xung quanh các hố đen trong vũ trụ.

    6. Hố đen có thể ngăn cản sự hình thành của các ngôi sao

    Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, trong những thiên hà lâu đời thì một hố đen khổng lồ có thể ngăn cản sự hình thành của những ngôi sao trẻ. Những ngôi sao trẻ trong quá trình bắt đầu hình thành sẽ hút những dòng bụi khí trong vũ trụ vào trung tâm của nó với vận tốc rất lớn. Sau đó sẽ có một quá trình nguội lạnh và dòng bụi khí này được ngưng tụ để tạo thành một ngôi sao mới.

    06

    Tuy nhiên theo như phát hiện mới đây, các nhà khoa học dự đoán rằng một hố đen khổng lồ có thể làm ảnh hưởng đến quá trình này. Họ thấy rằng trong một số thiên hà đỏ, chỉ có những ngôi sao già tồn tại mà không có ngôi sao trẻ nào mới được hình thành.

    Theo như những kết quả nghiên cứu khác, các nhà khoa học cho rằng đây có thể là kết quả của một vụ va chạm giữa hai hố đen tại trung tâm của hai dải thiên hà khác nhau. Vụ va chạm đã tạo ra một vụ nổ lớn khiến cho các dòng khí bụi tồn tại trong thiên hà bị văng ra rất xa, khiến cho sau đó nó không còn nguyên liệu để hình thành những ngôi sao mới. Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến cho rằng lực hấp dẫn rất lớn của hố đen khiến cho dòng bụi khí không thể tập trung để hình thành những ngôi sao (trong những thiên hà có kích thước nhỏ).

    7. Khối lượng hố đen lớn hơn rất nhiều so với những gì chúng ta từng nghĩ

    Các nhà khoa học tin rằng khối lượng của các hố đen khổng lồ tại trung tâm các thiên hà có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với những tính toán trước đây, có thể lớn hơn gấp 40%. Thông qua việc quan sát và nghiên cứu hố đen được mệnh danh là “Eye of Sauron”, các nhà khoa học càng khẳng định được niềm tin trên.

    07

    Sở dĩ được gọi là Eye of Sauron là vì hố đen này có một đĩa bụi khổng lồ xung quanh khiến cho nó rất giống với hình dạng của con mắt Sauron trong bộ phim Lord of the Rings. Hố đen này nằm ở giữa thiên hà NGC 4151. Các nhà khoa học đã tính toán khoảng cách từ hố đen nay đến Trái đất là khoảng 13-95 triệu năm ánh sáng.

    Tuy nhiên với một kỹ thuật hoàn toàn mới, các nhà khoa học đã có thể đo chính xác tới 95% khoảng cách từ Trái đất đến hố đen Eye of Sauron là khoảng 62 triệu năm ánh sáng. Nhờ kỹ thuật mới này đã giúp họ tính toán khối lượng của hố đen một cách chính xác hơn và theo như kết quả thu được thì con số đó lớn hơn gấp nhiều lần những gì chúng ta vẫn tin trước đó.

    8. Bản chất lực hấp dẫn của hố đen

    Cho đến nay, nhiều nhà khoa học vẫn tin rằng lực hấp dẫn không-thời gian là ổn định và không thể hỗn loạn. Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới đây của 3 nhà khoa học Canada thì trường hấp dẫn có tính chất giống như chất lỏng. Nó là hỗn loạn, giống như một xoáy nước.

    Lý thuyết này giúp giải thích sự hình thành những đĩa bụi hình xoáy ốc khi bị hút vào hố đen, tuy nhiên nó cũng mở ra một điều thắc mắc cũng như tò mò của nhiều người, đó là ở trung tâm của hố đen có lực hấp dẫn hay không. Nếu giống như một xoáy nước, nghĩa là bất vì vật chất nào tiếp xúc vào bên cạnh của hố đen sẽ bị nó nuốt chửng. Tuy nhiên nếu đi theo chiều vuông góc vào thẳng trung tâm của hố đen thì có thể sẽ không bị tác động của lực hấp dẫn.

    Tuy nhiên đây mới chỉ là lý thuyết, các nhà khoa học vẫn còn phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu, có thể là thử nghiệm thực tế bằng phương pháp dò sóng hấp dẫn. Giống như việc đo gió trong những cơn bão, bằng cách gửi những tàu thám hiểm tiếp cận hố đen. Mặc dù vậy khoảng cách từ Trái đất đến các hố đen là rất xa, do đó sẽ còn rất lâu nữa chúng ta mới có thể khám phá hết những điều bí ẩn xung quanh hố đen.

    9. Sự mất tích bí ẩn của các sao xung Pulsar

    Sao Pulsar là những ngôi sao neutron tàn dư còn lại của những ngôi sao sao khi chết. Chúng có đặc điểm là tốc độ quay rất cao và phát ra bức xạ rất mạnh khiến chúng phát sáng như những ngọn hải đăng trong vũ trụ. Với số lượng ngôi sao đã chết rất nhiều tại trung tâm dải Ngân hà, các nhà khoa học dự tính phải có khoảng 50 Pulsar có thể quan sát được, tuy nhiên trên thực tế họ mới chỉ quan sát được một Pulsar trong dải Ngân hà.

    09

    Đó là một điều bí ẩn kỳ lạ, có khá nhiều giả thuyết khác nhau được đưa ra để giải thích điều này. Một trong số đó được công nhận là các sao Pulsar xoay với vận tốc rất cao này đã thu hút cả các hạt vật chất tối tại trung tâm của thiên hà. Trong khi vật chất tối là vô hình và không thể quan sát được, chúng ta chỉ có thể phát hiện qua tác động của lực hấp dẫn của vật chất tối lên những vật chất khác.

    Chính vì vậy mà chúng ta không thể quan sát được các sao Pulsar này. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở đó, việc hút vật chất tối vào các ngôi sao Pulsar khiến cho khối lượng của chúng tăng lên gấp nhiều lần, đủ để hình thành nên một hố đen. Trong khi đó lượng vật chất tối tại trung tâm Ngân hà là rất dồi dào, có thể góp phần tạo nên nhiều hố đen mới.

    10. Vũ trụ có thể được tạo ra từ một hố đen 4 chiều

    Chúng ta vẫn đặt ra giả thuyết vũ trụ được hình thành từ một điểm kỳ dị với khối lượng vô cùng lớn bởi vụ nổ Big Bang, tuy nhiên các nhà khoa học chưa thể giải thích điểm kỳ dị này ở đâu ra. 3 nhà nghiên cứu tại Viện Perimeter đã đưa ra một giả thuyết mới để giải thích điều này.

    10

    Họ cho rằng vũ trụ của chúng ta bắt đầu từ một siêu tân tinh khổng lồ tự sụp đổ một phần tạo thành hố đen và sau đó nó hút phần vật chất còn lại để tạo thành một điểm kỳ dị có khối lượng vô cùng lớn. Tuy nhiên một hố đen thông thường là không thể hút toàn bộ vật chất ở xung quanh của nó vì chân trời sự kiện là một mặt phẳng 2D.

    Do đó hố đen này phải có chân trời sự kiện 3D (3 chiều), đồng nghĩa với nó phải là một hố đen 4D. Trong khi đó vũ trụ hiện tại của chúng ta chỉ là vũ trụ 3 chiều, chúng ta vẫn chưa có kiến thức nào về chiều không gian thứ 4 này. Mặc dù vậy các nhà khoa học tỏ ra rất lạc quan với giả thuyết này, đơn giản vì nó vẫn còn bí ẩn mà có thể đến một lúc nào đó các nhà khoa học có thể lý giải.

    Theo Listverse

    >>10 sự thật kinh ngạc về các hố đen trong vũ trụ (Phần I)

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày