Mặc dù chỉ còn là một quân bài "lót tay" cho những hãng công nghệ khác nhưng thương hiệu Motorola với tuổi đời hình thành và phát triển lên tới gần 90 năm vẫn chưa bao giờ "cũ" trong lòng mọi người.
Được hình thành vào tháng 9/1928 và cho tới những năm đầu của thế kỷ 21, Motorola đã trở thành một công ty công nghệ đa quốc gia hàng đầu nước Mỹ cũng như trên thế giới. Trải qua qua bao thăng trầm với nhiều trồi sụt trong lĩnh vực kinh doanh và sự vươn lên của những hiện tượng trong giới công nghệ như Apple, Samsung và Motorola nay chỉ còn là "cái bóng" của chính mình.
Từng nhớ vào tháng 1/2011, Motorola đã chia tác thành hai công ty độc lập: Motorola Mobility và Motorola Solutions sau khi mất 4,3 tỷ USD trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2009. Rồi đến tháng 8/2011, Google xác nhận đã đồng ý mua lại Motorola với giá 12,5 tỷ USD nhằm bảo vệ nền tảng Android khỏi các vụ kiện bản quyền từ các đối thủ Apple, Microsoft và các công ty khác.
Và cái kết đau lòng tiếp theo đến vào ngày 29/1/2014, Google tuyên bố sẽ bán Motorola Mobility cho công ty công nghệ Trung Quốc Lenovo với giá 2,91 tỷ USD. Việc mua lại đã được hoàn tất vào ngày 30/10/2014.
Nhưng tất thảy trên đây mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm gọi tên Motorola. Hãng công nghệ nước Mỹ một thời vẫn ẩn chứa nhiều thông tin thú vị mà chắc chắn rằng bạn khó có thể biết đến. Bài viết được trang Android Authority giới thiệu dưới đây sẽ đem đến những câu chuyện không cũ nhưng cũng chẳng mới về Motorola.
Motorola đã phát minh hệ thống radio cho xe hơi
Nếu bạn nghĩ rằng Motorola chỉ chạy theo đám đông? Xin thưa bạn đã lầm bởi ít ai biết rằng hãng đã cho ra đời rất nhiều phát minh còn hữu ích cho tới ngày nay. Đơn cử như hệ thống radio cho xe hơi ra mắt lần đầu tiên vào năm 1930. Thiết bị này ban đầu chỉ được gắn trên xe của cảnh sát Mỹ nhưng sau đó đã trở thành một hệ thống thông tin liên lạc hai chiều phổ biến.
Bộ đàm
Trở lại cách đây 10 năm, radio hai chiều không còn được sử dụng trên xe hơi. Liên lạc thông qua di động đã bùng nổ một cách mạnh mẽ nhờ sự ra đời của SCR-300, chiếc bộ đàm đầu tiên trên thế giới.
Máy nhắn tin
Tiếp nối những đổi mới trong thế giới di động, Motorola cũng là hãng công nghệ đầu tiên cho ra mắt máy nhắn tin vào năm 1956. Motorola gọi đó là máy nhắn tin radio Handie-Talkie và thiết bị này được sử dụng chủ yếu tại các bệnh viện trong phạm vi 40 km.
Điện thoại di động cũng là phát minh của Motorola
Nokia có thể là hãng đứng đầu về số lượng điện thoại bán chạy nhất mọi thời đại, trong khi Apple và Samsung hiện đang là hai hãng sản xuất di động chiếm thị phần lớn nhất thế giới. Tuy nhiên khi nhắc đến những sản phẩm đổi mới và mang tính cách mạng, chúng ta dường như không thể bỏ qua cái tên Motorola. Công ty công nghệ nước Mỹ đã phát minh ra điện thoại di động lần đầu tiên có tên DynaTAC 8000X vào năm 1983.
Mười năm trước, các cuộc gọi lần đầu tiên đã được thực hiện bằng điện thoại di động. Lúc đó, nhân viên có tên Martin Cooper của Motorola đã liên lạc với nhân viên Joel Engel của nhà mạng AT&T.
Cái tên Motorola xuất phát từ điều gì
Tên gọi Motorola xuất phát từ chính sản phẩm đầu tiên của hãng là hệ thống radio trên xe hơi. Từ "Motor" rõ ràng xuất phát từ chữ viết tắt liên quan đến xe hơi trong khi "ola" chỉ đơn giản là một cụm từ kết thúc phổ biến trong tên gọi của nhiều công ty thời bấy giờ.
Trước đây, Motorola từng khởi nghiệp là một công ty sản xuất bộ cấp nguồn cho radio có tên Galvin Manufacturing Corporation tại thành phố Chicago, Illinois, Mỹ. Chủ sở hữu công ty là Paul Galvin và cũng chính là người đã quyết định đổi tên công ty thành Motorola sau này.
Được biết, hãng bán radio mang thương hiệu Motorola lần đầu tiên vào 23/6/1930.
Công ty radio đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng
Ắt hẳn bạn sẽ thấy khó hiểu tại sao Motorola lại có mối liên hệ gì với sự kiện Nei Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng lần đầu tiên vào tháng 7/1969. Đó chính là bởi câu nói bất hủ: "Một bước đi nhỏ của một người nhưng là bước nhảy vọt vĩ đại của nhân loại" của Nei Armstrong. Chính Motorola là hãng đã cung cấp bộ tiếp sóng radio gửi thông điệp đó về Trái Đất.
Công ty đã sản xuất ra chiếc điện thoại bán chạy nhất trong lịch sử
Motorola khó so sánh với Nokia và Samsung về lượng điện thoại bán chạy hàng đầu nhưng chắc chắn rằng, hãng công nghệ nước Mỹ vẫn có mặt trong danh sách những hãng sở hữu sản phẩm di động bán chạy nhất lịch sử. Đơn cử là chiếc điện thoại vỏ sò Motorola RAZR đã từng nắm giữ doanh số hàng đầu tại thị trường Mỹ và đang tiếp tục là một trong những chiếc điện thoại bán chạy nhất thế giới với hơn 130 triệu đơn vị.
Nhờ Motorola, chúng ta đã có trình duyệt web trên di động
Motorola iDEN i1000 Plus chính là mẫu smartphone đầu tiên có thể sử dụng trình duyệt di động, email, các ký tự chữ và số. Tất nhiên, chiếc smartphone này cũng có thể gọi điện, gửi tin nhắn, radio hay thậm chí là gửi fax.
Điện thoại Motorola StarTAC - nhẹ như lông hồng
Bạn đã từng nghe tới chiếc Motorola StarTAC? Mẫu điện thoại di động ra mắt vào năm 1996 này được khẳng định là chiếc điện thoại nhẹ nhất được tung ra trên thế giới với trong lượng chỉ khoảng 88 gram. Đặc biệt, StarTAC cũng là chiếc điện thoại vỏ sò đầu tiên ra mắt thị trường di động.
Motorola hiện thuộc sở hữu của Lenovo?
Thực tế chỉ có bộ phận di động (Motorola Mobility) được Google bán cho Lenovo với giá 2,91 tỷ USD. Công ty vẫn đặt trụ sở tại Chicago và tiếp tục sử dụng thương hiệu Motorola nhưng Liu Jun, chủ tịch mảng kinh doanh thiết bị di động của Lenovo đã trở thành chủ tịch của Motorola Mobility.
Trong khi đó, bộ phận Motorola Solution hiện đã bán mảng kinh doanh giải pháp di động doanh nghiệp cho công ty Zebra Technologies trong một thương vụ hoàn tất vào tháng 10/2014. Trước đó, mảng kinh doanh mạng (Networks) cũng đã được bán lại cho Nokia Siemens Networks với giá 1,2 tỷ USD từ hồi tháng 4/2011. Được biết trong quá khứ, Motorola Solution là mảng kinh doanh lớn thứ hai của Motorola xét về tổng doanh thu.
Tiến Thanh/Theo Diễn Đàn Đầu Tư
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI