100 ứng cử viên sáng giá cho Goldman Sachs cũng không thể tránh khỏi sai lầm này khi đi phỏng vấn

    Phuonlinn,  

    Nếu bạn nhận được lời mời phỏng vấn thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đã chạm một tay tới công việc mơ ước. Dưới đây là sai lầm mà ngay cả những ứng viêu ưu tú nhất cũng mắc phải.

    Trước khi trở thành nhà đồng sáng lập Solemates - công ty chuyên kinh doanh dòng sản phẩm bảo vệ giày dép cho phụ nữ vào năm 2009, Becca Brown đã có khoảng thời gian gần 6 năm công tác tại ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs.

    Cô Becca Brown.
    Cô Becca Brown.

    Brown đã đạt được tấm bằng cử nhân của đại học Harvard và MBA của đại học Columbia. Ở công ty cũ, cô đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, từ phân tích viên, cố vấn tài sản, chánh văn phòng đến thành viên trong nhóm tuyển dụng nhân sự đến từ Harvard và dành rất nhiều thời gian để phỏng vấn các ứng viên xin việc.

    Cô chia sẻ với Business Insider: “ Mỗi năm tôi đều phỏng vấn khoảng 20-30 ứng viên cho các vị trí nhân sự, do đó, trong khoảng thời gian còn làm việc tại Goldman Sachs, số ứng viên tôi đã từng phỏng vấn rơi vào khoảng hơn 100 người. Tôi nhận thấy sai lầm nghiêm trọng nhất mà các ứng viên mắc phải đó là họ quá cố gắng”.

    “Đây là lỗi khá phổ biến, tôi hiểu rằng các bạn đều muốn gây ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng, nhưng đôi khi việc chuẩn bị quá kỹ lưỡng khiến chúng tôi nghĩ rằng những gì bạn nói đều có kịch bản, bạn chỉ đơn giản đang diễn lại một cách chuyên nghiệp mà thôi”. Cô cũng giải thích thêm: “Các ứng viên nên trình bày thông tin một cách linh hoạt dưới hình thức một cuộc trao đổi chứ không nên quá cứng nhắc, máy móc”.

    Hãy tự tin, hãy là chính mình!
    Hãy tự tin, hãy là chính mình!

    Một lí do khác được cô đưa ra để minh chứng quá cố gắng là một sai lầm phổ biến đó là “Các cuộc phỏng vấn thường khá áp lực, và không phải ứng viên nào cũng có thể dễ dàng vượt qua nỗi lo lắng để thể hiện bản thân một cách trọn vẹn”. Theo cô, mọi người thường cố che giấu nỗi lo lắng bằng cách tỏ ra mình rất tự tin, tuy nhiên, các nhà tuyển dụng vẫn chú ý và nhận ra được điều này.

    Thêm vào đó, “cách ứng viên vượt qua sự căng thẳng là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc. Kiểm soát sự căng thẳng là một phần của công việc, kể cả đó là công việc trí óc hay công việc chân tay”.

    Vì vậy, hãy làm những gì bạn có thể để lấy lại bình tĩnh và hãy luôn là chính bạn. Brown kết luận rằng: “Đừng quá cố gắng để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hay để che giấu sự lo lắng của bản thân… bởi đôi khi việc làm này còn hại bạn nhiều hơn là giúp bạn. Nếu bạn thực sự muốn tạo ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng, hãy học cách điều chỉnh tâm trạng của bạn tốt trước đã”.

    Tham khảo Business Insider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày