Cùng xem những bức ảnh tuyệt đẹp mà nhân vật chính không ai khác chính là các nhà du hành vũ trụ của NASA.
Bước trong không gian cùng tôi
Không dành cho những người nhát gan, bước trong không gian (spacewalking) là hành động thực hiện các hoạt động bên ngoài phạm vi an toàn của tàu vũ trụ. Tên gọi chính xác của nó là "hoạt động ngoài tàu vũ trụ" (extravehicular activity), viết tắt là EVA.
Hình ảnh trên cho thấy phi hành gia Robert L. Stewart trong sứ mệnh STS-41-B đang bay cách khoang tàu Challenger Space Shuttle một vài mét vào ngày 12/2/2984, sử dụng một bộ jetpack (dụng cụ bay phản lực) được thiết kế đặc biệt dành cho EVA.
Từ sứ mệnh Gemini 4 vào năm 1965, các phi hành gia NASA đã thực hiện được spacewalk trên mặt trăng, cũng như ngoài các tàu vũ trụ tại trạm vũ trụ quốc tế ISS, và họ đã chụp được nhiều bức ảnh choáng ngợp trong quá trình đó.
Buzz Aldrin
Hình ảnh của Buzz Aldrin trên bề mặt Mặt trăng là một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng nhất trong bộ sưu tập hình ảnh của tàu Apollo 11, và cả trong lịch sử NASA nữa. Aldrin đi bộ trên Mặt trăng vào ngày 20/7/1969 cùng đồng sự Neil Armstrong. Trong hình ảnh trên, các dấu chân tràn ngập trên bề mặt sỏi đá của Mặt trăng ở phía bên trái, còn ở góc phần tư dưới bên phải bạn có thể thấy chân của mô-đun mặt trăng "Eagle.
Tất nhiên, người phản chiếu trong chiếc mũ của Aldrin không ai khác ngoài Neil Armstrong.
Buzz Aldrin xách đồ trên Mặt trăng
Buzz Aldrin, người đàn ông thứ 2 bước trên mặt trăng, tiếp tục xuất hiện trong hình ảnh chụp bởi Neil Armstrong, với hậu cảnh là không gian vũ trụ đen kịt.
Nói một cách vui vẻ thì điệu bộ của Aldrin trong ảnh trên y hệt như ông đang đợi xe Uber không gian tới rước mình đi vậy, nhưng hành lý của ông ở đây thực ra là 2 bộ dụng cụ thí nghiệm: bộ dụng cụ thí nghiệm địa chấn thụ động (tay trái) và bộ Laser Ranging Retroflector (tay phải). Ảnh được chụp vào ngày 20/7/1969.
Người Mỹ đầu tiên thực hiện spacewalk
Vào năm 1965, Edward H. White II đã trở thành người Mỹ đầu tiên trôi tự do trong không gian.
Được nối với tàu vũ trụ Gemini bằng một sợi dây nối với thắt lưng dài 7.62 mét và một sợi dây khác bọc băng keo vàng dài 7 mét, đội mũ với kính mạ vàng để bảo vệ các tia mặt trời, hình ảnh của phi hành gia này thể hiện hoàn hảo ý tưởng rằng bạn sẽ luôn luôn "rơi" trong không gian.
Cú spacewalk làm nên lịch sử của Kathryn D. Sullivan
Một khoảnh khắc lịch sử của NASA diễn ra trong sứ mệnh STS 41-G, khi Kathryn D. Sullivan trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên thực hiện spacewalk. Trong hình ảnh trên, chụp vào ngày 11/10/1984, Sullivan đang kiểm tra then cửa của ăng-ten Shuttle Imaging Radar-B trên tàu Challenger, vốn được dùng để chụp hình Trái đất.
Một số vấn đề xảy ra với ăng-ten đã khiến hoạt động thu thập dữ liệu trong sứ mệnh STS 41-G bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến việc các phi hành gia chỉ thu thập được 20% dữ liệu khoa học so với kế hoạch đề ra.
Bruce McCandless bay solo
Bruce McCandless bay lơ lửng phía trên Trái Đất, với hậu cảnh đằng sau là khoảng không trống trải của vũ trụ, chính là màn spacewalk không nối dây đầu tiên trong lịch sử. Ông đạt khoảng cách tối đa 97.5 mét tính từ tàu Orbiter, bằng cách sử dụng bộ điều khiển bằng tay (MMU) vốn tạo lực đẩy từ khí gas nitrogen.
MMU đã bị cho nghỉ hưu vào năm 1984, sau một đợt đánh giá tiêu chuẩn an toàn theo sau thảm họa Challenger.
McCandless là một phần trong sứ mệnh STS 41-B, bay trên tàu vũ trụ Challenger vào tháng 2/1984.
Cú rơi không nối dây đáng sợ của Mark Lee
Trên cao 241km so với những đám mây trên Trái Đất, Mark C. Lee đã trôi tự do trong không gian. Sau lưng ông là bộ cứu trợ Simplified Aid for EVA Rescue (SAFER), một jetpack mà các spacewalker (người thực hiện spacewalk) mặc trong trường hợp khẩn cấp. Nếu một phi hành gia bất ngờ bị tuột khỏi trạm không gian hay tàu vũ trụ trong quỹ đạo, hệ thống SAFER sẽ cho phép họ tự giải cứu chính mình. SAFER là phiên bản đơn giản hóa của MMU mà Bruce MacCandless đã từng sử dụng vào năm 1984.
Tất nhiên, chưa một phi hành gia nào xui xẻo phải dùng đến hệ thống SAFER cả. Hình ảnh trên được chụp trong khi Lee thử nghiệm bộ kit vào ngày 16/9/1994.
Xây dựng trạm không gian quốc tế ISS cần nhiều thời gian
Vào năm 2007, Michael E. Lopez-Alegria, đã spacewalk đến 6 tiếng 40 phút nhằm hỗ trợ việc xây dựng trạm vũ trụ ISS. ÔNg là chỉ huy của tàu Expedition 14, ở trong không gian đến 215 ngày và đạt được kỷ lục chuyến bay dài nhất vào thời đó. Ông hiện đang giữ kỷ lục NASA về tổng thời gian spacewalk ở mức 67:40 tiếng.
Trong cuộc thám hiểm này, một thành viên khác của phi hành đoàn - Mikhail Tyurin của Nga - đã đánh một trái golf từ bên ngoài khoang airlock.
Hôm nay làm việc ở đâu? Không gian chứ đâu!
Dù đang cười, nhưng nếu yếu tim, bạn sẽ thấy dường như phi hành gia Ricky Arnold sắp rơi tự do từ trạm vũ trụ ISS trong một lần tiến hành spacewalk vào tháng 6/2018.
Trong lần spacewalk này, Arnold và chỉ huy Drew Feustel đã cài đặt vài chiếc camera mới lên ISS để có cái nhìn tốt hơn khi các tàu vũ trụ thương mại như SpaceX Crew Dragon và Boeing Starliner bắt đầu được phóng lên.
Chỉ huy Feustel dạo chơi tại ISS
Được chụp trong lần spacewalk thứ 7 của Feustel hồi tháng 3/2018, trong hình chúng ta có thể thấy anh này đang cài đặt các ăng-ten viễn thông không dây trên mô-đun Tranquility, với chức năng tạo oxy cho phi hành đoàn và tái chế nước thải. Nó còn chứa một trong các toilet của trạm không gian ISS nữa.
Chụp selfie ở một tầm cao mới
Trong không gian, không ai biết bạn đang selfie.
Ricky Arnold chụp ảnh phản chiếu trong chiếc mũ của mình tại ISS, với hậu cảnh là Trái Đất, vào ngày 16/5/2018.
Cả Instagram sẽ phát điên vì tấm ảnh này cho mà xem, nếu anh ấy đăng lên với hashtag #space #picoftheday.
Tham khảo: CNET
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"