13 "cái chết" đau xót của những sản phẩm công nghệ một thời để nhớ

    NPQM,  

    Có lẽ cộng đồng giới công nghệ trên thế giới sẽ không thể nào quên được những thiết kế nổi bật và ấn tượng nhưng cuối cùng lại không được số phận ủng hộ.

    Công nghệ là minh chứng cho khả năng, trí tuệ tài hoa, điêu luyện và đột phá của con người, nhưng “phá” quá thì điều gì đến cũng phải đến: Chắc chắn sẽ xảy ra “đổ vỡ”.

    Đối với mọi thành tựu, thiết kế mang tầm cỡ thời đại hay phổ biến trên phạm vi toàn cầu như dòng Windows của Microsoft, iPhone của Apple, bộ máy tìm kiếm mạnh mẽ Google hay Kindle từ Amazon, đi kèm với chúng là hàng tá những ứng dụng, dịch vụ đã bị “rơi vào quên lãng”, khiến ta vẫn còn chưa hết bất ngờ và bàng hoàng vì sự ra đi của chúng.

    Đôi khi lý do đơn giản đến từ những biến chuyển thất thường trong tâm lý chạy theo xu hướng chung của khách hàng, như số phận máy chụp ảnh/quay phim Flip. Hoặc Google Reader là một ví dụ minh họa tiêu biểu cho sự thật phũ phàng liên quan đến quy luật đào thải của tự nhiên “Kẻ mạnh là kẻ chiến thắng”: Ứng dụng này bị ngưng hỗ trợ vì lượng người sử dụng không đủ cạnh tranh với đối thủ cùng lĩnh vực. Nhìn tổng thể, chúng “biến mất”, nhường chỗ cho những thế hệ sau ngày một hiện đại, tân tiến hơn.

    Dưới đây là 13 sự kiện nổi bật nhất gắn liền với “vết thương lòng đau xót” của những sản phẩm từng được đón nhận vô cùng nồng nhiệt nhưng, thật vậy, không gì là mãi mãi.


    Chiếc Motorola Razr, lần đầu ra mắt vào năm 2004, là một trong những gương mặt sáng giá và phổ biến nhất trên thị trường điện thoại lúc bấy giờ, nhờ vào thiết kế mỏng quyến rũ, độc đáo. Năm 2008, sự phát triển mạnh mẽ của smartphone đã lấn át, khiến cho Razr không còn đủ “đất dụng võ” để có thể tiếp tục sự thống trị của mình.

    Tuy nhiên, nhãn hiệu “Razr” lại một lần nữa được khôi phục vào năm 2011, dành cho một dòng sản phẩm smartphone Android, nhưng không bao giờ sánh ngang được với vinh quang của ngày trước.


    Google Reader là một trong những dịch vụ được mở ra sớm và rộng rãi nhất với mục đích phục vụ nhu cầu cập nhật tin tức trực tuyến. “Cái chết tức tưởi” của Google Reader vào năm 2013 thật sự là một cú sốc khó tin với cộng đồng fan trung thành như lý do đã đề cập. Cho đến nay nhiều người vẫn còn nhắc lại sự kiện này với cảm xúc tiếc nuối.


    Tiếp theo, chiếc máy quay video Flip là một tiêu chuẩn lý tưởng thời bấy giờ cho một thiết bị quay phim đơn giản mà hiệu quả, phổ biến trong khoảng thời gian từ 2006-2011. Pure Digital, công ty phát minh nên Flip, được mua lại bởi Cisco vào năm 2009. Sau quyết định từ bỏ lĩnh vực công nghệ thị trường của Cisco, Flip đã bị ngừng sản xuất.

    Điều này là hậu quả tất yếu đến từ việc thiết kế của smartphone ngày càng được tối ưu hóa, đặc biệt là khi iPhone tích hợp camera nhanh và sắc nét, khiến cho nhu cầu sở hữu một chiếc máy quay tách rời không còn được đặt lên hàng đầu.


    Máy chơi game Sega Dreamcast được tung ra thị trường những năm cuối thập niên 1990, đón nhận nhiều sự hưởng ứng nồng nhiệt, gắn liền với những tựa game kinh điển như Soul Calibur hay Sonic Adventure. Nhưng chưa đầy 2 năm sau, Sega ra công bố rời khỏi cuộc chơi trong lĩnh vực sản xuất máy chơi game, đồng thời đình chỉ vô thời hạn dự án phát triển Dreamcast.


    Tiếp tục, không thể không kể đến một app hit vào năm 2013: Ứng dụng lịch Sunrise trên Android và iPhone. Năm 2015, Microsoft mua lại Sunrise với giá 100 triệu USD, để rồi hiện tại đang ở trong hoàn cảnh nghiệt ngã không thể xoay chuyển được: Sunrise sẽ chính thức dừng hoạt động và phát hành hoàn toàn kể từ ngày 31/8/2016.


    Vào năm 2013, Facebook bỏ ra 85 triệu USD để sở hữu Parse, một công ty hoạt động trọng tâm trong việc hỗ trợ các nhà phát triển, lập trình ứng dụng di động. Thoạt tiên, đó được coi là một bước đi đúng đắn của Facebook, nhưng theo công bố mới nhất, sẽ không còn ai nhắc đến cái tên Parse nữa vào 28/1/2017.


    Ứng dụng Mailbox đến từ Orchestra Software phát triển trên iPhone (2013) là một hiện tượng khó mà bỏ qua, khi hàng triệu người bị cuốn hút bởi những tính năng độc đáo trong việc lọc và phân loại email của nó. Một tháng sau, Dropbox mua lại Orchestra, sau đó vào năm 2016, Mailbox bị gián đoạn vì sự cố liên quan đến việc tổ chức dữ liệu hệ thống.


    Google Glass, thiết bị đeo nổi tiếng của “ông lớn” ngành công nghệ này, về thực chất, nhận được nhiều phản ứng trái chiều thay vì hưởng ứng như dự đoán ban đầu. Nhưng cũng không có ai biết trước đước rằng: Tháng 1/2015, dự án Google Glass thế hệ đầu tiên bị từ bỏ, với lý do chưa sẵn sàng cho thị trường và nhu cầu hiện nay. Có lẽ những phiên bản tiếp theo trong tương lai sẽ hứa hẹn cho ra mắt nhiều đặc điểm, tính năng hấp dẫn, thành công hơn.


    Tháng 1/2014, là đỉnh điểm của phong trào chơi Flappy Bird – game mobile với độ khó “không tưởng” đến từ nhà lập trình app Nguyễn Hà Đông. Anh được cho là thu về 50.000 USD/ngày chỉ nhờ vào bản quyền quảng cáo xuất hiện trong game. Tháng 2/2014, anh đã gỡ bỏ ứng dụng khỏi App Store, nguyên nhân đến từ áp lực nặng nề của công việc lẫn dư luận.


    Aereo là một nền tảng xem video, TV online khởi động vào năm 2012. Nhưng Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sau đó đã đưa ra quyết định đình chỉ cung cấp dịch vụ này vì những cáo buộc liên quan đến vi phạm bản quyền. Aereo tạm ngừng hoạt động cuối năm 2014, để rồi sau đó phân phối toàn bộ tài sản lại cho Tivo với tổng giá trị 1 triệu USD vào đầu năm 2015.


    Zune – cái tên quen thuộc với cộng đồng đam mê âm nhạc của Microsoft cũng có số phận tương tự, với “tuổi thọ” kéo dài từ năm 2006 đến 2011. Tất nhiên, dù chưa thể sánh được về sự ưa chuộng đối với dòng iPod của Apple, Zune là gương mặt tiên phong trong việc ứng dụng tính năng Music Pass, tiền thân của Spotify và Apple Music hiện nay.


    Nói đến iPod, Apple thật sự đã gây nên một bước ngoặt tiêu cực trong tâm lý của các fan "táo khuyết" khi dừng sản xuất phiên bản Classic vào cuối năm 2014. Đúng như tên gọi của nó - Classic, thiết kế kinh điển nguyên gốc mang phong cách Clickwheel, bắt nguồn từ chiếc iPod 2001, nay sẽ chỉ còn tồn tại trong ký ức.


    Cuối cùng, đáng buồn nhất là khi dự án Disney Infinity đã bị ngưng phát triển ngay từ trong "trứng nước" khi còn chưa kịp ra mắt chính thức, theo thông báo mới nhất gần đây vào tháng 5/2016. Đặc điểm nổi bật của mạng lưới này là nó cho phép người chơi lựa chọn và mua những nhân vật phong phú và đa dạng, sau đó có thể tương tác, tham gia vào các loại hình giải trí thú vị, hấp dẫn.

    Hơn nữa, sự kiện này dẫn tới một nỗi thất vọng, hụt hẫng bất ngờ dành cho những người đang kỳ vọng vào thành công đầy hứa hẹn của Disney Infinity, khi một vài công bố trước đó cho biết, phiên bản tiếp theo (nếu có) sẽ được cập nhật, tích hợp thêm nhiều hình mẫu nhân vật sinh động và ấn tượng từ bom tấn "Rogue One: A Star Wars Story" và những bộ phim được mong đợi khác từ Disney.

    Tham khảo: BusinessInsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ