18 thói quen xấu khiến bạn thất nghiệp

    PV,  

    Nhiều người trước khi tìm thấy công việc phù hợp phải trải qua không ít lần phỏng vấn và gặp thất bại bởi những thói quen xấu.

    Theo Business Insider, dưới đây là 18 thói quen xấu khiến bạn mất điểm ngay từ vòng phỏng vấn.

    1. Cẩu thả

    Bà Rosalinda Oropeza Randall - chuyên gia về nghi lễ, tác giả cuốn Don’t Burp in the Boardroom - chia sẻ: “Sơ yếu lý lịch là điều đầu tiên nhà tuyển dụng chú ý tới.

    Nếu mắc phải một lỗi dù nhỏ về chính tả và ngữ pháp trong CV, chắc chắn rằng ấn tượng ban đầu của bạn sẽ không tốt. Nhiều nhà tuyển dụng khó tính có thể loại thằng tay CV của bạn”.

    Kinh nghiệm phỏng vấn xương máu của nhiều người là không nên hút thuốc hay uống rượu ngay trước khi phỏng vấn.
    Kinh nghiệm phỏng vấn xương máu của nhiều người là không nên hút thuốc hay uống rượu ngay trước khi phỏng vấn.

    2. Không tìm hiểu trước

    "Nhà tuyển dụng thường để ý những ứng viên tìm hiểu kỹ về công ty cũng như vị trí họ ứng tuyển.

    Điều này thể hiện rằng bạn đã quyết định lựa chọn công việc sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, chứ không phải chọn bừa" - Rosemary Haefner, giám đốc nhân sự của CareerBuilder, cho biết.

    3. Cố gắng thu hút sự chú ý vào thứ không cần thiết

    Theo Randall, nếu bạn muốn sơ yếu lý lịch của mình thực sự nổi bật, hãy chú ý đến nội dung và cách trình bày CV. Sử dụng giấy màu với vô số loại phông chữ, thậm chí cả bìa hoa giấy tất nhiên sẽ khiến hồ sơ của bạn nổi bật, nhưng là theo cách khác.

    4. Hút thuốc, uống rượu

    Kinh nghiệm phỏng vấn xương máu của nhiều người là không nên hút thuốc hay uống rượu ngay trước khi phỏng vấn. Không nhà tuyển dụng nào cảm thấy dễ chịu khi phỏng vấn một ứng viên với miệng có mùi thuốc lá hay hơi rượu nồng nặc.

    5. Mất vệ sinh

    Dù khu bạn ở có bị cắt nước hay không, hãy nhớ tắm rửa sạch sẽ trước khi đi phỏng vấn. Thiếu chăm chút về ngoại hình sẽ khiến nhà tuyển dụng ngầm hiểu rằng, với công việc, thái độ của bạn cũng tương tự như vậy.

    6. Đến muộn

    Đúng giờ là điều quan trọng đối với bất cứ nhà tuyển dụng nào. Nếu ứng viên đến trễ, làm sao họ có thể tin bạn sẽ đi làm đúng giờ trong những ngày sau?

    Khi phỏng vấn, tốt nhất nên đến sớm hơn so với lịch hẹn khoảng 15 phút. Bạn nên ngồi một quán cà phê hay đi dạo, trước khi bước vào quá trình phỏng vấn.

    7. Nhắn tin trong lúc chờ

    Nếu bạn đến sớm hơn giờ hẹn phỏng vấn sẽ rất tốt. Tuy nhiên, bạn không nên nhắn tin trong khi chờ đợi. Điều này sẽ khiến bạn trông giống như đang xao nhãng, tâm trí ở một nơi nào khác.

    8. Chải chuốt ở nơi công cộng

    Mang theo một bộ dụng cụ chăm sóc tóc hoặc trang điểm tiện lợi khi đi phỏng vấn là việc rất nên làm. Tuy nhiên, thay vì tô lại son hay chải lại tóc ở khu vực lễ tân, bạn có thể đến sớm vài phút và chải chuốt trong phòng vệ sinh.

    Bạn không nên chải chuốt, trang điểm ở khu vực lễ tân khi chờ đợi đến lượt phỏng vấn.
    Bạn không nên chải chuốt, trang điểm ở khu vực lễ tân khi chờ đợi đến lượt phỏng vấn.

    9. Mang theo quá nhiều đồ

    Khi đi phỏng vấn, bạn chỉ nên mang theo sơ yếu lý lịch và các giấy tờ liên quan. Những vật dụng không cần thiết như điện thoại, túi xách, chai nước, bạn nên để ở xe, tránh vướng víu khi bắt tay nhà tuyển dụng.

    10. Ăn mặc không thích hợp

    Phong cách ăn mặc cũng được các nhà tuyển dụng soi xét. Nhiều ứng viên không chú ý vẻ bề ngoài mà luôn nghĩ rằng, kiến thức và kinh nghiệm mới là yếu tố quyết định.

    Tuy nhiên, ăn mặc quá nhếch nhác hay quá cầu kỳ… cũng khiến nhà tuyển dụng mất thiện cảm. Họ nghĩ rằng, bạn không tôn trọng, cũng như không phù hợp nét văn hóa của công ty.

    11. Nói không suy nghĩ

    Đây là thói quen tệ hại và gây bất lợi trong suốt quá trình tìm việc. Ví dụ, nói linh tinh với nhân viên lễ tân có thể khiến cơ hội tìm được việc của bạn bằng không.

    Lễ tân giống như tai mắt của công ty và những gì bạn nói với họ có thể sẽ được truyền tới giám đốc nhân sự.

    12. Ngắt lời khi đang nói

    Trong khi tham gia phỏng vấn, bạn tuyệt đối không được ngắt lời nhà tuyển dụng. Điều đó thể hiện bạn không tôn trọng họ hoặc thiếu kiên nhẫn.

    Lựa chọn sai thời điểm nói có thể khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

    13. Nói xấu công ty, đồng nghiệp cũ

    Trong buổi phỏng vấn, nếu bạn nói xấu công ty cũ nghĩa là bạn đang “tự đào hố chôn mình”. Nhà tuyển dụng chắc chắn lo ngại nếu phải tuyển một người nói xấu về công ty, đồng nghiệp cũ.

    Hoặc chẳng may, sếp công ty cũ quen biết với người đang phỏng vấn bạn thì bạn lại càng mất điểm, mất cơ hội. Nếu thật sự bạn có điều không hài lòng về công ty cũ của mình, thì tốt nhất cũng nên im lặng.

    Nói xấu công ty và đồng nghiệp cũ là điều cấm kị không được đề cập đến trong quá trình phỏng vấn.
    Nói xấu công ty và đồng nghiệp cũ là điều cấm kị không được đề cập đến trong quá trình phỏng vấn.

    14. Nói quá nhiều

    Nhiều ứng cử viên thường hay mắc phải lỗi này. Họ nói quá nhiều, không tập trung vào chủ đề then chốt, khiến câu trả lời trở nên lủng củng. Một nguyên tắc vàng ở đây là đừng bao giờ để câu trả lời của bạn quá dài.

    15. Văng tục

    Khi tham gia phỏng vấn, dù gặp phải bất kỳ tình huống nào, bạn cũng tuyệt đối không được văng tục, chửi thề. Đây là thói quen xấu, không nên thể hiện trước những người mới quen, đặc biệt là nhà tuyển dụng. Họ sẽ đánh giá bạn là người mất lịch sự, thiếu suy nghĩ, hay mất bình tĩnh.

    16. Nói dối

    Theo báo cáo của một cuộc khảo sát gần đây, 69% các nhà tuyển dụng không thích ứng viên nói dối, tự thêu dệt những việc không có.

    Nhà tuyển dụng là những người thâm niên trong ngành. Dĩ nhiên, họ biết nhiều hơn bạn.

    Nói dối cũng chỉ là "múa rìu qua mắt thợ". Hãy trả lời trung thực, thẳng thắn những câu hỏi của nhà tuyển dụng.

    17. Không biết sử dụng ngôn ngữ hình thể

    Mọi cuộc phỏng vấn đều khiến mọi người căng thẳng và áp lực. Vì vậy, trong quá trình trả lời câu hỏi, bạn có thể sử dụng ngôn ngữ hình thể để diễn tả, làm không khí trong phòng trở nên thoải mái hơn và thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn rất hứng thú với vị trí ứng tuyển.

    18. Không gửi thư cảm ơn nhà tuyển dụng

    Một việc quan trọng là bạn cần viết thư cảm ơn nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn xin việc, nhất là buổi phỏng vấn thứ hai. Gửi thư cảm ơn sau cuộc phỏng vấn là biện pháp nhấn mạnh sự hứng thú của bạn với vị trí và tạo ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng.

    Theo Trí thức trẻ/CafeBiz

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ