2 năm trước còn ngồi xe lăn, nhờ công nghệ mà nay cô gái này đã băng rừng lội suối hơn 3.200km

    Nguyễn Hải,  

    Công nghệ này không chỉ giúp đem lại hy vọng cho những bệnh nhân bị bại liệt hay các chứng bệnh ảnh hưởng đến vận động, mà còn giúp đem lại cảm hứng về cuộc sống cho những người khác.

    Khi bạn đang đọc bài viết này, cô Stacey Kozel đang tiếp tục đi bộ trên đường mòn Appalachian, dài 3.200 km đi qua 14 tiểu bang, năm công viên quốc gia và rất nhiều vùng địa hình đồi núi đầy khó khăn. Đường mòn này còn dài hơn khoảng cách 2.200 km từ Cao Bằng đến Cà Mau, hai vùng địa đầu của Việt Nam.

    Điều này thật đáng ngạc nhiên khi 2 năm trước cô vẫn ngồi trên một chiếc xe lăn và tưởng rằng sẽ không thể đi lại được nữa.

    Hiện tại, Kozel, 41 tuổi đang sử dụng hành trình đi bộ của mình để quảng bá khắp thế giới về một công nghệ mang tính cách mạng để biến việc tưởng chừng không thể này trở thành hiện thực.

    Một căn bệnh làm suy giảm khả năng đi lại

    Từ năm 19 tuổi, Kozel đã bị chuẩn đoán mắc bệnh lupus – một căn bệnh tự miễn khi nhiễm vào cơ thể, sẽ tấn công các mô và các tế bào của vật chủ. Căn bệnh này tấn công vào não và tủy sống của Kozel, làm ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của cô. Và đến tháng Ba năm 2014, một biến chứng nghiêm trọng bất thường đã làm cô gần như bất động toàn thân.

    Lúc đó tôi phải cần đến một chiếc xe lăn điện khi tôi xuất viện.” Kozel cho trang Insider biết trong một email của mình. “Tôi nhanh chóng mất mọi khả năng chuyển động, không thể ngồi dậy, hay ngẩng đầu lên – đó là một cảm giác thật tồi tệ.”

    Sau khi xuất viện, bằng cánh tay trái của mình – chi duy nhất của cô còn hoạt động tại thời điểm đó –cô sử dụng laptop và tìm kiếm các cách có thể giúp cô đi lại bằng đôi chân của mình. Đó là thời điểm cô phát hiện ra một công nghệ mới được gọi là C-Brace, loại nẹp chân được sản xuất bởi công ty chân tay giả của Đức, Ottobock và lần đầu giới thiệu tại Mỹ vào năm 2012.

    Trong khi các nẹp chân truyền thống chỉ dùng để hỗ trợ cho chân của bạn ở duy nhất một tư thế, đó là đứng thẳng. Chúng cho phép các bệnh nhân có thể đi lại được nhưng chỉ với một dáng đi cứng nhắc với cái đầu gối không gập lại được.

    Trong khi đó, C-Brace giống như một khung xương công nghệ cao giúp các bệnh nhân đi lại được.

    Nó có các máy tính và các cảm biến được gắn bên trong, có thể tự động điều chỉnh theo thời gian thực để hỗ trợ chân theo bất cứ vị trí nào – chứ không chỉ tư thế thẳng như các nẹp chân truyền thống. Chúng cho phép những người bị các chứng tổn thương thần kinh, hậu bại liệt và các mức độ khác nhau của việc mất khả năng đi bộ một cách thoải mái và tự nhiên (miễn là họ có thể đứng thẳng bằng chân của mình và duy trì một số chức năng ở hông). Cho dù mỗi chiếc nẹp chân này có chi phí đến 75.000 USD, Kozel vẫn quyết định có được chúng.

     Các tư thế vận động khác nhau khi sử dụng C-Brace.

    Các tư thế vận động khác nhau khi sử dụng C-Brace.

    Những thách thức để sử dụng công nghệ này

    Nhưng chi phí cao khủng khiếp không phải trở ngại duy nhất, trước khi có thể sử dụng công nghệ này, cô cần phải lấy lại khả năng vận động và điều khiển cho dây thần kinh và các cánh tay của mình. Vì vậy, Kozel đã trải qua nhiều tháng luyện tập thể lực và hoạt động trị liệu nặng nề cho đến khi cô có thể tự ngồi dậy và tự mình đi lại trong một chiếc xe lăn.

    Đó là khi cô hỏi bác sĩ của mình về C-Brace. Không ai trong nhóm phục hồi của cô từng nghe về chúng trước đây, nhưng họ đã viết cho cô một hướng dẫn điều trị - thậm chí còn giúp cô chiến đấu với công ty bảo hiểm đã từ chối chi trả cho các thiết bị này vì họ cho rằng “chúng không cần thiết.” Phải mất một năm, yêu cầu của Kozel mới được phê duyệt bởi công ty bảo hiểm và cô được trang bị những chiếc nẹp chân công nghệ cao – cuối cùng cô có thể tự đứng trên đôi chân của mình.

     Đường mòn Appalachian trên bản đồ.

    Đường mòn Appalachian trên bản đồ.

    Đến tháng Ba năm 2016, cô quyết định sẽ đi bộ trên chặng đường Appalachian với sự trợ giúp của C-Brace.

    Đối với Kozel, việc đi bộ đường dài này còn hơn chỉ để đạt được một thành tích cá nhân. Cô muốn quảng bá khắp thế giới về những chiếc nẹp chân, để những ai gặp khó khăn về vấn đề đi lại cũng có thể sử dụng chúng. Cô cũng muốn các công ty bảo hiểm nhận ra giá trị của các thiết bị này khi xem xét yêu cầu các khách hàng của họ.

    Nếu không có C-Brace, cô vẫn đang phải đẩy mình đi trên một chiếc xe lăn. Nhưng với những chiếc nẹp chân này, cô đã sẵn sàng để đi bộ du lịch trên một quãng đường 1.500 km mà không cần sự trợ giúp nào.

     Bức hình selfie của kozel khi cô lên đến đỉnh núi Big Cedar ở bang Georgia.

    Bức hình selfie của kozel khi cô lên đến đỉnh núi Big Cedar ở bang Georgia.

    Tôi hình dung ra rằng nếu tôi có thể cho các công ty bảo hiểm thấy, tôi có thể đi lên và xuống các ngọn núi, có thể họ sẽ biết rằng những thiết bị này là cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người khác.” Cô nói với trang WVIR.

    Vẫn còn một chặng đường dài phía trước nhưng cô sẽ không từ bỏ

    Cuối tuần này, cô sẽ đạt đến trạng thái mà những vận động viên đi bộ gọi là “điểm thỏa hiệp tâm lý” của hành trình: Harper’s Ferry, Virginia. Hiện tại cô vẫn chưa chắc chắn liệu mình có đi được đến điểm kết thúc của hành trình tại đỉnh Katahdin ở Maine hay không.

     Tấm biển cảnh báo những người ngồi xe lăn hay các phương tiện hỗ trợ di chuyển khác không nên đi qua con đường mòn này.

    Tấm biển cảnh báo những người ngồi xe lăn hay các phương tiện hỗ trợ di chuyển khác không nên đi qua con đường mòn này.

    Với phần lớn những người đi bộ, hành trình này sẽ mất từ 5 đến 7 tháng, với tôi có thể còn lâu hơn nữa.” Cô cho biết. “Thật không may, có rất nhiều lần tôi cần phải rời khỏi hành trình để sạc lại chiếc nẹp chân của mình và nghỉ ngơi. Tôi biết việc này sẽ rất khó khăn, và khả năng đi bộ đường dài của tôi sẽ không thể đi nhanh được.”

    Dù sao cô vẫn hy vọng hành trình của mình sẽ truyền cảm hứng cho người khác để họ chiến đấu với những khó khăn của riêng mình.

    Mọi người đều đang phải đấu tranh với điều gì đó – lupus, các chứng bệnh tự miễn khác, tàn tật, mất người yêu, hay thất nghiệp. Dù nó là gì đi nữa, tôi chỉ hy vọng mọi người đừng từ bỏ.” Cô cho biết. “Chúng ta không bao giờ biết những điều tích cực nào sẽ có trong tương lai trừ khi chúng ta tiếp tục bước tới.”

    Tham khảo TechInsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ