Một khám phá tưởng chừng như nhỏ bé nhưng lại khá quan trọng và thú vị của các nhà khoa học.
Hy vọng là tất cả chúng ta đều đang trải qua những khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong năm 2016, đặc biệt là khi năm nay sẽ là năm nhuận có thời gian dài hơn so với truyền thống. Cơ quan Giám sát hoạt động quay của Trái Đất (IERS) đã đưa ra thông báo chính thức rằng ngày 31 tháng 12 năm 2016, một “giây nhuận” sẽ được thêm vào thời điểm 23:59:59 tính theo Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC), hoặc 18:59:59 theo giờ chuẩn miền Đông (EST).
Trên thực tế, thời gian được tính theo tốc độ quay của Trái Đất đối với những thực thể vũ trụ tiêu chuẩn khác. Nhưng nếu chỉ phụ thuộc vào còng quay của địa cầu thì số liệu thực sự có thể không hoàn toàn chính xác. Do đó, sự ra đời của đồng hồ nguyên tử đã hỗ trợ đắc lực con người trong công việc theo dõi thời gian, và đó là vai trò biểu hiện bởi UTC.
Dù vậy, chúng ta vẫn muốn hai tiêu chuẩn - UTC và giờ quốc tế UT1 - có một mối quan hệ gần gũi mật thiết với nhau. Khoảng cách chênh lệch giữa chúng là rất nhỏ, thế nhưng viễn cảnh nó trở nên ngày càng lớn hơn lại không được ủng hộ lắm bởi các nhà khoa học. Vì thế, đôi khi sẽ có một giây được thêm vào đâu đó vào khoảng cuối tháng 6 hoặc cuối tháng 12. Khoảng thời gian nhỏ bé đó đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và cân bằng chênh lệch giữa UTC và UT1 chỉ cách nhau 0,9 giây.
Khái niệm “giây nhuận” được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1972 (năm dài nhất trong lịch sử với 1 ngày và 2 giây nhuận), và kể từ đó số liệu đã ghi lại được 26 giây nhuận thêm vào khoảng thời gian cách nhau có thể chỉ 6 tháng, những có khi cũng lên đến 7 năm. Lần gần đây nhất hiện tượng này xảy ra là ngày 30 tháng 6 năm 2015.
Bên cạnh đó, nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về những biến động trong tốc độ quay của Trái Đất, Trạm quan sát của Hải quân Mỹ đã áp dụng một công nghệ, kỹ thuật đo dữ liệu trong lĩnh vực thiên văn học với tên gọi VLBI, phát ra những sóng vô tuyến đi rất xa cùng độ chính xác cực kỳ cao. Dựa trên những kết quả phân tích thu thập được sau đó, các chuyên gia kết luận rằng tần suất xảy ra hiện tượng giây nhuận sẽ là 2 năm/lần.
Số giây nhuận trên có thể được thêm hoặc bớt đi khỏi giờ UTC, nhưng cho tới hiện nay chúng ta mới chỉ được chứng kiến những trường hợp thêm vào mà thôi. Điều này dẫn đến một vài giả thuyết cho rằng đến một ngày nào đó Trái Đất sẽ ngừng quay. Thế nhưng thực ra, theo thống kê ghi nhận từ những năm 1970, tốc độ quay của Trái Đất hiếm khi ổn định ở một mức duy nhất, thậm chí nhiều khi còn có xu hướng nhanh hơn. Vì vậy, số giây nhuận thêm vào cũng chỉ là rất nhỏ và tỉ lệ không đáng kể.
Tựu chung lại, chưa kể đến kết cục tương lai sẽ ra sao, nhưng điều chắc chắn hiện tại đó là năm 2016 của chúng ta sẽ khác biệt và dài hơn bình thường so với những năm trước.
Tham khảo: Iflscience
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín