25 bước đột phá vĩ đại nhất trong lịch sử game (phần cuối)

    Invisible,  

    Sự mới mẻ của dòng game phản ánh hiện thực đã và đang giúp cho không ít người chơi cảm thấy tự do và thoải mái hơn trong một cuộc sống mà con người nhiều lúc bị gò bó trong những khuôn khổ về không gian và nền văn hóa.

    10. Game bắn súng PvP, Doom…

    Nếu phải nói đến một tựa game FPS nổi tiếng vào những năm 90 thì chúng ta không thể không nhắc đến Doom. Doom được phát triển vào năm 1993 với cốt truyện viễn tưởng rất thú vị. Người chơi sẽ sắm vai người anh hùng đơn độc trên hành tinh đỏ chiến đấu bảo vệ Trái Đất khỏi sự tấn công của lũ quái vật ngoài hành tinh.


    Game sở hữu hình ảnh 3D vô cùng ấn tượng, những cải tiến trong các va chạm vật lý đầy sống động cùng hệ thống mạng multiplayer giúp người chơi không cảm thấy nhàm chán. Những yếu tố đó đã mang lại cho  game thành công với 10 triệu người chơi chỉ 2 năm sau khi phát hành. Thành công của Doom là chất kích thích cho sự bùng nổ của thể loại game FPS với sự ra mắt liên tục của các game phiêu lưu bắn súng có phong cách tương tự.


    Cũng là một game thể loại FPS nhưng với những thiết kế đặc biệt dành cho PvP, Counter Strike đã thực sự làm không ít các gamer phải mê mẩn. Với Counter Strike, chơi game cùng bạn bè chưa bao giờ lại dễ dàng và chân thực đến thế. Game mô phỏng cuộc chiến giữa lực lượng đặc nhiệm chống lại những âm mưu đánh bom và bắt cóc con tin của bọn khủng bố.
     
    Nếu một nhóm bạn cùng chơi với nhau, họ sẽ được chia thành hai phe và chiến đấu cho mục tiêu riêng của mình. Với đặc tính là một game đồng đội, Counter Strike sẽ giúp người chơi nâng cao kĩ năng hoạt động và phối hợp theo nhóm nhưng sẽ vẫn tồn tại những tình huống chiến đấu mà người chơi sẽ cần đến khả năng xử lý cá nhân.

    9. Sự ra đời của hội đồng đánh giá phần mềm giải trí (ESRB)

    Những cảnh hành động đầy máu me của Mortal Kombat Doom chắc chắn khiến cho không ít các bậc cha mẹ phải lo lắng cho sự ảnh hưởng của chúng tới tinh thần và tâm lý của các con. Do đó, vào năm 1994, các nhà phát hành game đã ngồi lại với nhau để cùng hỗ trợ cho hoạt động của hội đồng đánh giá phần mềm giải trí ESRB.
     
    Hội đồng có nhiệm vụ xác định rõ độ tuổi được phép chơi game cũng như đánh giá tác động của game với người chơi dựa trên sự xuất hiện của các yếu tố liên quan đến ma túy, bạo lực, nude. ESRB là một hội đồng kín, hoạt động bí mật mà không một thông tin nào về người tham gia đánh giá hay những tiêu chí đánh giá được lộ ra ngoài.


    Sự có mặt của ESRB trong ngành công nghiệp game đã giúp cho các sản phẩm game được kiểm soát tốt về các tiêu chuẩn đạo đức, pháp luật. Nhờ đó, game sẽ thực sự mang mục đích giải trí một cách thuần khiết mà không bị nhiễm bẩn bởi các yếu tố không lành mạnh.

    8. Sự trỗi dậy của MMO

    Chưa bao giờ những game MMO được các game thủ để ý tới nhiều như khi mà EverQuest xuất hiện. EverQuest được Sony phát hành vào năm 1999 với không nhiều kì vọng nhưng bất ngờ đã xảy ra khi chỉ trong một thời gian ngắn, game đã đạt được thành công rực rỡ. Tính tới năm 2004, số lượng người chơi EverQuest được ước tính là trên bốn trăm ba mươi ngàn người, một con số kỉ lục đối với một game online ở thời điểm đó. Thành công của MMO nàycó được là nhờ những hình ảnh 3D sống động mô phỏng một thế giới ảo đầy màu sắc và cuốn hút người chơi.


    Sau thời kì của EverQuest, World of Warcraft được phát hành vào năm 2004 đã thống trị thế giới game MMORPG với hơn 11 triệu người chơi trên toàn cầu. Trong thế giới WoW, mỗi nhân vật mang một câu chuyện riêng được game truyền tải qua một danh sách các nhiệm vụ mà người chơi phải thực hiện. Khi hoàn thành mỗi nhiệm vụ, người chơi sẽ dành được thêm điểm kinh nghiệm cũng như unlock được nhiều chi tiết mới thú vị.

    Các game MMO thường khiến người chơi phải cày cuốc khá lâu để lấy được điểm kinh nghiệm và do đó, nó cũng tiêu tốn nhiều thời gian của các game thủ. Hơn nữa, nhiều người chơi đã rơi vào tình trạng nghiện game gây hại cho sức khỏe.

    Kỉ nguyên hiện đại

    7. Ổ đĩa DVD xuất hiện cùng PS2

    Tiếp nối thành công của PlayStation, Sony tiếp tục quá trình nâng cấp và phát triển một hệ máy console mới với những tính năng mạnh mẽ hơn. Năm 2000, Sony cho ra đời PlayStation 2 với khả năng đọc được đĩa DVD và một cấu hình mạnh giúp cho việc xử lý đồ họa trở nên vô cùng dễ dàng.
     
    Cho tới đầu năm 2011, PS2 đã thống trị thị trường game console bằng con số kỉ lục về số chiếc game console được bán ra với trên 150 triệu chiếc được tiêu thụ. PS2 có kiểu dáng gọn, bề mặt máy trơn bóng được phủ màu đen tuyền tạo cho console một vẻ đẹp huyền bí mà cuốn hút. PS2 gắn liền với nhiều tựa game nổi tiếng như Grand Theft Auto III, Metal Gear Solid 2

    6. Game phản ánh hiện thực của các thành phố

    Từ trước cho tới nay, game đa phần đều là những câu chuyện giả tưởng đưa người chơi vào một thế giới thần tiên với phép thuật và các sinh vật trong thần thoại. Nhưng sự ra đời của dòng game như Grand Theft Auto, Def Jam của EA và sê ri game nổi tiếng của Activision Tony Hawk đã thổi một làn gió mới chân thực và gẫn gũi đến với những người mê game.


    Nội dung truyền tải của game không phải là những câu chuyện viển vông chỉ có trong phim ảnh mà là một sự khắc họa đầy đủ, thực tế nhất về cuộc sống và văn hóa của các thành phố. Đó có thể là những sự mô phỏng các thành phố dựa trên thực tế của Vice City, San Andreas hay đó có thể là những sân trượt skateboard quen thuộc của nước Mỹ trong Tony Hawk.
     
    Bạn có thể trông thật ‘cool’ khi sắm vai anh chàng CJ, người luôn tìm đến những thử thách mạo hiểm, chinh phục nó để khẳng định sự tồn tại của bản thân. Bạn cũng có thể được hít thở bầu không khí sôi động của khu phố hip hop hay sự ồn ào, náo nhiệt của các rock club. 
     

    Sự mới mẻ của dòng game phản ánh hiện thực đã và đang giúp cho không ít người chơi cảm thấy tự do và thoải mái hơn trong một cuộc sống mà con người nhiều lúc bị gò bó trong những khuôn khổ về không gian và nền văn hóa.

    5. Xbox Live và kênh giải trí online

    Vào những năm 90 khi mà Sierra phát triển chế độ chơi online, các game thủ  đã lần đầu tiên có dịp giao đấu trong môi trường đa người chơi. Nhưng đáng tiếc là Sierra đã không tạo ra được một cộng đồng chơi game trên mạng thực sự bởi nó thiếu đi những công cụ giúp người chơi có thể giao tiếp với nhau, mở rộng bạn bè.


    Thấy được những thiếu sót của Sierra, Microsoft đã đi trước một bước trong việc tích hợp chế độ online vào thiết bị game console của họ bằng việc cho ra đời Xbox Live vào năm 2002. Xbox Live sở hữu đầy đủ những tính năng hữu ích cho việc chơi game trong môi trường đa người chơi như chat, tìm kiếm bạn, bảng xếp hạng... Không chịu thua kém đối thủ của mình, Sony cũng bắt nhịp với xu thế bằng việc cho ra đời PlayStation Network. Sự nhanh nhạy của Sony ngay lập tức đạt được những hiệu quả khi rất nhiều người chơi PlayStation coi PS Network như ngôi nhà thứ hai của mình.

    Có thể nói, sự mở rộng của các game console đến với các chế độ chơi online cho thấy một xu thế chơi game không chỉ bó hẹp ở từng cá nhân mà còn là sự hòa nhập với toàn thế giới

    4. Game hóa cuộc sống

    Ngày nay, game đang len lỏi tới từng ngóc ngách của đời sống con người. Những hoạt động tìm kiếm, quảng cáo, dịch vụ đều được ít nhiều gắn với các hình thức game khác nhau. Các dự án kinh tế giờ đây áp dụng những hình thức trao thưởng, những biểu trưng của game nhằm đánh giá hiệu quả công việc và tuyên dương mỗi cá nhân làm việc tốt.


    Ở nhiều công ty, các nhân viên được cung cấp một hệ thống xếp hạng theo level và một thanh phát triển công việc (progress bar) nhằm giúp cho mỗi người ước lượng được mức độ cố gắng cần thiết để gia tăng cấp bậc công ty. Ngoài ra, còn tồn tại những loại tiền ảo được sử dụng trong phạm vi công ty để thuận tiện cho việc mua sắm, giao dịch nội bộ.

    Qua đó, chúng ta thấy được những ứng dụng thực tiễn vô cùng hữu ích từ những sản phẩm game.

    3. Game vận động và game âm nhạc

    Năm 2006, Nintendo làm làng game thế giới điên đảo với sự xuất hiện của Wii. Wii là thiết bị chơi game đầu tiên sử dụng công nghệ điều khiển bằng chuyển động có nghĩa là người chơi thay vì chỉ bấm nút mà còn phải vận động cơ thể để điều khiển nhân vật cử động theo ý mình.

    Phát minh này đặc biệt hữu ích dành cho những người già chơi game bởi họ có cơ hội vận động các khớp xương trong khi chơi với những game như bowling, tennis. Nếu không có Wii thì có lẽ những ý tưởng về game dựa trên dancing hay những game sử dụng âm nhạc làm gameplay sẽ không thể nào phát triển được như ngày hôm nay.

    Theo sau Wii trong cuộc cách mạng về cách chơi game kiểu mới, Sony phát triển Move còn Microsoft cho ra đời thiết bị chơi game không cần đến tay cầm với Kinect. Những sản phẩm mới này đều đã gây được những ấn tượng lớn và chiếm được một phần của thị trường còn mới mẻ này.

    2. Game màn hình cảm ứng và Iphone

    Thêm một lần nữa, lại là cái tên Nintendo đi đầu trong cuộc cách mạng đổi mới trong cách mà con người chơi game với DS, thiết bị chơi game được trang bị màn hình cảm ứng. Sau khi được phát hành, DS độc chiếm riêng cho mình một thị trường trong nhiều năm trước khi AppStore mở cửa để phục vụ cho chiếc máy điện thoại Iphone của Apple. AppStore với những chính sách thông thoáng với các nhà phát triển game đã thu hút được khá nhiều những sản phẩm game cảm ứng có giá rẻ để cung cấp cho chiếc điện thoại Iphone.


    Sau đó, Apple cho ra lò Ipad vào cùng thời điểm với cơn sốt mang tên AngryBird. Một sự kết hợp hoàn hảo giúp cho những nhà phát triển AngryBird và cả Apple thu được số tiền lợi nhuận khổng lồ. Điều này đã khiến cho chủ tịch Nintendo không kìm được sự bất bình đối với Apple. Ông cho rằng việc Apple làm game trở nên quá rẻ trên App Store đã đẩy lùi sự phát triển của ngành sản xuất game. Sony thì lại tận dụng cơ hội này gia tăng sức mạnh cho PS Vita với một màn hình cảm ứng phục vụ cho việc cạnh tranh trên thị trường. Cho dù vậy, Apple vẫn đang thống trị thị trường này với vô số những game đa dạng về thể loại và hợp với túi tiền.

    1. Game xã hội lây lan qua Facebook

    Facebook đang là mạng xã hội rộng lớn nhất trên thế giới với hàng trăm triệu người đăng kí tham gia và đó là môi trường không thể hoàn hảo hơn để cho các game xã hội lây lan trong cộng đồng. Năm 2010, Mafia Wars thu hút 45 triệu người chơi với một gameplay đơn giản nhưng được trang bị các tính năng chia sẻ của mạng xã hội. Theo sau nó, Cityville Sky Garden cũng đã dành được sự quan tâm và thời gian của hàng triệu người đang sử dụng Facebook trên thế giới.


    Tuy vậy, khuyết điểm của game thể loại này là nền đồ họa có chất lượng thấp và không mấy ấn tượng. Do đó, mặc dù nắm được một không gian thị trường lớn nhưng trong tương lai gần, các game xã hội chưa thể nào là một mối đe dọa lớn tới những phương thức chơi game truyền thống.

    Tham khảo tại IGN.

    NỔI BẬT TRANG CHỦ