3 lý do vì sao người Nhật không sử dụng điện thoại khi tham gia phương tiện giao thông công cộng

    Long.J,  

    Là một du khách du lịch đến Nhật Bản, việc tuân thủ theo các quy định khi sử dụng phương tiện giao thông ban đầu sẽ khá khó khăn, nhưng khi bạn đã hiểu lí do vì sao rồi, bạn sẽ không còn bỡ ngỡ và cảm nhận được lợi ích từ sự kỷ luật trong từng hành động nhỏ nhặt nhất của người Nhật.

    Nếu có dịp được bắt những chuyến tàu ở Nhật Bản, đặc biệt là những thành phố đông dân như Tokyo hay Osaka, bạn sẽ đặt dấu chấm hỏi cho sự im lặng kì lạ trong suốt hành trình. Dù trên tàu có rất nhiều người bị nhồi nhét như "bó giò", sẽ vẫn là sự im lặng tuyệt đối. Có thể bạn sẽ tự đặt giả thuyết như: họ đang trên đường đi du lịch, đi đến chỗ làm nên không muốn bị làm phiền.

     Những chuyến tàu điện chật ních là chuyện thường ngày ở Nhật Bản

    Những chuyến tàu điện chật ních là chuyện thường ngày ở Nhật Bản

    Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ai đó đã quên tắt chuông điện thoại. Bạn sẽ thấy rõ sự bối rối trên khuôn mặt họ khi cố gắng tắt điện thoại đi. Trong một số trường hợp (hiếm khi xảy ra), người ta bắt máy, nói lí nhí vài câu thật nhỏ nhẹ rồi cúp máy.

    Lý do gì đã khiến người Nhật có thói quen như vậy khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng? 3 lý do sau sẽ cho bạn biết điều đó.

    1. Sự riêng tư

     Với người Nhật thì đây là một hành động không được lịch sự cho lắm

    Với người Nhật thì đây là một hành động không được lịch sự cho lắm

     Không phải là tắt chuông, mà là tắt nguồn điện thoại trước khi lên tàu

    Không phải là tắt chuông, mà là tắt nguồn điện thoại trước khi lên tàu

    Dù muốn hay không, nếu ai đó nói chuyện điện thoại trên tàu, những người xung quanh sẽ nghe thấy hết tất cả những gì người đó nói. Hành khách xung quanh sẽ bắt đầu tưởng tượng và tự độc thoại một mình, điều đó ít nhiều làm ảnh hưởng đến những hoạt động trên tàu, ví dụ: đọc sách, suy nghĩ về công việc hoặc là ngủ (rất nhiều người Nhật tranh thủ chợp mắt trong lúc tàu di chuyển vì họ quá bận rộn).

    2. Náo loạn chốn công cộng

    Mặt khác, đây là vừa vấn đề cá nhân vừa là vấn đề tự trọng của người Nhật. Khi tranh cãi hoặc có mâu thuẫn cá nhân, hầu hết người Nhật đều không muốn người ngoài dính vào. Người ngoài cuộc cũng không quan tâm và cũng không có ý định chen chân vào vấn đề của người khác. Nhìn chung, ở một số quốc gia, họ cũng không nghĩ ngợi gì nhiều về việc nói chuyện điện thoại khi đang sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên, ở xứ sở hoa anh đào, điều đó sẽ không được chấp nhận.

    3. Quy định khi đi tàu điện

    Rất nhiều chuyến tàu điện có biển báo yêu cầu người đi tàu hạn chế nói chuyện điện thoại. Một số nhà ga còn đăng hình các qui định khi đi tàu. Vì thế, lần sau nếu bạn có đi tàu hay xe buýt ở Nhật Bản, nên thận trọng: nếu điện thoại bạn có rung, một là tắt ngay; hai là bắt máy, sau đó giải thích nhanh gọn lẹ rằng bạn đang đi tàu và sẽ gọi lại sau.

    Là một du khách du lịch đến Nhật Bản, việc tuân thủ theo các quy định khi sử dụng phương tiện giao thông ban đầu sẽ khá khó khăn, nhưng khi bạn đã hiểu lí do vì sao rồi, bạn sẽ không còn bỡ ngỡ và cảm nhận được lợi ích từ sự kỷ luật trong từng hành động nhỏ nhặt nhất của người Nhật.

    Tham khảo Japan Info

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ