3 ngày nữa, Thủ tướng sẽ cùng 1.000 chuyên gia, DN công nghệ, lãnh đạo Bộ - ngành ngồi lại để bàn cách đưa Việt Nam "hoá rồng"
"Chẳng lẽ mình cứ kém mãi, cứ thu nhập trung bình mãi, trong khi các nước xung quanh như Hàn Quốc đã hoá rồng trong vài thập kỷ?", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm chia sẻ trăn trở, đồng thời bày tỏ khát vọng bằng con đường phát triển công nghệ, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu trở thành con rồng Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc đã từng.
- Điểm nghẽn "bảo hộ ngược" tại Việt Nam và cơ hội mới
- Điện thoại dành riêng cho game thủ Black Shark bất ngờ ra mắt chính thức tại thị trường Việt Nam
- Apple đang sở hữu dự trữ tiền mặt lên tới 225,4 tỷ USD, gần bằng quy mô nền kinh tế Việt Nam trong năm 2018
- Huawei sẽ trình làng smartphone Y9 Prime 2019 tại Việt Nam vào tháng 6, gia nhập trào lưu camera trượt
- Nếu cả thế giới ăn cơm như người Việt Nam, tỷ lệ béo phì sẽ giảm đáng kể?
Lần đầu tiên, một diễn đàn tụ hội các anh tài trong làng công nghệ được Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì tổ chức. Diễn đàn Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ Việt Nam diễn ra vào ngày 9/5 sẽ có sự tham dự và chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng sẽ điều hành thảo luận tại diễn đàn.
Sự kiện có chủ đề "Khát vọng, tầm nhìn và định hướng phát triển vì một Việt Nam hùng cường" với khẩu hiệu hành động "Make in Vietnam", dự kiến thu hút 1.000 chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương tham gia chia sẻ, truyền cảm hứng, đề xuất giải pháp, ý tưởng đột phá...
Có 4 chủ đề được trình bày và tập trung thảo luận tại diễn đàn, gồm:
- Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam giải quyết bài toán Việt Nam;
- Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình;
- Chính sách và giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam;
- Giải pháp, kết nối các doanh nghiệp công nghệ
Chia sẻ tại buổi họp báo trước sự kiện, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho rằng có nhiều điều có thể thu hoạch sau Diễn đàn sắp tới, mà 2 yếu tố dễ thấy nhất là Niềm tin và Khát vọng.
Với Niềm tin, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chia sẻ là doanh nghiệp họ làm ra được những sản phẩm - dịch vụ ở mức ngang tầm những tập đoàn doanh nghiệp công nghệ cao trên thế giới.
Tại Diễn đàn, ngày 9/5 tới, một trong những diễn giả quan trọng là đồng chí Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ tham dự và trình bày rất nhiều bài toán cần giải quyết của thành phố.
"Vấn đề là các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có giải được, có tạo được sự tin tưởng của các cơ quan tổ chức hay không", Thứ trưởng Tâm nói.
"Về Khát vọng, chẳng lẽ mình cứ kém mãi, cứ thu nhập trung bình mãi, trong khi các nước xung quanh như Hàn Quốc đã hoá rồng trong vài thập kỷ?", Thứ trưởng Phan Tâm chia sẻ trăn trở, đồng thời bày tỏ khát vọng bằng con đường phát triển công nghệ, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu trở thành con rồng Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc đã từng.
Các quốc gia này đã trở thành những cường quốc thế giới trong vòng vài thập kỷ là nhờ vào sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông. Các doanh nghiệp công nghệ như Sony, Toshiba, Samsung, LG… đã đi đầu trong phát triển nhiều công nghệ mới của thế giới và qua đó tạo dựng sức mạnh kinh tế của các quốc gia này.
Cơ hội hoá rồng cho Việt Nam đang đến với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư dựa trên nền tảng của nhiều công nghệ mới, mà cốt lõi là công nghệ số ICT - lĩnh vực mà người Việt Nam có nhiều tiềm năng.
Năm 2018, ngành công nghiệp công nghệ thông tin ước đạt doanh thu khoảng 98,9 tỷ USD, tăng trưởng 8%, trong đó công nghiệp phần cứng - điện tử đạt 88 tỷ USD, công nghiệp phần mềm 4,3 tỷ USD, dịch vụ công nghệ thông tin 5,7 tỷ USD, và công nghiệp nội dung số trên 800 triệu USD.
Tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành đạt 94 tỷ USD, xuất siêu khoảng 26 tỷ USD. Năm 2018, công nghiệp công nghệ thông tin ước tính đóng góp gần 50.000 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước và tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập