4 vụ "ném tiền qua cửa sổ" của Microsoft bên cạnh Nokia

    Lê Linh,  

    Lỗ tới 95% khoản đầu tư ban đầu vẫn chưa phải là phi vụ ngốn tiền nhất của Microsoft.

    Gần một năm sau khi chi 9,5 tỷ mua lại mảng thiết bị di động cầm tay của Nokia, Microsoft cho biết đã lỗ tới 7,6 tỷ USD, tương đương 95% tổng giá trị bỏ ra ban đầu, chưa tính những chi phí tiền mặt đi kèm. Như một hệ quả của lần chi đậm nói trên, Microsoft dự định cắt giảm 7.800 nhân viên mà đa phần trong số họ có liên quan tới thương vụ mua lại hãng sản xuất điện thoại di động đến từ Phần Lan này.

    Mặc dù khoản tiền khổng lồ ấy vẫn khiến chúng ta rùng mình khi nhìn lại, nhưng đó cũng chưa phải là phi vụ hao tốn nhất của Microsoft tính trên cả quy mô cũng như giá trị. Bài viết này sẽ tổng hợp bốn lần "đốt tiền" đau đớn nhất trong lịch sử công ty phần mềm hàng đầu thế giới.

    Nhưng trước tiên, phải nói lại rằng, đan xen giữa những cái "mất" vẫn có những cái "được" thực sự ấn tượng. 240 triệu USD đầu tư vào Facebook năm 2007 đã nâng giá cho Microsoft lên 15 tỷ USD sau đó. Gã khổng lồ mạng xã hội giờ đây sở hữu hơn 240 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường. Năm 2000 cũng chứng kiến sự gia nhập vào Microsoft của Bungie, studio đình đám một thời đã đưa Halo đến với Xbox. 10 tỷ USD không công bố được cho là khoản lời Microsoft "hái" ra từ dự án trên.

    Thương vụ nhượng quyền (franchise) này đã phần nào góp phần an ủi khi doanh số bán hàng từ Xbox đạt trên 4 tỷ USD. Đến lượt PowerPoint là sản phẩm được phát triển sau khi Microsoft chi 14 tỷ mua lại Forethought. Phần mềm trình chiếu slide cõ lẽ là "mối đe dọa" mất việc đối với rất nhiều nhân viên văn phòng nhưng lại là "gà đẻ trứng vàng" chủ chốt cho mảng Office của Microsoft.

    Satya Nadella, CEO đương nhiệm là người đã từng không đồng tình với những quyết sách của Steve Ballmer.

    Quyết định sáp nhập Nokia nằm trong kế hoạch của Steve Ballmer - cựu CEO Microsoft đối với việc thu gọn bộ máy quản lý mà ông đứng đầu cũng như sa thải những người chống đối trong các lãnh đạo cấp cao và những ai liên quan đến sự kiện đã nói xảy ra năm ngoái. Satya Nadella, CEO đương nhiệm cũng không nằm ngoài số đó. Giờ đây Nadella mạnh mẽ tuyên bố, ông cần nhiều hơn những thương vụ như với Bungie và Facebook chứ không phải giống những lần đốt tiền như dưới đây:

    1. Bong bóng đầu tư trong kỷ nguyên dot-com

    Trong suốt khoảng thời gian từ cuối những năm 90 đến đầu thế kỷ 21, Microsoft đầu tư một cách điên cuồng vào một chuỗi các phi vụ theo kiểu đặt cược và kết quả là những con số khổng lồ. Sau khi mua lại 5 tỷ USD cổ phiếu của AT&T cũng như đầu tư vào các công ty viễn thông châu Âu, Microsoft lại nhanh chóng ghi giảm vốn tới 9,1 tỷ USD trong năm tài chính 2001-2002.

    Chạy theo thời hoàng kim của bong bóng Internet và viễn thông cáp, gã khổng lồ phần mềm đã rót hàng tỷ đô vào nhiều công ty với tham vọng nuốt gọn dịch vụ băng thông rộng, truyền hình tương tác và vệ tinh mà đa phần trong số chúng đều "phình lên" nhanh chóng và lại đồng loạt "xì hơi". Còn lại sau những sóng gió là năng lực tài chính bị đánh giá thấp, bản thân công ty trở nên cẩn trọng hơn với những lần thu mua cổ phiếu.

    2. AQuantive

    Đây chính là thương vụ "đốt tiền" nhất về giá trị của Microsoft. 6,3 tỷ USD - khoản tiền Microsoft bỏ ra mua lại công ty quảng cáo Internet AQuantative năm 2007 - thực tế gần như đã bốc hơi hoàn toàn. Ghi giảm bút toán lên tới 6,2 tỷ USD, tương đương 98% giá sáp nhập thực sự là con số đáng sợ. Chí ít thì khấu trừ giá trị trong khoảng thời gian tận 5 năm cũng có thể coi là một niềm an ủi. Nếu xét về tốc độ thì Nokia vẫn chiến thắng.

    3. Lỗi Red Ring of Death (RROD) hay còn gọi là Vòng tròn tử thần trên Xbox 360

    Microsoft đã phải dốc hầu bao hơn 1 tỷ USD cho việc bảo hành Xbox 360 vào năm 2007. Những chiếc máy này mắc một lỗi kỹ thuật nghiêm trọng có tên là Red Ring of Death (RROD) khiến phần cứng bị treo và máy trở nên vô dụng.

    Lỗi Red Ring of Death (RROD) trên Xbox 360

    4. Máy tính bảng Surface

    Lỗi trên các thiết bị chơi game không phải là vấn đề duy nhất của Microsoft. Năm 2013, công ty đã chịu lỗ 900 triệu USD vì lượng hàng Surface tồn kho. Chính lãnh đạo Microsoft đã thừa nhận tablet này là thất bại đối với một sản phẩm mới.

    Tham khảo: Bloomberg

     

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ