"40% khách hàng Việt sẵn sàng mua sản phẩm công nghệ khi chúng vừa ra mắt, chỉ 15% người Mỹ dám như vậy"

    Tân Phan,  

    Theo ông Steve Koenig, Phó Giám Đốc mảng Phân Tích Thị Trường của Hiệp Hội Điện Tử Tiêu Dùng (CTA - Consumer Technology Association) cho rằng Việt Nam nói riêng, và Châu Á nói chung sẽ còn phát triển rất nhiều về mặt công nghệ chỉ trong thời gian ngắn sắp tới.

    Vừa qua, ông Steve Koenig, Phó Giám Đốc mảng Phân Tích Thị Trường của Hiệp Hội Điện Tử Tiêu Dùng (CTA - Consumer Technology Association) đã trả lời phỏng vấn về các vấn đề liên quan đến điện tử tiêu dùng tại Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung.

     Ông Steve Koenig, Phó Giám Đốc mảng Phân Tích Thị Trường của Hiệp Hội Điện Tử Tiêu Dùng.

    Ông Steve Koenig, Phó Giám Đốc mảng Phân Tích Thị Trường của Hiệp Hội Điện Tử Tiêu Dùng.

    Phóng viên (P.V): Ông hãy cho biết ý kiến của mình về thị trường điện tử tiêu dùng ở các nước Châu Á so với thế giới?

    Steve Koenig: Thứ giúp phân biệt rõ nhất giữa ngành điện tử tiêu dùng ở các nước Châu Á so với thế giới là nguồn cầu cực kỳ cao tại đây. Một điểm khác biệt nữa là những người tiêu dùng tại đây thường là khách mua hàng (công nghệ) lần đầu, ưu tiên của họ trong thời đại này là muốn được kết nối bản thân với gia đình, bạn bè và thế giới. Vì những lí do trên, người tiêu dùng Châu Á đang thay đổi sự ưu tiên của mình khi nói đến hàng điện tử tiêu dùng, cụ thể là họ đang chọn smartphone.

    P.V: Theo ông nói, nhu cầu người tiêu dùng đang tăng cao, vậy còn nguồn cung thì sao?

    Steve Koenig: Hiện tại, nguồn cung đang gần đáp ứng được nguồn cầu. Vì thế, những thiết bị điện tử tầm thấp giá rẻ đang thâm nhập sâu vào các thị trường mới nổi như Việt Nam, Indonesia, Philipines và Malaysia. Tại những đất nước này, người tiêu dùng thường cân nhắc khi bỏ ra số tiền lớn để mua các đồ điện tử, trái ngược với thị trường Trung Quốc hay Mỹ.

     Ông Gary Shapiro, chủ tịch CTA, phát biểu khai mạc CES Asia 2016.​

    Ông Gary Shapiro, chủ tịch CTA, phát biểu khai mạc CES Asia 2016.​

    P.V: Vậy đâu là điểm mạnh và điểm yếu của những thị trường tại Châu Á đối với các công ty công nghệ?

    Steve Koenig: Như tôi đã nói, điểm mạnh của những thị trường này là nguồn cầu rất cao cho các công ty lớn như Samsung, LG, Apple, Panasonic, v.v… và các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc như Huawei, Xiaomi. Còn điểm yếu là đa số người dân các nước ở khu vực này vẫn cần những thiết bị giá rẻ, vậy nên đây sẽ là rào cản cho các công ty chỉ bán các thiết bị phân khúc cao cấp, ví dụ như Apple. Tuy nhiên điều này đang thay đổi, càng ngày càng nhiều hãng công nghệ tung ra các sản phẩm thấp cấp với giá cả phải chăng hơn.

    P.V: Ý ông là đa số người dân Châu Á chuộng sản phẩm tầm thấp/tầm trung ư?

    Steve Koenig: Đây là những sản phẩm mà đa số mọi người ở đây chấp nhận mua. Nó là cách để các công ty công nghệ có thể phát triển, ngoài việc bán các sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp. Ví dụ như Apple trong năm nay đã tung ra sản phẩm giá rẻ (iPhone SE) bên cạnh sản phẩm flagship của họ.

    P.V: Ông có nghĩ Việt Nam là một quốc gia tiềm năng cho các công ty công nghệ không?

    Steve Koenig: Chắc chắn rồi. Hiện các công ty về công nghệ đang đổ về Việt Nam rất nhiều. Theo các số liệu của chúng tôi, 40% khách hàng trực tuyến ở Việt Nam nói rằng họ sẽ mua các sản phẩm công nghệ khi chúng vừa ra mắt. Con số này còn lớn hơn cả nước Mỹ (khoảng 15%).

     CES Asia 2016 là nơi quy tụ rất nhiều công ty công nghệ lớn trên thế giới.

    CES Asia 2016 là nơi quy tụ rất nhiều công ty công nghệ lớn trên thế giới.

    P.V: Trung Quốc có đang là một đối thủ đáng gờm nếu nói về ngành điện tử tiêu dùng không?

    Steve Koenig: Họ đang vươn lên rất nhanh so với các nước về công nghệ, ví dụ như Mỹ. Các công ty về công nghệ của Trung Quốc đã dần khẳng định bản thân trên thương trường quốc tế. Mặt khác, các công ty start-up mọc lên như nấm cũng đóng góp vào lý do phát triển này.

    P.V: Với trào lưu start-up như hiện nay ở Châu Á, đã có không ít công ty phải chịu thất bại, vậy lý do của việc này là gì?

    Steve Koenig: Có rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc start-up thất bại. Nó có thể là sự quản lý yếu kém, hay không đủ nguồn vốn để đầu tư. Đó chính là lí do các hội nghị như CES Asia ra đời, để giúp các công ty start-up có thể trình diễn các khả năng của mình, thu hút sự chú ý của công chúng và giới truyền thông.

    P.V: Ngoài việc tham gia các buổi triễn lãm, ông có lời khuyên nào đến các công ty start-up đang gặp khó khăn không?

    Steve Koenig: Điểm quan trọng nhất của start-up không phải là lên ý tưởng, mà là sự kêu gọi góp vốn. Nếu bạn có ý tưởng tốt nhưng góp vốn thất bại thì cũng đồng nghĩ với bạn thất bại. Hãy trình bày ý tưởng của bạn, làm mọi cách để lan truyền ý tưởng đó để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Đó là mấu chốt của sự thành công.

    P.V: Cám ơn ông và chúc ông một ngày tốt lành.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ