5 khoảnh khắc thú vị nhất trong phiên điều trần của Apple và FBI

    Nguyễn Hải,  

    Những khoảnh khắc đặc biệt này cho thấy cái nhìn thú vị hơn về quan điểm của các bên, Apple, FBI và tòa án, với vụ việc đặc biệt này.

    Ngày 01 tháng Ba vừa qua, cuộc chiến giữa FBI và Apple lại tiếp tục diễn ra tại thủ đô Washington với phiên điều trần kéo dài 5 tiếng đồng hồ cùng các lãnh đạo của cả hai đảng trong quốc hội.

    Những gì FBI muốn là Apple sẽ tạo ra một hệ điều hành đặc biệt để chính quyền có thể truy cập được vào chiếc iPhone của tay súng trong vụ ở San Bernardino. Việc này cũng có nghĩa là FBI có thể vượt qua các tính năng bảo mật mà không làm mất dữ liệu của chiếc iPhone đó, sau nhiều lần không thành công khi mở khóa thiết bị này.

    Chúng tôi đang yêu cầu Apple hãy bỏ những con chó canh cửa đi và đưa chúng tôi chìa khóa.” Giám đốc FBI ông James Comey đã nói như vậy trong phiên điều trần của mình.

    Apple đã từ chối thực hiện yêu cầu này, cho rằng phán quyết của một thẩm phán liên bang vào ngày 16 tháng Hai vừa qua, buộc Apple phải giúp đỡ FBI là một ví dụ về sự lừa dối của chính phủ và vi phạm Tu chính án Thứ nhất.

    Cho dù cả Apple và FBI đều chỉ nhắc lại nhiều điểm trong lập luận của mình giống như vài tuần gần đây, nhưng cũng có một số khoảnh khắc đáng chú ý trong buổi điều trần này.

    Giám đốc FBI từng học về bảo mật nhưng lại không trả lời được các câu hỏi về bảo mật

    Ông Comey đã phải chịu sự chê trách từ nghị sĩ Darrell Issa vì không thể trả lời một số câu hỏi về kỹ thuật.

     Ông Comey - Giám đốc FBI.

    Ông Comey - Giám đốc FBI.

    Nghị sĩ đảng Cộng Hòa muốn hiểu liệu FBI đã thử mọi giải pháp có thể để truy cập vào chiếc iPhone 5c bị thu giữ đó hay chưa. Ông Issa, vốn xuất thân từ thế giới bảo mật, đã không mấy ấn tượng với việc FBI không nghĩ đến việc hỏi Apple về mã nguồn của chiếc iPhone. Ông Comey cũng phải thừa nhận rằng cơ quan này có thể mở khóa thiết bị bằng cách tạo ra một bản sao bộ nhớ, sau đó FBI có thể thử mở khóa bằng cách thử vét cạn mà không sợ làm mất các thông tin giá trị.

    Làm sao ông có thể đứng trước ủy ban này, trước một thẩm phán liên bang, và đòi hỏi người khác phát minh ra điều gì đó mà ông không thể trả lời câu hỏi rằng người của ông đã thử làm hay chưa ?” ông Issa hỏi.

    Trong vòng 5 phút, tất cả những gì ông Comey có thể nói đều chỉ là : “Tôi không biết”, “Tôi không biết liệu nó có thể hoạt động hay không”, “Tôi không biết gì cả”, “Tôi không chắc mình theo kịp câu hỏi này”, “Tôi đã không hỏi câu hỏi ông đang hỏi tôi hôm nay” và “Nếu tôi có thể trả lời câu hỏi, sẽ có điều gì đó bất thường trong giới lãnh đạo.”

    Apple không cung cấp bất kỳ giải pháp nào

    Cho dù ông Comey đã phải chịu đựng những câu hỏi khó khăn nhưng Apple cũng không thoát khỏi số phận của mình. Bruce Sewell, luật sư của công ty, đã được đặt hàng loạt câu hỏi về việc Apple có bất kỳ giải pháp nào hay không.

     Ông Bruce Sewell - Luật sư của Apple.

    Ông Bruce Sewell - Luật sư của Apple.

    Tôi không có đề nghị nào.” Sewell trả lời. “Tôi không có giải pháp nào cho việc này. Tôi nghĩ những gì chúng ta cần làm là đưa ra một buổi điều trần thích hợp và công bằng.”

    Chừng đó là đủ để nhắc ông Jim Sensenbrenner, thành viên đảng Cộng hòa tại Wisconsin, công kích Apple : “Tất cả những gì ông làm chỉ là nói Không, Không, Không, Không.” Ông nói “Vấn đề là ông yêu cầu Quốc hội làm gì đó, và tôi hỏi ông rằng Quốc hội nên làm gì. Ông lại nói chúng ta chẳng có gì. Tôi nói FBI đã cung cấp các đề xuất chính sách cụ thể để đảm bảo các cơ quan thực thi pháp luật có thể có được thông tin.”

    Trong khi không có bất kỳ ý tưởng gì từ Apple, ông Sensenbrenner nói, các đại biểu Quốc hội và đồng nghiệp của mình chỉ “đơn giản là để chúng tôi tự quyết xem mình muốn gì”. Ông nói tiếp “Chúng tôi sẽ rất vui mừng làm như vậy, nhưng tôi có thể đảm bảo ông sẽ không thích kết quả đó đâu.”

    Tội phạm nghĩ rằng mã hóa của iOS là “món quà của chúa

    Trong phiên điều trần của mình, luật sư quận Manhattan Cyrus Vance Jr. đã gọi iOS 8 là hệ điều hành “chống trát tòa” (warrantproof) – một điều mang lại lợi thế cho bọn tội phạm. “Chúng đang cười vào mặt chúng ta, và chúng kinh ngạc vì chúng có một phương tiện liên lạc hoàn toàn bảo mật trước chính phủ.” Ông nói.

    Để chứng minh quan điểm của mình, luật sư quận đã đề cập đến một đoạn ghi âm cuộc trò chuyện qua điện thoại tại Đảo Rikers, trong đó một tù nhân đã gọi khả năng mã hóa của iOS 8 là “món quà của chúa.

    So sánh với máy hủy tài liệu

    Theo một nghĩa nào đó, chúng tôi có đúng khi nói, bà có thể tạo ra điều gì đó phá hủy những tài liệu nhưng bà sẽ phải nói với chúng tôi làm thế nào để đánh bại nó ?” ông Issa hỏi Susan Landau, một nhân chứng về chuyên gia an ninh mạng và là giáo sư của Học viện Bách Khoa Worcester.

    Bà trả lời : “Đó là điều chính xác.”

     Máy hủy tài liệu.

    Máy hủy tài liệu.

    Với lập luận như vậy, ông Issa đã tiếp tục so sánh tính năng của iPhone, khi có thể phá hủy dữ liệu trên điện thoại như máy hủy tài liệu. Ông đã hỏi Vance, luật sư quận Manhattan, liệu ông đã từng ra lệnh cho một công ty “ghép các mẩu giấy lại với nhau” sau khi tiêu hủy tài liệu chưa. Phòng công tố quận trả lời “Tất nhiên là chưa, thưa Đại biểu.”

    Và sau đó Issa nói với ông Vance : “vậy trong trường hợp này, ông đang yêu cầu ai đó tạo ra một sản phẩm cho cơ quan của mình.”

    Tiền lệ hay không ?

    Trước khi Apple hay FBI ra làm chứng, Bob Goodlatte, chủ tịch ủy ban Tư pháp Hoa Kỳ, lưu ý rằng “trường hợp đặc biệt này có sự tham gia của một số vai diễn rất đặc thù và vì vậy đây có thể không phải một trường hợp lý tưởng để thiết lập nên tiền lệ.”

    Ông Comey vẫn xoay quanh vấn đề liệu vụ việc này có tạo ra một tiền lệ cho các cơ quan thực thi luật pháp được truy cập vào những chiếc điện thoại bị khóa không. “Chắc chắn, có khả năng” ông nói, “bởi vì bất kỳ quyết định nào của tòa án đều có tiềm năng hữu ích cho các phiên tòa khác, đó là ý nghĩa của tiền lệ.” (Tuần trước ông Comey cho biết ông tin rằng vụ việc này sẽ “mang đến tư liệu cho những phiên tòa khác”, nhưng ông không đề cập đến việc đó là một tiền lệ.)

    Tuy nhiên, ông Vance cho biết ông hy vọng vụ việc ở San Bernardino sẽ là điểm tựa cho các vụ việc trong tương lai. “Tôi tin rằng những gì chúng ta nên tìm kiếm, không phải một giải pháp để truy cập vào thiết vị và nội dung khi có vụ việc tương tự xẩy ra.” Ông nói. “Chúng ta nên tạo ra một khuôn khổ trong đó có những tiêu chuẩn để một tòa án cho phép truy cập vào thiết bị.”

    Tham khảo Quartz

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ