5 mẹo nhỏ khi sử dụng chế độ Auto focus

    Mr.Derpy,  

    Ảnh của bạn không nét ư? Rất có thể là do có vấn đề trong auto-focus của máy ảnh đấy!

    Ảnh đẹp khi ảnh nét, độ nét của ảnh là một tiêu chí quan trọng khi đánh giá một tấm ảnh. Chủ thể đóng vai trò chủ chốt trong gần như mọi thể loại nhiếp ảnh, chỉ ngoại trừ một vài thể loại nhiếp ảnh nghệ thuật.

    Vì vậy, chủ thể rõ ràng và nét căng luôn luôn khiến bức ảnh đáng chú ý hơn là một tấm ảnh mờ nhòe không rõ ràng.Chính vì lý do đó, cách hãng sản xuất ống kính và máy ảnh luôn luôn tìm cách tăng độ nét cho mọi loại ống kính của họ.

    Bên cạnh đó, thân máy ảnh cũng quan trọng không kém khi ra quyết định lấy nét cho ống kính bằng chế độ auto focus. Lấy nét nhanh, chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào thân máy. Do đó, trong bài viết này, chúng tôi xin gửi tới các bạn đọc một số mẹo nhỏ để sử dụng chế độ auto focus của máy ảnh một cách tốt hơn, đem lại độ nét tối đa cho ảnh.

    1. Chủ thể đang làm gì?

    C:\Users\lOcz\Desktop\focus\1RB10267.jpg

    Ai Servo giúp bắt nét chủ thể chuyển động

    Nếu như chủ thể tĩnh tại không chuyển động như người, cỏ cây hoa lá hay thiên nhiên phong cảnh, các bạn nên chọn chế độ lấy nét One-shot trên các máy Canon hay AF-S trên các máy Nikon. Trong chế độ này, máy ảnh sẽ tiến hành lấy nét và sẽ khóa nét bất kể có thay đổi gì trong khung hình cho tới khi các bạn bấm chụp hoàn toàn. Chế độ này đặc biệt hữu dụng khi các bạn muốn lấy nét trước và bố cục sau đặc biệt là khi điểm lấy nét không đủ bao phủ vùng các bạn muốn nét trong khuôn hình.

    Nếu như chủ thể chuyển động như là trẻ con hiếu động, súc vật muôn loài, xe cộ nhộn nhịp thì chế độ AI Servo AF của các máy Canon hay Continuos AF hay AF-C của Nikon sẽ giúp bạn rất hiệu quả. Khi đó, máy ảnh sẽ liên tục lấy nét với mọi thay đổi trong khung hình cho tới khi bạn bấm nút chụp hoàn toàn. Chỉ cần các bạn liên tục giữ điểm lấy nét bám trên chủ thể thì chúng sẽ nét. Các dòng máy đời mới thì có sẵn chế độ điểm lấy nét tự động, máy ảnh sẽ tự động thay đổi điểm lấy nét bám theo chủ thể. Khi đó các bạn sẽ nhàn hơn nhiều.

    2. Kiểm tra chế độ chọn điểm lấy nét

    C:\Users\lOcz\Desktop\focus\2.jpg

    Chọn điểm lấy nét tay giúp lấy nét vào chủ thể như ý

    Mọi loại máy ảnh đều có ít nhất hai chế độ chọn điểm lấy nét, một là chọn điểm lấy nét tay, hai là chọn tự động. Chọn tự động sẽ khiến các bạn nhàn nhã hơn nhiều, máy ảnh sẽ tự động chọn điểm lấy nét và tiến hành lấy nét vào đó khi các bạn chụp ảnh. Tuy nhiên, có vẻ như các máy ảnh ưu tiên lấy nét những vật thể gần với máy hơn nên trong nhiều trường hợp như chụp phông xóa teen hay chụp muông thú trong lồng thì sẽ không hiệu quả.

    Máy ảnh sẽ lấy nét vào teen và lồng hơn là vào những thứ các bạn muốn chụp. Vì vậy trong trường hợp này, lấy nét tay là hiệu quả hơn. Các bạn sẽ chọn điểm lấy nét bằng các nút điều hướng trên thân máy vào đúng điểm cần nét, trong trường hợp này là phông và thú vật, rồi tiến hành chụp.

    3. Mỗi máy ảnh đều có hai loại điểm lấy nét

    C:\Users\lOcz\Desktop\focus\3.jpg

    Hai loại điểm lấy nét trong máy ảnh

    Hai loại điểm lấy nét đó là lấy điểm lấy nét single-line và cross-type. Điểm lấy nét loại single-line có khả năng lấy nét tốt tại các đường ngang và dọc. Trong máy ảnh bố trí đều các điểm lấy nét loại này, một số điểm lấy nét đường ngang và một số điểm lấy nét đường dọc. Các bạn có thể phân biệt những điểm lấy nét loại này bằng cách quan sát các hình chữ nhật thể hiện điểm lấy nét trong khung ngắm. Hình chữ nhật quay ngang là điểm lấy nét ngang và hình chữ nhật dọc là điểm lấy nét dọc.

    Loại điểm cross-type là điểm lấy nét toàn diện. Các điểm lấy nét này hoạt động tốt với cả hai chiều ngang và dọc. Và vì vậy, khả năng lấy nét chính xác của điểm lấy nét loại này tốt hơn. Tuy nhiên số lượng loại điểm này trong máy ảnh khá ít ỏi. Các máy ảnh đời thấp thông thường chỉ có 1 điểm loại này ở trung tâm khung ngắm. Như vậy khi chụp ảnh, các bạn sẽ tiến hành chọn điểm lấy nét này, đưa điểm lấy nét này vào khu vực cần lấy nét, bố cục lại tấm ảnh và chụp (các bạn nên chọn chế độ lấy nét AF-S hay One shot).

    4. Đừng rời mắt khỏi khung ngắm khi thay đổi điểm lấy nét

    Các bạn nên làm vậy vì các bạn chắc chắn không muốn để lỡ bất cứ khoảnh khắc nào của chủ thể. Thay vì đưa máy xuống, chọn điểm lấy nét, xong ngắm lại rồi chụp thì thay đổi điểm lấy nét luôn và ngay lúc ngắm sẽ nhanh hơn nhiều. Một số máy chuyên nghiệp thiết kế nút bấm rất tiện lợi như cần joy-stick trên các máy full-frame. Các dòng còn lại có thể không tiện lợi bằng nhưng chúng cũng được thiết kế để các bạn dễ dàng thực hiện việc này ngay khi đang ngắm. Vì vậy hãy bỏ thời gian luyện tập và làm chủ thiết bị của các bạn.

    5. Nên giữ vững bố cục khi chọn điểm lấy nét

    C:\Users\lOcz\Desktop\focus\5.jpg

    Khi chụp chân dung nên chọn điểm lấy nét bám vào mắt của mẫu

    Tuy rằng điểm lấy nét ở trung tâm là điểm cross-type cho khả năng bắt nét tốt hơn nhưng chỉ khi hãn hữu các bạn mới nên thực hiện lấy nét trước bố cục sau. Việc thay đổi lại bố cục sau khi lấy nét rất có thể sẽ khiến mặt phẳng nét thay đổi và chủ thể khi được chụp sẽ không còn được nét như khi các bạn lấy nét. Điều này rất dễ xảy ra khi các bạn chụp ảnh bằng các ống kính tiêu cự dài hay chụp ảnh ở khẩu độ lớn.

    Những ống kính này có mặt phẳng nét rất hẹp nên chỉ cần thay đổi chút thôi là chủ thể mất nét. Như vậy khi chụp ảnh, các bạn cứ bố cục trước sau đó chọn điểm lấy nét bám vào chỗ cần nét rồi chụp. Máy ảnh ngày này tốt hơn trước rất nhiều mà hãn hữu khi máy ảnh không lấy nét nổi thì các bạn mới lấy nét trước bố cục sau. Chú ý khép khẩu xuống cho dày d-o-f là ổn.

    Hy vọng với những mẹo nhỏ này đã giúp các bạn hiểu hơn về lấy nét tự động trên máy ảnh số. Việc thực hành cũng quan trọng không kém, các bạn nên dành thời gian với chiếc máy ảnh của mình. Trăm hay không bằng tay quen, việc làm chủ thiết bị cũng rất quan trọng. Chúc các bạn vững tay máy!

    Tham khảo: digital-photography-school

    >>The Canon M4 D Mark II: khi máy ảnh không chỉ còn là máy ảnh

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ