5 Phát minh khó tin của NASA
Từ khi ra đời năm 1958, cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kì (NASA) đã phát minh ra mọi thứ phục vụ sứ mệnh không gian của mình, từ quần áo bảo hộ cho các phi hành gia đến gương và phần mềm sử dụng trên kính thiên văn Hubble. Nhưng NASA đủ thông minh để hiểu rằng không thể một mình làm tất cả mọi thứ, do đó, họ đã hợp tác với các doanh nghiệp và các nhà khoa học khắp thế giới để tạo ra những phát minh tuyệt vời nhất hành tinh. Sau đây là năm phát minh của NASA không chỉ ứng dụng trong không gian mà còn có ứng dụng tuyệt vời trong đời sống trên mặt đất.
1. Gốm nano
Trong khi làm việc tại NASA, tiến sĩ Dennis Morrison, một chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu nano, đã phát triển thành công một loại gốm nano, có thể tạo thành những quả bóng nhỏ, gọi là nang micro.
Bạn đang tự hỏi điều này liên quan gì với hàng không? Loại gốm nano được phát minh khi chế tạo những “vi màng” bao quanh các “vi nang” ở quỹ đạo thấp của trái đất. Những “quả bóng” này có thể dùng như thuốc chống ung thư và được tiêm vào các khối u cứng. Ngoài ra loại gốm nano này còn giải phóng các hạt ion có tác dụng giúp tóc thẳng, mượt.
2. Áo khoác phản xạ
Năm 1950, công ty Nationla Metalizing, theo đơn đặt hàng của NASA, đã phát triển một loại vật liệu có khả năng phản xạ cao. Loại vật liệu này có thể có tác dụng phản xạ hoặc giữ lại năng lượng bức xạ, tùy vào yêu cầu sử dụng.
Và tất nhiên, loại vật liệu siêu việt này, ngay lập tức khởi nguồn nhiều ý tưởng áp dụng vào đời sống. Công nghệ này sau đó được áp dụng để bảo vệ những vận động viên chạy marathon khỏi hiện tượng mất nhiệt của cơ thể sau khi chạy hoặc bảo vệ hải cẩu ở nhiệt độ thấp, khi nghiên cứu.
2. Gương biến hình
Gương biến hình là một bộ phận hỗ trợ không thể thiếu của kính thiên văn Hubble, đã giúp con người vươn xa hơn tới các tinh vân, thiên hà mới. Và chỉ một vết xước rất nhỏ cũng đủ làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng hình ảnh. Và gương biến hình là bộ phận chống nhiễu để kính thiên văn có chất lượng hình ảnh tốt hơn.
Gương biến hình được các phi hành gia giới thiệu từ những năm 1950, và được lực lượng không quân Mỹ phát triển từ những năm 1970. Nó có thể tự cân bằng vị trí để điều chỉnh độ mờ, sự thiếu chính xác do nhiệt độ, thiếu trọng lực hay những cú va đập khi phóng tên lửa gây ra.
4. Ống nano
Để tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa, các nhà khoa học ở NASA đã phát triển một loại ống nano có đường kính siêu nhỏ, có đường kính bằng khoảng 1/50.000 đường kính của một sợi tóc người, có thể dẫn nhiệt và dẫn điện.
Về mặt cấu tạo phân tử, mỗi ống nano được cấu thành bởi các chuỗi axit nuleic, và nguyên lý hoạt động của nó dựa trên tính tương xứng về cấu trúc. Khi tìm thấy những chuỗi axit nucleic tương ứng, một tín hiệu điện sẽ phát sinh, và được dẫn qua các ống nano này.
Đáng buồn là mọi nỗ lực tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa đều thất bại, nhưng loại ống nano này được áp dụng trong các cảm biến sinh học, để phát hiện nhanh và chính xác các loại vi khuẩn lây nhiễm qua đường nước như: E. coli, Cryptosporidium….
5. Quần áo bảo hộ cứng
Với nhiệm vụ đưa tàu thám hiểm không người lái lên sao hỏa, NASA đã chế tạo ra một sản phẩm vải đặc biệt, có đầy đủ tính năng ưu việt phù hợp với môi trường không gian. Tại phòng thí nghiệm động cơ phản lực của NASA và công ty Warwick Mills, một công ty sản xuất dù cho tàu Apollo, các nhà khoa học đã phát minh ra một loại sợi vải polyester pha lê lỏng, gồm nhiều lớp. Loại vải này đáp ứng được yêu cầu đặt ra là nhẹ, chịu được nhiệt độ cao cho các chuyến bay trong không gian, độ bền cao để có thể chịu được bề mặt khô, nhiều đá của sao Hỏa.
Và ở trái đất, loại vải này được ứng dụng làm dụng cụ bảo hộ trong quân đội và lực lượng cảnh sát.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"