570 tỷ USD: Cơn bĩ cực của các BigTech khi quá giàu, nhiều tiền nhưng khó tiêu vì bị chính phủ theo dõi chặt chẽ, đến Apple cũng phải cúi đầu khuất phục
Khi người giàu cũng khóc trên núi tiền.
- Bên trong cuộc đua ngầm mua dữ liệu đào tạo AI của Big Tech
- Cặp vợ chồng 30 tuổi làm cho Big Tech lương hơn 3 tỷ đồng/năm bất ngờ nghỉ việc, chuyển vị trí: “Người phản đối chắc không hiểu về công ty công nghệ”
- Công ty thuộc hệ sinh thái của tỷ phú Phạm Nhật Vượng xếp trên các "big tech" ByteDance, JD, Kakao, Twitter... về nghiên cứu AI
- Cách mạng AI ‘cứu vớt’ cả năm 2023 của giới công nghệ: 5 Big Tech thu về 3,9 nghìn tỷ USD, đà hưng phấn đạt đỉnh
- Bí mật về đội quân hacker được các Big Tech thuê để ‘đầu độc’ những chatbot AI đình đám như ChatGPT
Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho hay việc các tập đoàn công nghệ lớn (Big Tech) của Mỹ có quá nhiều tiền đang đem lại phiền phức cho chính doanh nghiệp.
Hiện những công ty có tổng mức vốn hóa nhiều nhất thế giới là những Big Tech, như Apple, Amazon, Microsoft, Alphabet (Google) hay Meta (Facebook). Tổng cộng các Big Tech này đang ngồi trên núi tiền mặt trị giá 570 tỷ USD.
Số liệu của S&P Global Market Intelligence cho thấy con số này nhiều gấp 5 lần tổng số tiền mặt của 5 hãng phi tài chính giàu nhất trên S&P 500.
Theo WSJ, nhờ bán những sản phẩm và dịch vụ mềm trên Internet mà các Big Tech không cần tốn quá nhiều chi phí cố định như những ngành khác, qua đó tránh được các biến động về giá cả hay bất ổn của thị trường, đứt gãy chuỗi cung ứng...
Số liệu cho thấy Alphabet (Google), Microsoft và Apple đã kiếm được hơn 100 tỷ USD tiền mặt cho mỗi công ty chỉ từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm vừa qua.
Để so sánh, ông trùm dầu khí Exxon Mobil cũng chỉ kiếm được 55 tỷ USD tiền mặt từ hoạt động sản xuất trong cùng kỳ.
Thế nhưng dù ngồi trên núi tiền nhưng các Big Tech cũng đang đau đầu vì quá giàu. Đơn giản là cây cao đón gió, những doanh nghiệp này vì quá lớn nên bị chính phủ theo dõi chặt chẽ trước bất kỳ hành động tiêu tiền nào.
Làm sao để được tiêu tiền?
Tờ WSJ cho hay do tầm ảnh hưởng quá lớn của các Big Tech trên thị trường cũng như đối với nền kinh tế nên việc các tập đoàn này tiêu số tiền khổng lồ mà họ kiếm được ra sao bị chính phủ, truyền thông, nhà đầu tư và xã hội theo dõi chặt chẽ.
Thật không may, việc chính phủ Mỹ cùng nhiều nước trên thế giới bắt đầu siết chặt kiểm soát với Big Tech cùng cái nhìn kém thiện cảm của người dân với những ông trùm giàu có này trong vài năm qua đang khiến tình hình trở nên thách thức hơn.
Trước đại dịch, việc các Big Tech mua lại và sáp nhập (M&A) để bành trướng đế chế của mình dù khó nhưng vẫn khả thi. Thế nhưng sau thời kỳ đại dịch Covid-19 khi người dân vật lộn để mưu sinh còn nền kinh tế gặp rắc rối thì câu chuyện những Big Tech nhà giàu vung tiền mở rộng quy mô lại trở thành vấn đề cực kỳ nhạy cảm.
Các hãng như Amazon, Adobe và Intel đã phải rất nỗ lực mới hoàn thành được một số thương vụ M&A trong năm qua vì vấp phải sự phản đối từ các cơ quan quản lý.
Ngay cả như vậy, những thỏa thuận đạt được cũng mất ngày càng nhiều thời gian hơn, đòi hỏi những nỗ lực vận động hành lang tốn kém hơn trước.
Ví dụ việc mua lại Activision Blizzard của Microsoft đã phải mất gần 2 năm mới hoàn tất. Trong khi đó thương vụ M&A lớn nhất trước đây là mua lại LinkedIn vào năm 2016 chỉ mất chưa đầy 6 tháng.
Bất chấp những khó khăn đó, các hãng công nghệ vẫn phải cố gắng M&A bởi nếu không tiến tất bị lạc hậu và đào thải trong mảng công nghệ cạnh tranh cực kỳ khốc liệt này.
Với kỹ thuật phát triển hàng ngày và đối thủ liên tục mở rộng, nhà đầu tư thì luôn kỳ vọng vào những cái mới thì không M&A đồng nghĩa với suy tàn, mất thị phần, giảm giá cổ phiếu.
Một minh chứng điển hình là việc Microsoft thành công rót vốn cho OpenAI để phát triển ChatGPT, nhờ đó vượt mặt Apple để trở thành tập đoàn có tổng vốn hóa lớn nhất thế giới. Trong khi đó, Google lại bị cổ đông chỉ trích vì để Microsoft vượt trước nhờ công nghệ trí thông minh nhân tạo, còn Apple hay Facebook cũng bị cổ đông nhắc nhở vì chưa có một sản phẩm mới đột phá nào trong năm qua.
Không muốn cũng phải M&A
Trước tình hình đó, Google đang xem xét mua lại HubSpot, nhà cung cấp phần mềm điện toán đám mây nổi tiếng của Mỹ. Thương vụ này có tổng trị giá ước tính lên đến 40 tỷ USD, cao hơn 30% so với giá vốn hóa của HubSpot trước khi thông tin này bị Reuters phanh phui.
Con số này cũng cao gấp 3 lần thương vụ lớn nhất của Google từ trước đến nay là việc mua lại Motorola Mobility trị giá 12,5 tỷ USD vào năm 2012.
Tờ WSJ nhận xét đây là một động thái liều lĩnh vì thương vụ này sẽ củng cố thêm đế chế quảng cáo trị giá 238 tỷ USD mỗi năm của Google, vốn đang bị các chính trị gia Mỹ coi là vi phạm luật chống độc quyền.
Xin được nhắc lại là gần đây, chính vì vụ kiện chống độc quyền này mà Apple đang gặp rắc rối trong việc phải cho phép nền tảng thanh toán trực tuyến bên thứ 3 tham gia hệ sinh thái của mình. Thậm chí viễn cảnh chợ ứng dụng App Store phải mở cửa cho các bên khác tham gia cũng đang lớn dần khi chính phủ Mỹ lẫn Châu Âu cho rằng Apple đang quá độc quyền hệ sinh thái của mình.
Biết là sẽ thu hút sự chú ý của chính phủ nhưng Google chẳng có cách nào khác khi dừng M&A đồng nghĩa thụt lùi, nhất là khi họ đã chậm chân hơn Microsoft trong mảng AI. Hiện Google đang có 98 tỷ USD tiền mặt sau khi trừ các khoản nợ trên sổ sách, cao gấp đôi so với Meta và nhiều hơn con số 64,5 tỷ USD của Apple.
Ngoài ra, Google cũng đang tự tin hơn sau khi Microsoft hoàn tất việc mua lại Activision, cho thấy khả năng tiếp tục bành trướng thông qua M&A là vẫn khả dĩ.
Apple cúi đầu khuất phục
Theo WSJ, giá cổ phiếu của Alphabet (Google) đã giảm gần 3% sau khi hãng tin Reuters phanh phui thương vụ mua lại HubSpot. Nguyên nhân chính là ngoài việc lo ngại sự can thiệp của chính phủ cũng như kết cục bị đem ra kiện chống độc quyền như Apple, các cổ đông của Google cũng phân vân về hành vi tiêu tiền của hãng.
Số liệu của FactSet cho thấy Google đã chi 61,5 tỷ USD để mua lại cổ phiếu năm 2023 và 59 tỷ USD năm trước đó. Bởi vậy việc chi 40 tỷ USD cho M&A thay vì mua lại cổ phiếu cho cổ đông đang gây tranh cãi giữa các nhà đầu tư.
Trong vụ kiện chống độc quyền Apple vào tháng trước, Bộ tư pháp Mỹ đã ghi nhận 77 tỷ USD mua lại của phiếu của hãng này năm 2023, cao hơn gấp đôi chi phí 30 tỷ USD cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), như một bằng chứng cho thấy nhà táo khuyết đã không còn động lực đổi mới.
Việc quy mô quá lớn, có quá nhiều tiền và độc quyền trên thị trường nhưng lại chẳng đem lại động lực đổi mới công nghệ khiến Apple dần mất điểm trong mắt các nhà hoạch định chính sách Mỹ.
Bởi vậy Apple đã rất khôn ngoan khi né tránh các thương vụ M&A lớn và trả cổ tức đến 15 tỷ USD cho các cổ đông năm 2023 để xoa dịu dư luận.
Thương vụ mua lại Beats Electronics trị giá 3 tỷ USD vào năm 2014 vẫn là vụ M&A lớn nhất từ trước đến nay của Apple.
Rõ ràng, nếu Google không muốn nối gót Apple thì hãng phải tìm cách nằm im phân phối số tiền mặt khổng lồ của mình cho cổ đông hoặc có động thái làm hài lòng chính phủ Mỹ. Tuy nhiên việc dừng M&A như vậy sẽ khiến những đối thủ như Microsoft tiếp tục bỏ xa như họ đã làm trong AI.
*Nguồn: WSJ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"