Người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng nhất chỉ số nhiệt tăng cao.
- TikTok rộ trend rán trứng giữa trời nắng 40°C
- Cách Galaxy Tab S9 biến thành 'cuốn sổ toàn năng' của tôi khi đi công tác
- Điểm mặt 5 tính năng "out trình" sẽ có trên iOS 18: Bản cập nhật lớn nhất lịch sử iPhone đây rồi!
- Đây là "máy nghe nhạc" chạy Android: Chip Dimensity 7050, màn hình OLED, khả năng nghe nhạc cực đỉnh, giá 8,8 triệu đồng
- Dùng AI phân tích tiềm năng chữa bệnh của thực vật
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (cơ sở 3), khi nhiệt độ tăng cao, vượt ngưỡng 39 độ C thì bất kể nhóm người nào, dù là người lớn hay trẻ em đều có thể bị say nắng, say nóng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do cơ thể mất nhiều nước, tiết mồ hôi nhiều, rối loạn điều hòa thân nhiệt khi gặp ánh nắng gay gắt chiếu vào người. Khi bị say nắng, người lớn thường sốt, chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu. Trẻ nhỏ sẽ có biểu hiện quấy khóc, lờ đờ, chán ăn, nóng toàn thân, thậm chí bị co giật .
Dấu hiệu nhận biết người say nắng, say nóng
Dấu hiệu để nhận diện say nắng, say nóng là sốt từ 40 độ C trở lên, da khô, nóng hoặc tăng tiết mồ hôi, chóng mặt, choáng váng, da đỏ, mạch đập nhanh, đau đầu.
Nguyên nhân là do không uống đủ nước khi thời tiết nắng nóng, không khí lưu thông kém trong nhà, ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào nơi ở. Nếu tiếp xúc với ánh nắng quá nhiều có thể làm tăng thêm chỉ số nhiệt cơ thể lên tới 15 độ.
Sốc nhiệt cũng có mối liên quan với chỉ số nhiệt. Độ ẩm tương đối từ 60% trở lên sẽ gây cản trở sự bay hơi của mồ hôi và khả năng tự làm mát của cơ thể.
Đặc biệt lưu ý, người lớn tuổi, người lao động ngoài trời là nhóm người dễ bị say nóng, say nắng khi chỉ số nhiệt tăng cao. Do đó, cần phải chú ý đến chỉ số nhiệt trong các bản tin dự báo thời tiết, đặc biệt là trong các đợt nắng nóng cao điểm.
6 bước cứu người say nắng, say nóng
Dưới đây là 6 bước xử trí khi gặp người bị say nắng, say nóng:
- Bước 1: Nhanh chóng gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp 115 hoặc y tế địa phương.
- Bước 2: Trong thời gian chờ xe cấp cứu, di chuyển người bị say nắng đến nơi râm mát.
- Bước 3: Cởi bỏ bớt quần áo không cần thiết.
- Bước 4: Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể.
- Bước 5: Làm mát cơ thể bằng bất cứ cách nào như xịt mát cơ thể bằng nước, dùng quạt phun sương; đặt túi nước đá hoặc khăn mát lên vùng cổ, nách và bẹn; cho người say nắng uống nước mát để bù nước (nếu có thể).
- Bước 6: Đánh giá mức độ tỉnh táo người say nắng (lay gọi, tiếp xúc…).
Bác sĩ Vũ lưu ý, nếu nạn nhân tỉnh táo thì cho nạn nhân uống bổ sung nước, chất điện giải. Nếu nạn nhân chưa tỉnh táo tiếp tục làm mát cơ thể trong khi chờ xe cấp cứu. Trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh, không có dấu hiệu tuần hoàn (thở, ho hoặc cử động) thì cần nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo.
Cách phòng ngừa say nắng, say nóng
Theo chuyên gia, để phòng ngừa say nắng, say nóng trong mùa hè, khi chỉ số nhiệt lên cao, tốt nhất bạn nên ở trong môi trường có không khí mát mẻ. Trường hợp phải ra ngoài khi trời nắng, bạn có thể ngăn ngừa hiện tượng say nắng cần bổ sung các loại nước trái cây giúp giảm nhiệt độ cơ thể trong những ngày nắng nóng.
Bạn cần mặc quần áo thoáng mát, thoải mái, sáng màu và đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên.
Để ngăn ngừa tình trạng mất nước, mọi người nên uống ít nhất 1,5 lít nước lọc, nước trái cây hoặc nước ép rau củ mỗi ngày, cũng có thể dùng nước uống thể thao giàu chất điện giải trong những ngày nhiệt độ lên cao và độ ẩm xuống thấp.
Đồng thời, bạn cần tránh các chất lỏng có chứa caffeine hoặc rượu, vì các chất này có thể khiến tình trạng mất nước hơn trầm trọng hơn, cũng không nên uống viên muối khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Cách đơn giản và an toàn nhất để thay thế muối và các chất điện giải trong các đợt nắng nóng là uống đồ uống thể thao hoặc nước trái cây.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"