Thời điểm đánh giá chính xác về văn hóa doanh nghiệp chính là lúc bạn tham gia phỏng vấn, khi mà bạn có thể tự quan sát và đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng. Hãy hỏi những câu sau trong buổi phỏng vấn để tìm ra môi trường làm việc phù hợp với mình.
Anh/chị mô tả văn hóa của công ty thế nào?
Đây là một câu gợi mở an toàn khi bạn muốn tìm hiểu về văn hóa công ty. Có thể câu trả lời của nhà tuyển dụng thoạt đầu sẽ mang tính chung chung, tương tự như các tuyên bố về sứ mệnh hoặc tầm nhìn của họ. Nhưng quan trọng là, từ đó, bạn có thể dẫn dắt câu chuyện đi xa hơn các thông tìm thấy trong các tin đăng tìm việc nhanh Hải Phòng hay Hà Nội… Nhà tuyển dụng sẽ phải mô tả điều gì khiến công ty của họ trở thành một nơi xứng đáng cho bạn "đầu quân" vào làm việc.
Công ty hỗ trợ anh/chị phát triển nghề nghiệp như thế nào?
Đặt câu hỏi này, mục tiêu của bạn là xem nhân viên gắn bó như thế nào với công ty và liệu họ có cảm thấy hài lòng hay không. Đồng thời, bạn sẽ biết được công ty có những chính sách nào hỗ trợ nhân viên, và có chú trọng vào các hoạt động đào tạo, phát triển nghề nghiệp cho nhân viên hay không.
Dĩ nhiên, không phải lúc nào bạn cũng nhận được câu trả lời khách quan và thật lòng. Nhưng ít ra, bạn cũng có thể biết được một số điều cần biết, thông qua thái độ và cách trả lời của người đang trao đổi với bạn.
Nếu giới thiệu về công ty, điểm nào anh/chị sẽ muốn đề cập nhất?
Đây là một câu hỏi sáng tạo để tạo ấn tượng với người phỏng vấn của bạn. Đặc biệt, câu trả lời của họ sẽ tiết lộ cho bạn biết những giá trị cốt lõi nhất trong văn hóa doanh nghiệp. Điều mà họ muốn giới thiệu đến mọi người nhất, cũng sẽ là điều họ tự hào nhất về công ty của mình.
Từ những gì họ cung cấp, cộng với một chút suy luận, bạn sẽ dễ dàng hiểu được những gì được xem là giá trị hàng đầu của công ty. Và, liệu bản thân có phù hợp để gắn bó với nơi này hay không, hay bạn có nên điều chỉnh bản thân hoặc nỗ lực hơn để được làm việc ở một môi trường thực sự tốt?
Trách nhiệm và quyền hạn cụ thể của tôi trong công việc này?
Đây không chỉ là câu hỏi giúp bạn nắm rõ hơn về công việc, mà còn hiểu rõ hơn về người quản lý trực tiếp của mình. Dĩ nhiên, câu hỏi này sẽ dẫn đến thông tin về người mà bạn sẽ phải báo cáo công việc trực tiếp với họ. Bạn có thể khéo léo hỏi thêm những câu như "CEO, trưởng phòng… có thường tương tác nhiều với nhân viên không?". Từ đây, bạn có thể hiểu thêm về cách họ quản lý nhân viên, họ thích ủy quyền cho cấp dưới hay họ là người quản lý vi mô, và liệu bạn có thấy thoải mái khi làm việc với họ không.
Tôi có thể nói chuyện với một vài nhân viên ở đây không?
Khi đặt câu hỏi này - và nếu bạn may mắn được nhà tuyển dụng chấp thuận - bạn sẽ có cơ hội được tìm hiểu sâu hơn về văn hóa của công ty. Có lẽ, một số công ty sẽ sắp xếp cho bạn gặp gỡ các nhân viên của họ sau buổi phỏng vấn. Nếu bạn khéo léo thăm dò những người đồng nghiệp tương lai, họ sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.
Nhưng cũng đừng quên rằng điều họ nói không quan trọng bằng cách họ chia sẻ với bạn. Hãy lắng nghe một cách tích cực và cảm nhận bằng trực giác của bạn, quan sát ngôn ngữ cơ thể của họ khi bạn đặt câu hỏi và họ trả lời. Điều này có thể cho bạn biết nhiều hơn cả những gì được thể hiện bằng lời nói.
Anh/chị yêu thích điều gì nhất về văn hóa ở đây?
Đây là một câu hỏi mang tính chất cá nhân, nhằm tìm hiểu điều gì khiến người phỏng vấn của bạn gắn bó với công việc nơi này. Hãy làm giống như bạn đang mong đợi một sự chia sẻ thân tình, một ý kiến riêng từ người có kinh nghiệm đi trước. Đây là câu hỏi phù hợp để hỏi vào cuối buổi phỏng vấn, khi mà bạn đã tạo được kết nối và xây dựng mối quan hệ với người phỏng vấn. Vì khi đó, bạn sẽ dễ nhận được một câu trả lời chân thật hơn.
Nếu may mắn, bạn sẽ được họ chia sẻ một vài thông tin thú vị. Chẳng hạn họ thích giờ làm việc linh hoạt, hoặc họ thích cách người quản lý thực sự nỗ lực để hỗ trợ nhân viên… Ngược lại, nếu họ gặp khó khăn trong việc tìm ra những điều tích cực về văn hóa công ty để nói với bạn, hãy cân nhắc tìm hiểu thêm.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng, bạn không thể làm việc tốt nếu không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Do đó đừng quên hỏi những câu hỏi này trong các cuộc phỏng vấn sắp tới để biết chính xác mình nên làm gì tiếp theo nhé.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung đã ứng dụng AI để định hình trải nghiệm giải trí thông minh trên AI TV như thế nào?
Tương tự dòng điện thoại Galaxy, Samsung AI TV thể hiện rõ khát vọng của thương hiệu điện tử Hàn Quốc trong việc “đưa AI đến với tất cả mọi người,” mở rộng ứng dụng trí tuệ nhân tạo từ di động đến TV.
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"