Kĩ xảo đã trải qua rất nhiều thời kì để tới được ngày hôm nay. Dưới đây là những mốc đánh dấu quan trọng, những bước tiến đột phá trong nền điện ảnh thế giới.
1. Star Wars (1977)
Không thể nói đến bước đột phá công nghệ kĩ xảo máy tính mà không thể nhắc đến Star Wars. Vão những năm 1970, công nghệ hoạt hình tĩnh vật (stop motion) được sử dụng như một loại kĩ xảo thông dụng. Nhưng với đầu óc linh hoạt của Phil Tippett, ông đã sử dụng máy tính thêm khung hình làm mờ cho công nghệ hoạt hình tĩnh vật kia, ông gọi nó là hoạt hình tĩnh vật chuyển động (go motion). Bằng cách đó, những con AT-AT, những chiến cơ X-Wing chuyển động mượt mà hơn hẳn.
Nhưng lượng thời gian đổ vào đó là rất nhiều, hoạt họa viên phải mất hơn một tiếng đồng hồ để quay được 20 khung hình, xử lý chúng xong thì mới xong được 1 giây phim. Chỉ một sai số nhỏ, một sơ suất nhỏ thôi cũng làm hỏng bước đi của những mô hình thu nhỏ và hỏng cả khung hình, dẫn đến phải hủy và quay lại toàn bộ.
2. Kẻ Hủy Diệt 2: Ngày Phán Xét (1991)
Trong phần 1, James Cameron đã tạo nên một hình ảnh kẻ hủy diệt quá khủng khiếp. Vì vậy tại phần 2, Ngày Phán Xét, ông phải cố gắng tìm cách tạo ra một con robot sát nhân nguy hiểm hơn nữa. Vận dụng công nghệ mô phỏng hình ảnh nước trong bộ phim The Abyss (sản xuất năm 1989, đồng đạo diễn với Kẻ Hủy Diệt 2), ông đã có ra mắt hình ảnh người máy T-1000. Làm hoàn toàn bằng kim loại lỏng, có thể biến hình tùy ý muốn, T-1000 thực sự là một địch thủ đáng gờm và hắn cũng là một cột mốc đánh dấu kỉ nguyên của CGI – Kĩ xảo máy tính tiến một bước dài.
3. Jurrasic Park (1993)
Steven Spielberg đang cân nhắc đến việc sử dụng những con khủng long bằng máy, nhưng xét đến kích cỡ khổng lồ của chúng, chi phí bỏ ra sẽ cao như con khủng long cổ dài vậy. Đi đến quyết định cuối cùng là sử dụng kĩ xảo, Spielberg đã quyết định đưa về những nhà hoạt họa máy tính giỏi nhất thời ấy, Stan Winston (nổi tiếng với Terminator, Aliens,…), Phil Tippett (nổi tiếng với Star Wars) và nhiều tài năng khác.
Bên cạnh kĩ xảo máy tính, Tippett còn sử dụng những con khủng long máy để tạo nền khung nền cho lũ Chim ăn thịt – Raptor. Có những bộ phận máy tính xử lý riêng những hiệu ứng nước, cấu tạo khuôn mặt, ... và mỗi một khung hình như vậy mất tầm 2 đến 3 tiếng để xử lý. Riêng cảnh của con khủng long Bạo chúa T-Rex đứng dưới mưa phải mất tới 6 tiếng xử lý bằng máy tính với mỗi một khung hình.
Những con khủng long trong Công Viên Kỷ Jurra ấn tượng đến mức Geogre Lucas quyết định đã đến lúc bắt tay vào làm 3 phần đầu của Star Wars.
4. Ma Trận (1999)
Đây là bộ phim đầu tiên sử dụng và phổ biến hóa kĩ xảo “Bullet Time” – Tạm dịch là làm chậm thời gian. Kĩ xảo này cho phép có thể quay được một cảnh quay chậm nhưng camera vẫn có thể di chuyển xugn quanh với một vật tốc bình thường. Kĩ xảo này được sử dụng xuyên suốt bộ phim, tạo nên cảm giác nhân vật có khả năng điều khiển không gian và thời gian. Và như thế, Ma Trận đặt nền móng cho kĩ xảo “bullet time” nói riêng và cả cụm từ đó nói chung.
Hiệu ứng Bullettime trong Matrix 1999
5. Avatar (2009)
Ý tưởng để làm nên bộ phim avatar đã tồn tại trong đầu James Cameron từ những năm 90, nhưng việc thực hiện nó vào thời gian đó là bất khả thi. Ông đã cố gắng đợi hơn chục năm để cho công nghệ có thể bắt kịp với những gì mà ông suy nghĩ. Năm 2007, siêu phẩm Avatar được chính thức khởi quay. Avatar được áp dụng rất nhiều công nghệ tiên tiến của thời bấy giờ, có cả những công nghệ vừa mới phát triển xong.
Công nghệ bắt hình ảnh được sử dụng một cách tối ưu, khi mà tất cả các sinh vật Navi trong phim đều là kĩ xảo máy tính. Diễn viên phải đeo một chiếc mặt nạ với rất nhiều camera tí hon, nhằm bắt được từng cử động nhỏ nhất trên khuôn mặt của
Công ty chỉ đạo hiệu ứng kĩ xảo Weta tại Wellington, New Zealand đã từng phải huy động 900 nhân viên để có thể đủ nhân lực xử lý bộ phim. Bởi lượng dung lượng cần thiết để lưu trữ là rất lớn, ở bên kia địa cầu, một hệ thống lưu trư đám mây và Quản Lý Tài Sản Số mới tên là Gaia được Microsoft lập ra chỉ dành riêng cho việc lưu trữ và xử lý bộ phim Avatar. Để có thể kết xuất đồ họa của Avatar, Weta đã sử dụng 930 mét vuông máy chủ gồm 4000 máy HP với 35.000 lõi xử lý cùng 104 Terabytes RAM (1TB = 1024 GB).
6. Inception (2010)
Trong mỗi phân cảnh mơ, Nolan muốn sử dụng càng ít đồ họa kĩ xảo máy tính càng tốt, ông thích những sử dụng hiệu ứng đặc biệt bằng người thật đồ thật hơn. Nolan nói rằng: “Việc sử dụng hoàn toàn kĩ xảo thực trước camera luôn rất quan trọng với tôi, nếu cần thiết, đồ họa máy tính sẽ dùng để xây dựng những mô hình kĩ xảo thực đã đạt được kia”.
Kĩ xảo máy tính khó thực hiện nhất trong phim là cảnh thành phố “limbo” ở cuối phim, vì công nghệ sử dụng vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Paul Franklin (phụ trách kĩ xảo máy tính, người thường xuyên phụ trách mảng này trong phim của Nolan) xây dựng nên khái niệm chung, kết hợp với những hình ảnh tưởng tượng được Nolan mô tả lại: “Một thử gì đó lạnh lùng ảm đạm, với kiến trúc hiện đại và từng mảng từng mảng một rơi dần xuống biển như một tảng băng lớn.” Họ tạo ra một mô hình chung của thành phố Limbo, sau đó lập trình một chương trình tự động thêm đường phố, những đường giao nhau và những hẻm sâu cho đến khi họ có một thành phố đủ độ phức tạp, vừa với ý tưởng của họ.
7. The Jungle Book – Cậu Bé Rừng Xanh (2016)
Cậu Bé Rừng Xanh - The Jungle Book, siêu phẩm đầu hè 2016 này được quay hoàn toàn tại Xưởng Phim Trung Tâm Los Angeles. Toàn bộ những nhân vật là loài vật trong phim được sử dụng kĩ thuật xây dựng hình ảnh động bằng máy tính, sử dụng kèm theo những đoạn phim về chuyển động của những con vật tương xứng.
Gần 70 loài vật đã được hoạt họa hóa trong The Jungle Book, một vài loài được mô tả “lớn hơn 150%” so với nguyên bản của nó. Rất nhiều hình mẫu động vật đã được sử dụng để “diễn” cùng cậu diễn viên nhí Sethi nhưng không một mẫu nào xuất hiện ở trong phim, bời một lẽ toàn bộ động vật đều được dựng bằng kĩ xảo máy tính. Các diễn viên sẽ diễn trên phông xanh và mặc những bộ đồ đặc biệt để diễn xuất theo công nghệ mô phỏng động tác (motion capture). Nhưng đạo diễn Favreau nói rằng ông tránh việc sử dụng kĩ xảo này quá nhiều, bởi chúng sẽ tạo nên những hình ảnh không thực sự chân thực.
Cảnh khó nhất của phim là khi Mowgli từ biệt Sói mẹ. Phân đoạn lấy bối cảnh dưới trời mưa, nhân vật cậu bé người thật luồn tay vào lông và da con sói rồi họ chạm đầu nhau, mắt nhìn mắt đầy biểu cảm. Đạo diễn Jon Favreau bày tỏ với Variety: "Hình ảnh một cậu bé thực luồn tay vào các sợi lông thú dựng bằng kỹ xảo vô cùng khó với các chuyên gia hàng đầu Hollywood. Ngay cả những nhà làm phim Avatar cũng nói họ chưa từng làm cảnh này bao giờ. Nếu làm cẩu thả, hình ảnh sẽ giả tạo và không lấy được cảm xúc người xem". Để thực hiện cảnh này, êkíp nghiên cứu kỹ xem lông thú sẽ chuyển động như thế nào trên da con vật. Các nhà làm phim cũng phải xây dựng phần mềm mới để xử lý cảnh này.
Theo TechInsider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"