6 điểm quan trọng từ vụ điều trần của Mark Zuckerberg với Quốc hội vào ngày thứ ba
Có lẽ, sau ngày hôm qua, vị CEO của Facebook đã có thể tạm thở phào nhẹ nhõm. So với những câu hỏi khó nhằn mà anh đã chuẩn bị, những câu mà anh nhận được từ các nhà lập pháp Mỹ từ buổi điều trần hôm thứ ba đúng là chưa thấm vào đâu.
Lấy ví dụ là, chẳng có thượng nghị sĩ nào hỏi anh rằng liệu anh có nên từ chức khỏi Facebook hay không. Trong các tài liệu mà anh đã chuẩn bị, chúng ta có thể thấy là anh đã sẵn sàng nếu như phải đối đầu với câu hỏi này. Anh cũng đã sẵn sàng, nếu như các thượng nghị sĩ có hỏi về tính năng tìm kiếm của Facebook, một tính năng đã tạo điều kiện cho các bên thứ ba nạo sạch dữ liệu công khai của 2 tỷ người dùng.
Zuckerberg đã làm sáng tỏ một số quan niệm sai lầm về sản phẩm của mình trong cuộc trao đổi với các thượng nghị sĩ. Zuckerberg cũng đã khẳng định rằng, "không," Facebook không hề bán dữ liệu cho các nhà quảng cáo hay cho bất kỳ ai khác. Thay vào đó, nền tảng này có một hệ thống nhắm mục tiêu quảng cáo, cho phép các nhà quảng cáo tiếp cận được với người dùng dựa trên những sở thích và hoạt động của họ mà không được trực tiếp nhìn thấy tên của họ. Facebook cũng khẳng định rằng họ không nghe trộm người dùng thông qua microphone, và cũng đang không ngăn chặn tiếng nói chính trị của phe bảo thủ của Mỹ.
Nhưng những câu hỏi khó vẫn sẽ còn chờ đợi Zuckerberg ở phía trước. Sau 5 tiếng đồng hồ trong cuộc điều trần chung giữa Uỷ ban Tư pháp và Thương mại của Thượng viện, Zuckerberg cũng đã trả lời được hầu hết các câu hỏi, mặc dù có một vài câu, anh vẫn cố tình lảng tránh hoặc không nói đúng trọng tâm.
Sau đây là 6 điểm chính của vụ điều trần hôm thứ ba của Zuckerberg:
1. Chính sách bảo mật của Facebook còn nhiều thiếu sót
Các thượng nghị sĩ đã chỉ trích chính sách bảo mật cả mạng xã hội này, cho rằng nó vừa khó hiểu, lại không đây đủ. Ngoài ra, các thượng nghị sĩ cũng chỉ trích rằng hầu hết người dùng đều không muốn đọc các văn bản số này.
Thượng nghị sĩ John Kennedy, một đảng viên Đảng Cộng hoà từ Louisiana cho biết: "Thoả thuận với người dùng của anh dở tệ." Mục đích của bản thoả thuận dường như chỉ để bảo vệ lợi ích của Facebook, chứ không hề bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.
Kenedy khuyến cáo Zuckerberg rằng anh nên nói với luật sư của mình để dịch ngôn ngữ của bản chính sách người dùng hiện tại sang ngôn ngữ tiếng anh dễ hiểu hơn.
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một đảng viên đản Cộng hoà từ Nam Carolina cho biết: "Hầu hết người Mỹ đều chả biết họ đang kí cái gì cả, vì bản điều khoản dịch vụ của Facebook đã vượt quá tầm đọc hiểu."
Các thượng nghị sĩ lo sợ rằng Facebook đang sử dụng các thoả thuận người dùng với nhiều điều khoản thoáng hơn để nhằm vượt mặt quyền riêng tư của người dùng, nhất là khi nhiều người dùng còn không hiểu họ đã đồng ý cho phép nền tảng này tiếp cận được những dữ liệu cá nhân gì. Thượng nghị sĩ Dick Durbin, một đảng viên đảng Dân chủ của Illinois, đã cố gắng nói bằng ngôn ngữ dễ hiểu để Zuckerberg có thể hiểu được.
Durbin hỏi Zuckerberg: "Liệu anh có thấy thoải mái chia sẻ cho chúng tôi biết tên khách sạn mà anh ở vào đêm qua được không?"
Zuckerberg đã do dự mấy giây trước khi trả lời rằng anh không thấy thoải mái với điều đó.
Durbin sau đó đã nói rằng, đó chính xác là một vấn đề về quyền riêng tư. Đó chính là những gì mà người dùng đang từ bỏ trong xã hội nước Mỹ hiện đại.
2. Các quy định mới để kiếm soát Facebook sẽ được ban hành
Mặc dù Zuckerberg có thể đã tránh được nhiều cạm bẫy trong buổi điều trần đầu tiên, có một điều không thể chối cãi là các nhà chức trách đang ngày càng muốn áp đặt các luật lệ mới để điều chỉnh hành vi của Facebook và các công ty mạng xã hội khác.
Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar, một đản viên đảng Dân chủ ở Minnesota đã không hề tán dương ý tưởng của Zuckerberg về một mạng xã hội tự chấn chỉnh bản thân.
Bà đã phán xét rằng: "Chúng ta sẽ phải làm luật về quyền riêng tư ngay bây giờ," sau khi ghi nhận lời xin lỗi của Zuckerberg. Zuckerberg chia sẻ rằng anh muốn thuê thêm người để bảo vệ dữ liệu người dùng, song có vẻ như điều đó vẫn chưa đủ để thuyết phục bà.
Trong khi Liên minh Châu Âu đã đưa ra các Quy chế bảo vệ dữ liệu chung để bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, có hiệu lực trong năm nay, thì Mỹ lại đang tránh đưa ra những loại luật kiểu như vậy. Tuy nhiên, điều này có lẽ sẽ sớm thay đổi.
Kennedy nói với Zuckerberg: "Tôi không muốn phải bỏ phiếu để chấn chỉnh Facebook, nhưng thề với Chúa, tôi sẽ làm điều đó. Điều đó còn phụ thuộc vào anh đấy."
3. Các nghị sĩ bắt đầu đặt ra nghi vấn rằng Facebook đang lạm dụng thế độc quyền của mình
Facebook hiện đang là mạng xã hội lớn nhất thế giới, với 2 tỷ người sử dụng. Cùng với Alphabet Inc., Facebok đã thu về được hơn 87% doanh thu quảng cáo kỹ thuật số vào năm 2017. Một mạng xã hội khác cũng phổ biến không kém với Facebook là Instagram, cũng do Facebook sở hữu.
Graham liên tục tra hỏi Zuckerberg xem liệu công ty của anh có đối thủ thực sự nào không, và liệu có một nền tảng thay thế cho Facebook trong nhánh tư nhân hay không.
Graham thậm chí hỏi thẳng thắn: "Anh không nghĩ là mình đang có thế độc quyền à?"
Zuckerberg trả lời: "Chắc chắn là nó không phải như thế, đối với tôi mà nói." Anh đã chuẩn bị cả những thống kê cho thấy người dùng cũng có những ứng dụng khác để kết nối với bạn bè và gia đình. Tuy nhiên, vị thuượng nghị sĩ vẫn chưa hề bị lung lay.
Graham cuối cùng cũng đưa ra tuyên bố: "Trái với những nhận định của ông Zuckerberg, Facebook là một nền tảng độc quyền ảo, và những nền tảng độc quyền cần phải được chỉnh đốn."
Thuượng nghị sĩ Dan Sullivan, một đảng viên đảng Cộng hoà từ Alaska, cũng đã hỏi rằng liệu Facebook đã trở nên quá hùng mạnh hay không. Ông cũng đã nhắc nhở rằng, từ trước đến nay, khi mà các công ty thu nạp được quá nhiều quyền lực, chúng sẽ bị chấn chỉnh, hoặc là sẽ phải giải tán.
4. Facebook ky vọng sẽ giải quyết được các vấn đề về nội dung bằng cách sử dụng AI
Từ lâu, Facebook đã bị chỉ trích vì không kiểm soát được nội dung được đăng tải trên nền tảng này. Thượng nghị sĩ John Thune, một đảng viên đảng Cộng hoà tại Nam Dakota đã thừa nhận rằng: "ranh giới giữa các bài diễn văn chính trị hợp pháp và những lời phát biểu thù địch đôi khi có thể khó xác định được."
Zuckerberg cho biết việc tìm kiếm và loại bỏ các bài phát biểu thù địch ra khỏi mạng lưới là một trong những vấn đề khó giải quyết nhất, song anh nghĩ rằng trí tuệ nhân tạo có thể giúp công ty giải quyết vấn đề này trong vòng 10 năm. Facebook cho biết số nhân viên chuyên tập trung giải quyết các vấn đề nhạy cảm về bảo mật và về cộng đồng sẽ tăng đến 20.000 người vào cuối năm nay.
5. Facebook không hề biết mình đã gây ra nhiều thiệt hại đến mức nào
Các nhà lập pháp đặt ra câu hỏi rằng, ngoài công ty tư vấn chính trị Cambridge Analytica ra, liệu còn có những nhóm khác mà đã lấy được dữ liệu người dùng một cách bất hợp pháp hay không.
Zuckerberg không có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này. Anh cho biết Facebook không hề biết bao nhiêu dữ liệu đã bị thu giữ và mua bán trái phép, và họ cũng không có cách nào để theo dõi được những gì đã xảy ra với số dữ liệu đó.
Thượng nghị sĩ Chuck Grassley, một đảng viên đảng Cộng hoà từ Iowa đã đặt ra câu hỏi: "Liệu anh có biết về những vụ việc mà dữ liệu người dùng bị gửi cho bên thứ ba và vi phạm các điều khoản của Facebook hay không?"
Zuckerberg trả lời: "Tôi không có tất cả các ví dụ về những ứng dụng mà chúng tôi đã cấm ở đây." Anh cho biết Facebook đã không làm đủ để ngăn chặn những công cụ của mạng xã hội khỏi bị lạm dụng, và họ sẽ kiểm tra hàng chục ngàn ứng dụng.
6. Zuckerberg đã làm tốt hơn dự kiến
Màn trình diễn của Zuckerberg đã chiếm lại con tim của các nhà đầu tư và một vài nhà lập pháp.
Hồ sơ mà Zuckerberg đã chuẩn bị
Anh đã không có sai sót lớn nào, và đã giữ được phong độ trong suốt 5 tiếng đồng hồ, trả lời tự tin và cẩn trộng. Thậm chí, cổ phiếu của Facebook đã tăng 4,5% vào cuối phiên giao dịch vào thứ ba, khi các nhà đầu tư cảm thấy an tâm hơn vì Zuckerberg đã bảo vệ được kinh doanh quảng cáo của mình.
Allison Shapira, người đứng đầu Global Public Sp bình luận: "Quả đúng là anh này đã chuẩn bị lời khai của mình."
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI