Trái đất có tới gần 8 triệu loài động vật, trong đó có những loài dù chưa thấy bao giờ, bạn gần như cũng không còn cơ hội ngắm nhìn chúng nữa.
Theo thống kê, Trái đất của chúng ta có tới 7,7 triệu loài động vật, với chỉ hơn 900.000 loài được nghiên cứu và mô tả cụ thể trong sách vở.
Và bạn biết không, tốc độ phát triển của con người đã và đang khiến nhiều loài động vật biến mất trong khi chúng ta chưa kịp tìm hiểu về chúng.
Dưới đây là những loài vật như vậy - bạn có thể chưa từng nhìn thấy chúng và cũng có thể không còn cơ hội nữa.
1. Kỳ giông Axolotl
Kỳ giông Axolotl (hay kỳ giông Mexico) là một loài lưỡng cư bản địa của quốc gia này, sống tại một số hồ nước thuộc khu vực Trung Mỹ.
Người bản địa cũng gọi Axolotl là "cá đi bộ" do vẻ ngoài khá giống cá của chúng.
Loài kỳ giông này khá đặc biệt trong lớp lưỡng cư, do chúng trưởng thành mà không thay đổi về hình dạng như ếch.
Kỳ giông Axolotl không phát triển phổi mà giữ lại mang nên con trưởng thành cũng sống dưới nước.
Hiện nay kỳ giông Mexico đang được xếp vào hàng cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ do môi trường sống bị thu hẹp. Theo một nghiên cứu từ năm 2013, loài vật này được xem như đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên.
2. Cá heo Irrawadday
Cá heo Irrawadday - còn gọi là cá nược - sống ở ven các bờ biển và cửa sông khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Chúng được phát hiện lần đầu tại sông Irrawadday của Indonesia.
Loài cá heo này có cục mô lớn chứa nhiều chất béo ở trên trán, đầu tròn và tù, da sáng màu trên toàn bộ cơ thể.
Đây có lẽ là loài cá heo ít được biết đến nhất do sự phổ biến của 2 loại cá heo cảng (porpoise) và cá heo mũi chai (dolphin).
Do cuộc sống ở vùng biển ven bờ nên cá heo Irrawadday rất dễ bị tổn thương do sự can thiệp từ con người.
Ngoài ra, mỡ của chúng cũng thuộc vào dạng "hảo hạng" nên thường bị con người săn đuổi. Cũng vì vậy mà đến nay, cá heo Irrawadday được xếp vào hàng cực kỳ nguy cấp, với số lượng còn sót lại ước tính chỉ khoảng... 77 con.
3. Kền kền râu (Bearded vultures)
Kền kền là một trong những loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Trong đó, loài kền kền râu cực hiếm này đang thực sự phải đối mặt với nguy cơ biến mất trong tương lai gần.
Kền kền râu có danh pháp khoa học là Gypaetus barbatus, thường sống ở các khu vực núi cao của châu Á, châu Âu và châu Phi. Chúng chỉ dài khoảng 1m nhưng có sải cánh rộng tới gần 3m, phần lông trên thân, cánh và đuôi có màu đen, nhưng vùng bụng và cổ thì màu hồng nhạt.
Đặc biệt, quanh mắt của loài kền kền này có một vùng lông đen cứng chạy xuống tận cằm giống như một bộ râu vậy.
Khác với những loài kền kền khác thường ăn xác thối, kền kền râu chỉ nhắm vào những khúc xương to. Chúng quắp xương bay lên cao, thả xuống phiến đá nhiều lần cho đến khi vỡ ra rồi sau đó ăn phần tủy bên trong.
Hiện tại, số lượng kền kền râu đang bị sụt giảm nghiêm trọng do săn bắn quá mức. Ước tính, chỉ còn khoảng 200 cá thể tại Châu Âu.
4. Cá sấu Ấn Độ Gharials
Bạn đã nhìn thấy loài cá sấu này bao giờ chưa?
Sinh vật trong ảnh trên là cá sấu Ấn Độ, còn gọi là cá sấu sông Hằng với danh pháp khoa học là Gavialis gangeticus. Chúng là một trong ba loài cá sấu bản địa tại Ấn Độ.
Cá sấu Gharial có kích thước tương đối lớn - con trưởng thành có thể dài đến 6,25m, và sở hữu ngoại hình khá... dị. Chúng có chiếc mõm dẹt và dài nên chỉ có thể bắt cá và gần như không có khả năng bắt được các loài thú lớn như cá sấu thông thường.
Hiện nay, cá sấu Gharial đang rơi vào tình trạng cực kỳ nguy cấp do bị săn bắt quá mức. Ngoài ra, người ta còn lấy trứng của chúng nên việc tái sinh sản gần như là không thể. Ước tính hiện nay chỉ còn khoảng 235 cá thể ngoài tự nhiên mà thôi.
5. Sơn Dương Markhor
Sinh vật tuyệt đẹp dưới đây có tên là sơn dương Markhor - hay còn gọi là sơn dương sừng xoắn bờm rậm.
Chúng phân bố chủ yếu tại Afghanistan, Pakistan, Kashmir, Tajikistan và Uzbekistan, với chiều cao của cơ thể chỉ từ 0,6 đến 1,2 m và nặng 32- 110kg.
Ở sơn dương Markhor, cả 2 cá thể đực và cái đều có sừng. Tuy nhiên, sừng của con đực dài hơn, có thể phát triển tới 160cm, còn của con cái chỉ khoảng 25cm.
Với cặp sừng xoắn tuyệt mỹ và ngoạn mục, cùng với kích thước to lớn, sơn dương Markhor là một trong những loài nổi bật và ấn tượng nhất trong tất cả các loài sơn dương hoang dã.
Tuy nhiên cũng bởi vậy, chúng trở thành mục tiêu săn bắt của con người. Ngoài ra, loài người cũng góp phần thu hẹp môi trường sống của sơn dương Markhor, khiến số lượng loài giảm mạnh.
Trong nhiều năm, sơn dương Markhor được xếp vào nhóm nguy cấp, thậm chí đã có thời điểm tưởng như tuyệt chủng.
Tuy nhiên sau nhiều nỗ lực, sơn dương Markhor đã được liệt kê xuống nhóm loài sắp bị đe dọa vào năm 2015. Theo ước tính, còn khoảng 2500 cá thể sơn dương đang sinh sống ngoài tự nhiên.
6. Hươu đùi vằn okapi
Bạn có tin, sinh vật này do ngựa vằn và hươu cao cổ lai với nhau mà thành?
Nhìn giống vậy thôi nhưng không phải vậy đâu. Đây là loài hươu đùi vằn - Okapi, là một sinh vật bản địa tại nước CHDC Congo và được mệnh danh là "kỳ lân châu Phi" tại đây.
Loài hươu này có họ rất gần với hươu cao cổ, có cổ dài nhưng lại thân hình giống như ngựa. Ở phía đùi sau của chúng cũng có các sọc như ngựa vằn, do đó nhiều người đã nghĩ rằng chúng là con lai giữa ngựa vằn và hươu cao cổ.
Loài hươu đùi vằn chỉ sống tại các khu rừng nhiệt đới thuộc Cộng hòa dân chủ Congo. Hiên nay, số lương Okapi đang sụt giảm do săn bắt quá mức để lấy thịt và da. Ngoài ra, các khu rừng nơi chúng sinh sống cũng đang dần bị thu hẹp và phá hủy.
Nhưng dù sao đây cũng là sinh vật các bạn có nhiều cơ hội quan sát nhất trong danh sách, vì số lượng hươu đùi vằn trong tự nhiên còn khoảng hơn 10.000 cá thể.
Theo Kênh14/Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android