7/11/1867 - Ngày sinh của nhà khoa học vĩ đại Marie Curie

    Nova,  

    Để ghi nhớ cống hiến lớn lao của nữ bác học kiệt xuất trong việc nghiên cứu các nguyên tố mang tính phóng xạ, người ta đã gọi đơn vị cường độ tính phóng xạ là "Curie".

    Vào những đêm đông giá lạnh của những năm giữa thập kỷ 90 trong thế kỷ XIX trên căn phòng áp mái tại khu Quatier Latin ở thủ đô Paris, có một người con gái miệt mài bên những trang sách đến quên cả rét buốt. Những người ở cùng khu trọ chỉ biết rằng đó là một cô sinh viên đến từ Ba Lan chứ không ai dám đoán trước được rằng người con gái ấy về sau lại trở thành một con người vĩ đại. Đó chính là Marie Curie.

    Marie Curie (tên khai sinh là Maria Sklodowska), sinh ngày 17/11/1867 tại Warsaw, Ba Lan. Ngay từ nhỏ đã bộc lộ tư chất thông minh hơn người và không chùn bước trước bất cứ một khó khăn, thử thách nào để đến với thế giới khoa học rộng lớn, bí hiểm và lý thú. Vì chính phủ Ba Lan thời đó không nhận phụ nữ vào học đại học, Marie Sklodowska đành phải học tại "Trường đại học lưu động" do một số trí thức yêu nước bí mật ở Ba Lan lập ra.

    Marie và chị gái Bronya từng mơ ước du học để có tấm bằng chính thức nhưng họ không có khả năng chi trả học phí. Marie quyết định đi làm để hỗ trợ Bronya theo học y khoa. Trong gần 5 năm, Marie làm gia sư và giáo viên dạy trẻ để kiếm tiền trang trải chi phí. Thời gian rảnh, cô tiếp tục nghiên cứu, đọc sách về vật lý, hóa0 học và toán học. Để có tiền đóng học, Marie phải làm gia sư cho một nhà điền chủ giàu có trong vùng. Sau 5 năm làm gia sư, khi đã 24 tuổi, nhờ sự giúp đỡ từ người chị cả Marie được sang Paris học tại Trường đại học Sorbonne - một trường đại học danh tiếng, coi trọng trí thức và nhân tài, trân trọng người có học vấn cao. Tại đây, Marie đã giành tất cả thời gian và tâm sức cho học tập và nghiên cứu khoa học.

    Chỉ một thời gian ngắn sau khi đến Paris, nhờ những nỗ lực phi thường, Marie đã nhanh chóng trở thành một trong những sinh viên xuất sắc nhất của Trường đại học Sorbonne. Ngay khi đang còn là sinh viên năm thứ ba Marie đã được cấp bằng Thạc sĩ Vật lý và đến năm thứ tư được cấp tiếp bằng Thạc sĩ Số học. Ngoài ra, Marie còn nói, viết thành thạo các thứ tiếng: Pháp, Nga, Anh, Đức và quyết tâm làm luận án Tiến sĩ Vật lý. Tiền học phí đại học của Marie chủ yếu trông vào số tiền đã dành dụm được trong 5 năm làm gia sư. Cô không có tiền thuê người giúp việc, không có tiền mua thịt, có khi mấy tuần liền chỉ ăn bánh mì với nước trà, thỉnh thoảng mới được ăn một vài quả trứng, một thỏi chocolate hay một trái táo. Sinh hoạt kham khổ khiến Marie bị bệnh thiếu máu, hay bị ngất. Cô cũng không có thì giờ để tính chuyện yêu đương và hôn nhân.

    Song chính trên con đường gập ghềnh và chông gai chinh phục đỉnh cao khoa học, Marie klodowska đã gặp và kết hôn với một nhà khoa học danh tiếng của Pháp: Pierre Curie. Vào đầu năm 1894. Marie nhận lời mời của Hội doanh nghiệp Pháp nghiên cứu từ tính của các loại thép. Marie phải nhờ đến sự trợ giúp của một giáo sư Vật lý gốc Ba Lan. Vị giáo sư này đã giới thiệu Marie với Pierre Curie - Trưởng phòng thí nghiệm của Trường Vật lý Paris. Pierre Curie lúc đó đã 35 tuổi, chưa vợ, nổi tiếng về những phát minh về hiện tượng điện áp, về chiếc cân và định luật từ tính mang tên Curie. Nhà Vật lý học tài ba này cũng mang tâm hồn nghệ sĩ, cũng viết văn và làm thơ, yêu âm nhạc, say mê khoa học.

    Chỉ vài tháng sau khi gặp gỡ, Marie và Pierre đã yêu nhau và nhanh chóng đi đến hôn nhân. Lễ cưới của họ hết sức đơn giản, không có nhẫn cưới, tiệc cưới, không có cả nghi thức tôn giáo. Họ đạp xe về nông thôn hưởng tuần trăng mật. Ngay cả trong tuần trăng mật, họ cũng nói rất nhiều về lý tưởng, công việc và các thí nghiệm. Hai năm sau ngày cưới, Marie Curie sinh con gái đầu lòng và chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ vật lý. Bà đã chọn hiện tượng phóng xạ của nguyên tố Urani làm đề tài nghiên cứu. Phải chạy vạy mãi hai vợ chồng Pierre Curie mới mượn được một gian hầm ẩm thấp để làm phòng thí nghiệm. Với hàng ngàn phép tính toán và đo đạc.

    Được thuyết phục bởi cha ông và bởi Marie, Pierre bảo vệ luận án tiến sĩ của ông vào năm 1895. Nó nói về các loại từ tính khác nhau và chứa một trình bày về mối quan hệ giữa nhiệt độ và từ tính ngày nay gọi là Định luật Curie. Năm 1896, Marie thi đỗ văn bằng sư phạm của bà, đứng đầu trong nhóm của bà. Con gái Irène của họ chào đời vào tháng 9/1897. Pierre đã cố gắng thu xếp cho Marie được phép làm việc trong phòng thí nghiệm của trường, và năm 1897 bà đã kết thúc một số khảo sát về tính chất từ của thép với tư cách là đại diện của một công ti công nghiệp. Sau đó, quyết định tiếp tục làm nghiên cứu, Marie tìm kiếm một đề tài cho luận án tiến sĩ.

    Ngót chục năm sau, hai vợ chồng Curie phát hiện ra một nguyên tố phóng xạ mới có cường độ phóng xạ mạnh gấp 400 lần so với Urani nguyên chất. Bà đã dùng tên của Tổ quốc Ba Lan để đặt tên cho nguyên tố đó: Poloni. Ít lâu sau, hai vợ chồng lại phát hiện thêm nguyên tố có cường độ phóng xạ cực mạnh, đó là Radi. Vì tinh luyện Radi từ quặng pitchblende rất vất vả và tốn kém, hai vợ chồng Curie quyết tâm tìm cách sáng chế. Sau bốn năm trời với hàng ngàn thí nghiệm, hai vợ chồng Curie đã luyện thành công chất Radi. Với thành công này, năm 1903. Viện Khoa học Hoàng gia London trao tặng hai ông bà Huy chương Devy và một tháng sau Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển trao tặng hai người giải thưởng Nobel Vật lý. Trường đại học Paris phong tặng bà Marie Curie danh hiệu Tiến sĩ khoa học Vật lý xuất sắc.

    Nhớ lại thời gian ấy, Marie Curie nói: "Sau khi từ phòng thí nghiệm trở về nhà, đầu óc chúng tôi vẫn cứ còn vương vấn về hiện tượng lạ trong phòng thí nghiệm. Tôi rủ Curie quay lại. Vừa mở cửa, cả hai chúng tôi sững sờ vì muối Radi trong lọ phát ra tia huỳnh quang màu xanh lấp lánh như sao trên bầu trời đêm. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau, ứa nước mắt vì sung sướng. Gần 4 năm trời ròng rã đó, chúng tôi không có tiền, cũng chẳng một ai giúp đỡ, song tôi có thể nói không chút khoa trương rằng, mấy năm đó là thời kỳ anh dũng và cũng hạnh phúc nhất trong cuộc sống của hai vợ chồng tôi...".

    Năm 1906, một tai họa đã đột ngột giáng xuống cuộc đời của Marie Curie. Trên đường tới Viện Hàn lâm khoa học, Pierre bị tai nạn giao thông và qua đời. Marie Curie không chỉ mất đi một người chồng hết mực yêu thương, mà còn mất đi một chiến hữu đồng cam cộng khổ, một chỗ dựa vững chắc trên con đường vươn tới đỉnh cao khoa học. Một năm sau, Marie Curie được nhận chức giáo sư thay thế chồng giảng dạy tại Trường đại học và trở thành nữ giáo sư đầu tiên ở Trường đại học Paris. Với nghị lực phi thường, vừa phải một mình nuôi hai con nhỏ, vừa đảm đương công việc dạy học và nghiên cứu khoa học, năm 1911 Marie Curie lại một lần nữa nhận giải Nobel Hóa học. Chính phủ Pháp quyết định tặng bà Huân chương Bắc đẩu bội tinh.

    Marie Curie đã hiến thân cho khoa học dũng cảm và vô tư. Sau khi chất Radi xuất hiện, người ta phát hiện tia phóng xạ của nó có thể xuyên qua cơ thể, phá hoại các tế bào bệnh lý, do đó Radi trở thành một vũ khí hữu hiệu chống bệnh ung thư. Giới đầu tư các nước đua nhau trả giá thật cao để mua phương pháp tinh luyện Radi của bà. Có người khuyên bà cách độc quyền lũng đoạn. Nhưng bà không hám lợi. Bà cho rằng phát minh khoa học là để mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại, chứ không phải mưu lợi cho cá nhân. Vì thế bà đã công bố cho toàn thế giới biết phương pháp tinh luyện Radi.

    Năm 1914, bà được cử làm Giám đốc Viện Radi ở Paris. Đây là cơ sở đầu tiên sử dụng Radi điều trị bệnh ung thư. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Marie Curie cùng con gái là Iren đã ra sức ứng dụng tia Radi để cứu người. Năm 1921, Marie Curie trên cương vị Giám đốc Viện Radi cùng con gái là Iren sang thăm nước Mỹ. Tổng thống Mỹ đã tặng bà một gram Radi. Bà đã đề nghị ghi rõ trong chứng thư rằng đó là món quà tặng bà để tiến hành nghiên cứu khoa học chứ không phải để làm tài sản riêng.

    Năm 1922, bà được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Pháp. Cùng năm này, Ủy ban Quốc tế hợp tác tri thức của Hội Quốc liên tại Geneve bầu bà làm Phó chủ tịch của tổ chức. Bà đã cống hiến cả sinh mạng cho khoa học. Ngày 14/7/1934, Marie Curie qua đời. Các bác sĩ cho biết, bà bị trúng độc Radi. Do bị bức xạ lâu dài, nội tạng của bà bị tổn thương nghiêm trọng.Thi hài của bà được mai táng tại ngoại ô Paris, bên cạnh Pie Curie.

    Để ghi nhớ cống hiến lớn lao của nữ bác học kiệt xuất trong việc nghiên cứu các nguyên tố mang tính phóng xạ, người ta đã gọi đơn vị cường độ tính phóng xạ là "Curie". Marie Curie mất đúng vào năm con gái và con rể là Iren Jolit Curie và Federic được tặng thưởng giải Nobel về Hóa học.

    Tham khảo History, NobelPrize, Biography

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ