Tài chính và tiền tệ là một chủ đề "màu mỡ" trong bộ môn nghệ thuật thứ bảy. Không mạnh về cháy nổ hoành tráng hay kỹ xảo đẹp mắt, những bộ phim này vẫn khiến người xem phải suy ngẫm về đồng tiền - thứ đem lại hạnh phúc nhưng cũng chính là nguồn gốc của nhiều khổ đau.
1. ‘Wall Street: Money Never Sleeps’ (Phố Wall: Tiền không bao giờ ngủ)
Đây là bộ phim đầu tiên cần được nhắc đến trong danh sách những bộ phim về kinh doanh và tiền bạc không thể bỏ qua. Bộ phim đào sâu mọi chi tiết sau hậu trường của giới đầu cơ.
“Phố Wall” dựng lại cuộc đời đầy thăng trầm của Gordon Gekko, nó cho thấy con người sẵn sàng đánh đổi nhân cách để trở nên giàu có một cách bẩn thỉu và đánh cược lớn tại phố Wall, với các triết lý như: “Tiền là tất cả” và “Tham lam là tốt”.
‘Wall Street: Money Never Sleeps’ là cả một chuỗi những bài học sâu sắc về kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp.
2. ‘Enron: The Smartest Guys in the Room’ (Tạm dịch: Enron: Những kẻ thông minh nhất trong căn phòng)
Bộ phim sản xuất năm 2005 dựa trên cuốn sách bán chạy cùng tên xuất bản năm 2003 kể về Enron – công ty lớn thứ 7 tại Mỹ và các hoạt động kinh doanh sai trái cũng như bê bối tài chính dẫn đến sự phá sản chấn động vào năm 2001 của Tập đoàn năng lượng này.
Dù đây không phải bộ phim về sự thành công chói lọi, ngập trong tiền tài của các ông trùm nhưng có lẽ bạn sẽ học được rất nhiều điều về sự vĩ mô của đồng tiền.
3. ‘The Godfather ‘ (Bố già)
“The Godfather” được ví như một "cuốn kinh thánh" về tầm quan trọng của việc gây dựng mối quan hệ, nó lý giải vì sao giúp đỡ mọi người thực ra là việc tốt đối với thương vụ kinh doanh, và trên thương trường, cạnh tranh là không nhượng bộ.
"The Godfather" - bộ phim có cả tiếng cười nhưng cũng đầy máu và nước mắt.
4. ‘The True Cost’ (Tạm dịch: Giá trị thật của hàng hiệu)
Bộ phim tài liệu sản xuất năm 2015 của đạo diễn Andrew Morgan đã lột tả thực tế khắc nghiệt của các hoạt động kinh doanh không bền vững trong ngành công nghiệp may mặc. Thông qua buổi nói chuyện của các nhân viên cũ và hiện tại, bộ phim này đã vén bức màn bí ẩn về tiền lương thực sự của người lao động đằng sau ngành công nghiệp thời trang giá rẻ.
Xuyên suốt bộ phim là những thước phim đầy ám ảnh về vụ sụp đổ chết hơn 1000 người của nhà máy Rana Plaza ở Bangladesh vào tháng 4 năm 2013, hình ảnh trẻ em bị dị tật do việc phun thuốc trừ sâu trong vành đai trồng bông cotton ở Ấn Độ, hay hình ảnh sông Ấn Độ nổi đầy bọt hóa chất hay hàng núi quần áo bị bỏ đi ở Haiti.
Kể từ khi ra đời cho đến nay, The True Cost liên tục nhận được sự hoan nghênh, đón nhận của người xem cũng như dấy lên nhiều cuộc tranh cãi công khai trong xã hội và hiện đang giữ tỷ lệ 63% trên website đánh giá Rotten Tomatoes.
5. ‘Money for Nothing: Inside the Federal Reserve’ (Tạm dịch: Khám phá bên trong Cục Dự trữ Liên bang Mỹ)
Được chắp bút và đạo diễn bởi Jim Bruce, bộ phim tài liệu sản xuất năm 2013 đã mô tả hành trình xuyên suốt lịch sử hơn 100 năm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và theo sát những hậu quả của nó đối với nền kinh tế Mỹ và cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn cuối những năm 2000.
Thông qua lời kể của Liev Schreiber, bộ phim đã sử dụng các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các quan chức liên bang, nhà kinh tế học, nhà nghiên cứu lịch sử, nhà đầu tư và các thương nhân để đặt câu hỏi về hệ thống tài chính toàn cầu cũng như cách thức mà hệ thống này đã lâm vào sụp đổ và liệu nó có kết thúc một lần nữa.
6. ‘Hank: Five Years From the Brink’ (Tạm dịch: Hank: 5 năm sau khi thoát khỏi bờ vực)
Bộ phim tài liệu được sản xuất năm 2013 kể về Hank Paulson - Cựu Giám đốc ngân hàng Goldman Sachs đồng thời là Bộ trưởng Tài chính Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush. Hank cũng là nhân vật chủ chốt trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Bộ phim nói về cuộc sống trước đây của Paulson và những suy nghĩ của ông về cuộc khủng hoảng lớn nhất từ sau Đại suy thoái.
7. ‘Inside Job’ (tạm dịch: Cuộc khủng hoảng kinh tế)
Inside Job là một bản phân tích toàn diện về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái đã gây ra khoản tổn thất khổng lồ lên đến hơn 20 ngàn tỷ USD, khiến hàng triệu người mất công ăn việc làm cũng như nhà cửa, và gần như dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính toàn cầu.
Bộ phim lấy bối cảnh tại Mỹ, Iceland, Anh, Pháp, Singapore và Trung Quốc. Inside Job là tài liệu hoàn hảo cho những người vốn không phải là các chuyên gia tài chính nhưng muốn học hỏi từ các sự kiện dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế. Đây cũng là bộ phim đạt giải Phim Tài liệu hay nhất tại Oscar 2011.
Theo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI