7 điều nên nói khi đàm phán lương

    Quang Vũ,  

    Đôi khi, việc đàm phán lương có thể vô cùng khó khăn nếu bạn không biết cách ứng xử một cách hợp lý. Bạn sẽ cần một chiến lược với ngôn ngữ của mình để đảm bảo nhận được mức lương xứng đáng.

    Xét cho cùng, những từ phù hợp có thể là một tín hiệu mạnh mẽ về sự chuyên nghiệp của bạn đối với nhà tuyển dụng tiềm năng.

    7 điều nên nói khi đàm phán lương - Ảnh 1.

    Vậy đâu là những từ hoặc cụm từ bạn nên nói trong buổi đàm phán lương khi phỏng vấn xin việc làm? Hãy cùng tham khảo sau đây nhé.

    "Tôi thích công việc và hoàn toàn có thể làm tốt"

    Điều quan trọng là tiếp cận cuộc đàm phán lương với một thái độ tích cực. Bạn sẽ không đạt được mục tiêu nếu đặt nhà tuyển dụng vào thế phòng thủ. Vì vậy, hãy giữ sự tích cực bằng cách với họ rằng bạn thích công việc ứng tuyển đến mức nào hoặc bạn mong muốn được bắt đầu như thế nào. Nhưng, quan trọng nhất, hãy nói một chút về hiệu suất của bạn. Mô tả giá trị bạn có thể mang đến cho công ty hoặc cách bạn thường xuyên vượt qua kỳ vọng. Hãy cụ thể nhất có thể và đưa ra các con số để tăng thêm sức mạnh cho lời nói của bạn.

    "Tôi rất phấn khích trước cơ hội được làm việc cùng nhau"

    Thông thường, mọi người sẽ nghĩ đàm phán lương như một "cuộc chiến": bạn sẽ cố gắng khiến nhà tuyển dụng chấp nhận mức lương cao nhất có thể, trong khi nhà tuyển dụng lại tìm mọi cách để duy trì trong phạm vi ngân sách. Tuy nhiên, kiểu suy nghĩ này có thể phản tác dụng.

    Thay vì căng thẳng với nhau, hãy thể hiện sự hào hứng của bạn về sự hợp tác trong tương lai qua cụm từ "Tôi rất vui được làm việc cùng nhau". Đây là một cách rất tích cực để có mức lương cao hơn. Có khả năng cao là nhà tuyển dụng sẽ bị ấn tượng bởi sự tích cực và háo hức của bạn và đồng ý với mức lương mà bạn mong muốn.

    "Dựa vào những gì tôi tìm hiểu…"

    Việc đàm phán lương cần phải có căn cứ thực tế. Thay vì chỉ đưa ra một con số mà bạn cho là phù hợp, bạn cần phải chứng minh các kỹ năng của mình là xứng để nhận được mức lương mong muốn.

    Một cụm từ có thể sử dụng là "Dựa trên nghiên cứu của tôi". Điều đó cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã tìm hiểu và đưa ra con số dựa vào căn cứ hẳn hoi.

    "Con số này có thể linh hoạt không?"

    Nếu nhà tuyển dụng đưa ra một con số thấp hơn phạm vi mong muốn của bạn, việc phản đối là điều cần thiết nhưng bạn cần xử lý một cách khéo léo.

    Nói rằng "Con số này có thể thay đổi một chút được không?" là cách hiệu quả để nhà tuyển dụng có thể nâng cao mức lương hoặc thậm chí đề cập đến các đặc quyền khác mà bạn có thể nhận được nếu mức lương cao hơn không được chấp nhận.

    7 điều nên nói khi đàm phán lương - Ảnh 2.

    "Tôi muốn thảo luận một số chi tiết khác"

    Hãy nhớ rằng có nhiều thứ khác mà bạn cần quan tâm ngoài tiền lương, chẳng hạn như tỉ lệ tăng lương hàng năm, tiền thưởng dự án hoặc các khoản trợ cấp khác. Vì vậy, đây cũng có thể là một yếu tố thú vị để khám phá trong quá trình đàm phán. Cũng giống như tiền lương, hãy vạch ra trước những điều bạn mong muốn. Sau đó hãy khám phá xem liệu các khoản phụ cấp này có phù hợp với tiêu chuẩn của bạn hay không.

    "Tôi sẽ thấy thoải mái hơn nếu…"

    Những câu nói cụt ngủn như "Tôi cần…" hoặc "Tôi muốn…" có thể khiến nhà tuyển dụng không thích. Nhưng thể hiện mức lương mong muốn của bạn bằng cụm từ này là một cách hợp tác để cho nhà tuyển dụng biết cụ thể những gì bạn đang tìm kiếm để họ có thể tập trung vào khía cạnh đó trong lời mời làm việc.

    "Cảm ơn"

    Lời cảm ơn của bạn chỉ quan trọng trong đời sống mà còn cả trong môi trường làm việc. Vào cuối buổi đàm phán lương, hãy nhớ cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian ngồi xuống với bạn để duy trì sự chuyên nghiệp của bạn. Đó không chỉ đơn giản là điều đúng đắn phải làm mà nhà tuyển dụng có nhiều khả năng đáp ứng mong muốn và nhu cầu của bạn nếu bạn thể hiện sự tôn trọng đối với họ.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ