Đừng coi những gợi ý dưới đây là điều gì đó thừa thãi, mà hãy coi chúng là những lời khuyên đáng giá và hữu ích cho quá trình "tung hoành" trên mạng Internet của bạn.
Mật khẩu là hàng phòng ngự đầu tiên để bảo vệ bạn khỏi những kẻ có ý đồ xấu muốn tấn công trên mạng Internet, nhưng nhiều người lại không coi đây là vấn đề cần được chú ý một cách nghiêm túc. Họ đặt mật khẩu của mình là những cụm từ hay con số dễ đoán, như tên, ngày sinh, số điện thoại, và dùng chung mật khẩu cho tất cả những tài khoản của mình. Mặc dù việc đặt mật khẩu khó không phải là giải pháp phòng vệ hoàn hảo, nhưng ít nhất chúng sẽ bảo vệ bạn khỏi khá nhiều tay hacker "gà mờ" trên mạng Internet.
Vậy nên, đừng coi những gợi ý dưới đây là điều gì đó thừa thãi, mà hãy coi chúng là những lời khuyên đáng giá và hữu ích cho quá trình "tung hoành" trên mạng Internet của bạn.
1. Sử dụng phần mềm quản lý mật khẩu. Với phần mềm quản lý mật khẩu, bạn có thể yên tâm tạo ra những mật khẩu vừa dài vừa dị mà chẳng còn lo là mình sẽ quên mật khẩu nữa. Những phần mềm này sẽ ghi nhớ, và quản lý tất cả các mật khẩu của bạn, đồng thời chúng cũng có khả năng tự điền mật khẩu thay vì yêu cầu bạn phải tự tay gõ.
2. Đặt mật khẩu dài. Về cơ bản, mật khẩu dài sẽ mạnh hơn mật khẩu phức tạp, bởi chúng sẽ gây khó khăn cho các hacker muốn phá mật khẩu của bạn theo phương pháp dò mật khẩu bằng máy tính. Khi mật khẩu của bạn dài khoảng 12-15 ký tự, việc dò kiểu "brute force" sẽ mất một lượng thời gian cực kỳ khổng lồ. Tuy nhiên, đừng sử dụng những chuỗi ký tự có nghĩa hay dễ đoán. Xét về mức độ mạnh, thì mật khẩu "g0be@r$" yếu hơn nhiều so với "chitown banana skinnydip."
3. Không dùng các ký tự giống nhau liền nhau. Rất nhiều người khi được yêu cầu chèn ký tự đặc biệt vào mật khẩu của mình đã thẳng tay gõ một chuỗi $$$ hay @@@ vào đầu hoặc cuối. Việc này thực sự không tăng mức độ an toàn hay khó đoán cho mật khẩu của bạn được đâu.
4. Khi đã có mật khẩu mạnh, đừng đổi chúng quá thường xuyên. Lý do là bởi việc đổi mật khẩu quá nhiều lần khi có nhiều mật khẩu sẽ dần khiến bạn "cạn ý tưởng", rơi vào quy luật dễ đoán (như chỉ đổi đúng ký tự đứng cuối), và đồng thời cũng làm bạn dễ quên mật khẩu hơn.
5. Một mật khẩu chỉ dùng một lần. Mỗi người trong chúng ta chắc chắn đều sở hữu rất nhiều loại tài khoản khác nhau, và đối với nhiều người thì việc đặt mật khẩu khác nhau cho các tài khoản khác nhau là điều phiền toái vô cùng. Họ sẽ có xu hướng dùng một mật khẩu cho tất cả các tài khoản của mình. Đừng làm như vậy, bởi nếu thế thì khi một tài khoản bất kỳ của bạn bị hack, tất cả mọi loại tài khoản của bạn đều sẽ gặp nguy hiểm.
6. Không tự động lưu mật khẩu trên trình duyệt. Tính năng này rất tiện, nhưng khả năng bảo mật của tự thân trình duyệt thường không được đánh giá cao. Nếu bạn không muốn phải nhớ mật khẩu của mình, hãy sử dụng các phần mềm quản lý mật khẩu chứ đừng tin tưởng vào Chrome hay Firefox.
7. Sử dụng xác thực 2 lớp mọi lúc có thể. Sự thật thì ngày nay, chỉ mật khẩu không là chưa đủ. Rất nhiều dịch vụ yêu cầu bảo mật cao hơn, như thư điện tử, ngân hàng, v...v... đều sẽ yêu cầu bạn thêm một lớp mã xác thực nữa, dưới dạng mã gửi về qua tin nhắn, hay nhờ vào phần mềm như Google Authenticator.
Tham khảo Wired
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4