7 khái niệm sai lầm thường thấy mỗi khi ta nhắc tới Châu Phi

    Hương.H - Webuy,  

    Thậm chí, bạn còn có thể sang châu Phi để… trượt tuyết.

    Trong ấn tượng của nhiều người, châu Phi vẫn luôn gắn liền với sự lạc hậu, nghèo đói và hoang dã. Nhưng liệu có bao nhiêu phần trăm trong đó là sự thật? Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về lục địa đen. 

      Nóng bức quanh năm

    7 khái niệm sai lầm thường thấy mỗi khi ta nhắc tới Châu Phi - Ảnh 1.

    Một trong những ấn tượng đầu tiên của nhiều người về châu Phi chính là khí hậu nóng nực khó chịu, bởi nơi này có sa mạc lớn nhất thế giới Sahara. Vùng sa mạc này chiếm tới ⅓ diện tích đất liền, vì vậy mà một số  người cho rằng ở đây chẳng có gì ngoài cát. Vậy đây có phải sự thật hay không? Câu trả lời là “không”. 

    Châu Phi vốn có lục địa rộng lớn, tuy khí hậu phần lớn là oi bức nhưng cũng có nơi phân rõ 4 mùa. Thậm chí, bạn có thể tới châu Phi để… trượt tuyết, vì mùa đông ở một số quốc gia châu Phi (như Morocco) cũng có tuyết rơi.

      Du lịch châu Phi không an toàn

    7 khái niệm sai lầm thường thấy mỗi khi ta nhắc tới Châu Phi - Ảnh 2.

    Nếu bạn muốn tới châu Phi du lịch, chắc chắn sẽ có không ít người thân hoặc bạn bè khuyên bạn không nên đi bởi nơi đó rất nguy hiểm. Trong quan niệm của nhiều người, “tới châu Phi rất nguy hiểm” đã trở thành một sự thật đáng tin. Đó là nơi của dịch bệnh, bạo loạn, động vật hoang dã và… thổ dân. 

    Không thể phủ nhận rằng một số quốc gia ở đây quả thực không được an toàn cho lắm, nhưng chỉ là thiểu số mà thôi. Hiện tại, nhiều nước châu Phi đã trở thành điểm du lịch yêu thích của du khách nước ngoài. Ngành du lịch cũng là nguồn kinh tế trọng yếu tại đây. Công tác đảm bảo an toàn cho du khách cũng được chính phủ các nước thực hiện rất tốt.

      Dân ở đây chỉ nói “tiếng châu Phi”

    7 khái niệm sai lầm thường thấy mỗi khi ta nhắc tới Châu Phi - Ảnh 3.

    Trong thực tế, châu Phi là châu lục đông dân thứ hai trên thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, dân số ở đây đã vượt quá 1 tỷ người. Một quần thể khổng lồ như vậy chắc chắn không chỉ nói một thứ tiếng. Vì vậy, quan niệm “người châu Phi chỉ nói tiếng châu Phi” là không chính xác. Được biết, ở đây có hơn 2.000 ngôn ngữ khác nhau, phổ biến nhất là tiếng Swahili. Ngoài ra còn có tiếng Pháp, Ả Rập, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Nhiều quốc gia ở đây cũng sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai. 

      Động vật hoang dã lang thang khắp nơi

    7 khái niệm sai lầm thường thấy mỗi khi ta nhắc tới Châu Phi - Ảnh 4.

    Lục địa đen là châu lục có nhiều loài động vật hoang dã nhất thế giới. Điều này khiến nhiều người cảm thấy sợ hãi, thậm chí lo rằng sẽ bị “thịt” khi tới đây du lịch. Một số phim tài liệu và phim điện ảnh cũng thường xuất hiện tình huống loài người bị động vật tấn công khi tới châu Phi. Do đó, trong quan niệm của nhiều người, ngay cả khu vực thành thị của châu Phi cũng thường xuyên có động vật hoang dã bén mảng. Tuy nhiên, đây là một nhận định không chính xác. Bạn sẽ không thể bắt gặp bất cứ loài động vật hoang dã nào tại các thành phố lớn, bởi chúng chỉ sống trong công viên quốc gia hoặc các khu bảo tồn. Bạn đừng đi lạc vào hai khu vực đó là được.

      Ngoài động vật hoang dã, ở châu Phi chẳng còn gì đáng xem

    7 khái niệm sai lầm thường thấy mỗi khi ta nhắc tới Châu Phi - Ảnh 5.

    Nhắc tới châu Phi, người ta thường nghĩ ngay tới các loài động vật hoang dã. Nhưng đó không phải là điểm hấp dẫn duy nhất ở châu lục này. Nơi đây có rất nhiều di tích lịch sử giá trị như kim tự tháp Ai Cập, tòa thành ma khônglmanskhôngp ở Namibia - những địa điểm cực kỳ thu hút khách du lịch muốn tìm hiểu sâu hơn về nền văn minh cổ đại.

      Người châu Phi ai cũng nghèo

    7 khái niệm sai lầm thường thấy mỗi khi ta nhắc tới Châu Phi - Ảnh 6.

    Thực tế là không phải toàn bộ người dân ở châu lục này đều “nghèo rớt mồng tơi”. Nền kinh tế ở một số nước như Nam Phi, Algerie, Ai Cập hoặc Morocco đều có xu thế phát triển ổn định. Bên cạnh đó, châu Phi còn là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Có thể kể đến như kim cương, dầu mỏ, khoáng sản. Vì vậy, không phải người châu Phi nào cũng nghèo. 

      Nền khoa học kỹ thuật ở châu Phi rất lạc hậu

    7 khái niệm sai lầm thường thấy mỗi khi ta nhắc tới Châu Phi - Ảnh 7.

    Hầu hết người dân của các châu lục khác đều tin rằng nền khoa học kỹ thuật ở châu Phi vô cùng lạc hậu, nhưng sự thật lại không phải vậy. Giới trẻ châu phi cũng được tiếp xúc với những sản phẩm công nghệ hiện đại nhất thế giới, dù là điện thoại hay máy tính. Hiện tại, các quốc gia châu Phi cũng rất coi trọng nền công nghệ và tự mình nghiên cứu các sản phẩm công nghệ cao. Cộng hòa dân chủ Công đã phát minh ra rô bốt có thể quản lý và giám sát tình hình giao thông, Algeria phát minh ra drone. Những thứ này đều có thể chứng minh một điều: nền công nghệ của châu Phi không hề lạc hậu.

    Nguồn: baidu

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ