7 năm sau ngày đặt viên ngạch đầu tiên, siêu cầu kỷ lục ở quốc gia đông dân nhất thế giới được khánh thành, như con rồng khổng lồ lượn giữa đại dương
Cây cầu này được xem là dấu mốc mới cho những nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng của Ấn Độ.
- Điều gì đã xóa sổ loài vượn lớn nhất từng đi lang thang trên Trái Đất?
- Vì sao mèo sa mạc có thể ăn rắn độc mà không bị nhiễm độc?
- Trọng lực tồn tại nhưng hiểu biết của chúng ta về nó là sai?
- Cư dân bí ẩn trong không gian: PRC 1, vệ tinh được thiết kế chỉ để tồn tại 20 ngày nhưng vẫn tồn tại tới tận hơn 50 năm
- Hoạt động bí mật của lính cứu hỏa: Tại sao họ phun nước vào tường?
Sau bảy năm kể từ ngày đặt viên gạch đầu tiên, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa tổ chức lễ khánh thành cây cầu vượt biển dài nhất nước, một dấu mốc đáng nhớ trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng ở quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Cây cầu vượt biển mang tên "Atal Setu" nằm tại Mumbai. Công trình không chỉ là minh chứng cho sự tiến bộ của Ấn Độ trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn là bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế và kết nối giao thông tại địa phương.
Cầu vượt biển Atal Setu, dài 21,8 km với 16,5 km nằm trên biển. Công trình chính thức được thông xe hôm nay, 13/1, giúp rút ngắn khoảng cách giữa Mumbai và thành phố vệ tinh Navi Mumbai từ hai giờ lái xe xuống còn khoảng 20 phút. Công trình này, có giá thành 2,15 tỷ USD, bao gồm sáu làn xe và dự kiến thu phí 250 rupee (tương đương khoảng 3 USD) cho mỗi lượt đi qua cầu.
Dự án này là một trong bốn dự án hạ tầng chính tại Mumbai với tổng chi phí đầu tư lên tới hơn 10 tỷ USD, bao gồm cả tuyến tàu điện ngầm Mumbai-3, đường ven biển và sân bay quốc tế Navi Mumbai.
Dù đã gặp chậm trễ do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, đặc biệt là vấn đề chuỗi cung ứng, nhưng việc hoàn thành cây cầu vượt biển dài nhất Ấn Độ đã là minh chứng cho cam kết của chính phủ Ấn Độ hướng tới mục tiêu "Ấn Độ phát triển".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI