Giành được thiện cảm của sếp sẽ mang đến sự suôn sẻ và thăng tiến trong công việc. Bất cứ vị sếp nào cũng yêu thích nhân viên năng động, sáng tạo và kỉ luật.
Theo Shana LebowitzGiành được thiện cảm của sếp không hề khó như bạn tưởng.
Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ rằng chỉ cần khen bộ tóc mới của sếp bạn hay xung phong làm tất cả nhiệm vụ sếp giao cho là đủ để sếp yêu quý mình thì bạn nhầm to rồi nhé. Khiến sếp có ấn tượng tốt với bạn chẳng “dễ như ăn kẹo” mà cũng đòi hỏi bạn bỏ công suy nghĩ và lên kế hoạch hẳn hoi. Quan trọng là bạn phải biết được sếp kì vọng điều gì ở bạn và khiến họ hài lòng.
Dưới đây là 8 bí quyết “lấy lòng” sếp thú vị nhất chúng tôi tổng hợp từ các bài nghiên cứu khoa học và ý kiến chuyên gia. Hi vọng rằng chúng sẽ giúp bạn thành công.
1. Đi làm sớm
Một nghiên cứu của Trường Kinh doanh Michael G. Foster thuộc Đại học Washington chỉ ra rằng những nhân viên đi làm sớm thường được sếp đánh giá tận tụy và có hiệu suất công việc cao hơn những người đến muộn. Và những vị sếp ấy chẳng hề để tâm đến việc những người đến muộn có thể ở lại công sở lâu hơn những người đến sớm.
Trong trường hợp bạn cảm thấy mình làm việc hiệu quả nhất từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều thay vì thời gian thông thường từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hãy giải thích với sếp mình và sẵn sàng đối diện với sợ thật rằng sếp sẽ kém yêu bạn đi phần nào nhé.
2. Xin lời khuyên
Bạn có thể thấy ngại khi hỏi sếp điều gì đó, chẳng hạn như làm thế nào sếp bạn đạt được vị trí như ngày hôm nay hay chiến lược marketing nào phù hợp nhất để bạn tiến hành.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Trường Kinh doanh Harvard cho rằng xin lời khuyên chẳng hề khiến bạn trông ngu ngốc mà còn có thể giúp bạn được đánh giá có năng lực hơn trong mắt sếp.
Trong một thí nghiệm được tiến hành trên 170 sinh viên, họ được yêu cầu thực hiện một loạt nhiệm vụ trên máy tính và được ghép cặp với một cộng sự - thực chất chỉ là mô phỏng máy tính. Khi họ hoàn thành xong nhiệm vụ trên máy tính, những người “cộng sự” này sẽ nói rằng “Tôi hi vọng nó ổn” hay “Tôi hi vọng nó ổn. Bạn có lời khuyên nào không?”.
Kết quả cho thấy những sinh viên được xin lời khuyên đánh giá những “cộng sự” của họ có năng lực hơn.
Các nhà nghiên cứu cũng giải thích thêm rằng khi bạn xin người khác lời khuyên cũng đồng nghĩa với việc bạn thừa nhận trí thông minh và kinh nghiệm của họ và khiến họ có thiện cảm với bạn hơn.
3. Quản lí sếp của bạn
Cụm từ “quản lí sếp” ở đây là tìm hiểu những gì sếp của bạn thực sự quan tâm và cố gắng đáp ứng được những điều ấy như Dave Kerpen, người sáng lập đòng thời là giám đốc điều hành công ty phần mềm Likable Local chia sẻ với Business Insider: “Giúp sếp bạn có ấn tượng tốt hơn trong mắt của sếp lớn cũng đồng nghĩa với thành công sẽ đến trong công việc của bạn”.
Kerpen hy vọng rằng đội ngũ nhân viên của mình ở Likable Local sẽ “quản lí” mình. Ví dụ như Kerpen
không quan tâm đến việc nhân viên marketing chủ chốt của mình hầu như ngày nào cũng đi làm muộn, miễn là thứ hai đầu tuần cô ấy đi làm đúng giờ báo cáo tại cuộc họp toàn công ty.
Kerpen khuyên rằng bạn có thể hỏi trực tiếp sếp mình cần gì hoặc tự mình tìm ra một cách khôn khéo.
4. Đặt mục tiêu dài hạn
Công ty tư vấn phát triển lãnh đạo Zenger/Folkman đã dành hơn 5 năm để tập hợp hơn 50.000 đánh giá toàn diện về hơn 4000 nhân viên.
Họ phát hiện rằng có một hành vi giúp cho một nhân viên nổi bật trong mắt của cả ông chủ lẫn các nhân viên còn lại, đó là đặt ra những mục tiêu dài hạn.
Nói theo cách của thành viên ban quản trị Zenger/Folkman được đăng trên The Harvard Business Review thì những nhân viên hàng đầu “đặt ra và đạt được những mục tiêu dài hạn có thể tiến xa hơn so với tưởng tượng của nhiều người”.
Điều thú vị là hầu hết mọi người không nhận thức được rằng những mục tiêu dài hạn rất quan trọng và thiết lập những mục tiêu ấy cho bản thân là một việc làm đầy ý nghĩa.
5. Chú ý tới tiểu tiết
Nếu bạn chỉ để ý đến tổng thể mọi việc thì tốt hơn hết ngay từ bây giờ bạn nên đế ý đến những điều nhỏ nhặt, chi tiết hơn.
Như Ryan Holmes, giám đốc điều hành của Hootsuite đã viết trong một bài đăng trên Linkedln rằng, ở công ty của ông “chỉ một trục trặc kĩ thuật nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tới nhiều khách hàng trong thời gian ngắn và nhân viên nào có khả năng phát hiện ra những lỗi nhỏ ấy được tin rằng có thể trở nên nổi bật giữa đám đông”.
6. Nói cám ơn
Theo một nghiên cứu được tiến hành năm 2011 của Đại học Nam California thì việc bày tỏ lòng biết ơn trước những thông tin phản hồi của sếp bạn, kể cả khi đó là những phản hồi tiêu cực có thể khiến sếp bạn có thái độ ôn hòa hơn với bạn.
Trong một cuộc thử nghiệm, khoảng hơn 200 sinh viên năm cuối được yêu cầu đánh giá bản phác thảo hướng dẫn lắp ráp các bộ phận của một thiết bị được viết bởi một “cộng sự” được chỉ định (thực tế không có cộng sự nào hết mà những bản hướng dẫn này được viết bởi những người làm thí nghiệm).
Một số người tham gia được thông báo rằng họ giữ vai trò giám sát và số khác giữ vai trò cấp dưới. Ngoài ra, tất cả những người tham gia đều làm một bài kiểm tra không có thật về khả năng của bản thân và một vài người trong số họ được thông báo rằng họ không đủ trình độ.
Những người làm thí nghiệm với tư cách là “cộng sự” đã gửi một số lời nhắn tới những người tham gia như “Tôi chỉ muốn bạn biết rằng tôi đã nhận được những phản hồi của bạn về bản phác thảo của tôi” hay “Cám ơn bạn rất nhiều! Tôi rất biết ơn đấy !”.
Kết quả cho thấy những người tham gia thí nghiệm trong vai trò giám sát bị đánh giá trình độ kém cảm thấy dễ chịu hơn khi nhận được sự biết ơn từ “cộng sự”. Ngược lại, khi không nhận được sự biết ơn, những người này phản ứng lại bằng cách nói xấu những người “cộng sự”, rằng họ kém thông minh, không có trình độ và kém cỏi. Có thể nói rằng bày tỏ sự biết ơn có thể ngăn chặn các hành vi tiêu cực trên.
7. Nghỉ phép
Theo phân tích của Oxford Economics dành cho dự án Time off thì những nhân viên sử dụng hết thời gian nghỉ phép của mình có khả năng được thăng chức hoặc tăng lương cao hơn 6,5% so với những người không sử dụng ít nhất 11 ngày nghỉ có lương.
Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là nghỉ phép sẽ giúp bạn thăng chức ngay lập tức mà nên được hiểu rằng những nhân viên xuất sắc hơn cảm thấy họ xứng đáng với một kì nghỉ.
Tuy nhiên, Shawn Achor, người sáng lập và giám đốc điều hành của Good Think viết trong bài đăng trên The Harvard Business Review rằng phát hiện trên cho thấy “bán mạng” làm việc chưa chắc đem lại thành công cho bạn.
Katie Denis, giám đốc cao cấp của dự án Time Off đã đưa ra một suy nghĩ mới mẻ về vấn đề này với tờ The Boston Globe: “Làm thêm giờ chẳng có ích gì với bạn. Thay vào đó, những kì nghỉ có thể giúp bạn sáng tạo hơn trong công việc”.
Chắc chắn sếp của bạn sẽ không thể không đánh giá cao sự sáng tạo của bạn sau kì nghỉ xả hơi.
8. Phát biểu ý kiến
Đừng giấu ý kiến của bản thân với các đồng nghiệp.
Jenna Lyons, chủ tịch kiêm giám đốc sáng tạo của J. Crew Group chia sẻ với Motto rằng mọi người nên chia sẻ quan điểm của mình: “Một người nếu không tham gia đối thoại thì họ sẽ chẳng thể nổi bật được”.
Đừng sợ người khác thấy ý kiến của mình ngu ngốc mà không nêu lên ý tưởng của bản thân bởi như Lyons nói “Tất cả chúng ta đều có những ý kiến hay và những ý kiến dở”.
Tham khảo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời