8 loại vật liệu mới kỳ diệu không tưởng này sẽ thay đổi thế giới bạn từng biết

    Dink,  

    Bằng sự tiến bộ của khoa học công nghệ, ta đã tạo ra được vô số những vật liệu mới.

    Với công nghệ mới, có thể thay đổi cấu trúc vật chất bằng cách sửa đổi phân tử của chúng, ta đã tạo ra những vật chất mới vượt xa trí tưởng tượng. Dưới đây là những vật chất như thế, và tất nhiên, không phải các nhà khoa học chỉ làm chơi cho vui.

    1. Vàng nổi

    Không phải thứ “vàng nổi” mà bạn đang nghĩ tới, mà bức hình trên cũng không phải là một trò đánh lừa thị giác nào cả. Thứ nổi trên lớp bọt của cốc cà phê cappuccino kia là một miếng vàng nặng 20 carat, được làm từ một vật liệu vàng mang tính cách mạnh, nhje hơn một 1000 lần so với kim loại vàng thông thường.

    Thậm chí, nó còn có thể so sánh được với không khí và bạn sẽ không phân biệt được nó với vàng khối chỉ với vẻ bề ngoài.

    Tên gọi hóa học của nó là aerogel – phi gel, được làm từ 98% không khí và chỉ 2% là vật chất rắn. Chất liệu vàng nổi này được sử dụng trong chế tác đồng hồ và đồ trang sức, cũng như sử dụng làm chất xúc tác trong đồ điện tử.

    2. Vật liệu siêu cứng

    Được tạo nên bởi những kỹ sư của Đại học California và Đại học Riverside, loại vật liệu này được dựa theo loài tôm tít (mantis shrimp), loài động vật có cho mình một trong những vũ khí nguy hiểm nhất trong vương quốc tự nhiên: càng của chúng có thể tạo ra một “cú búng nước” cực mạnh gây tê liệt hoặc thậm chí là giết chết con mồi.

    Sức mạnh ấy đến từ một cấu trúc xương cực kì vững chắc và nếu ta sử dụng được một vật chất tương tự như vậy trong ngành công nghiệp, thì một thế hệ áo giáp cũng như vỏ bọc siêu bền sẽ được hình thành.

    3. Công nghệ tàng hình

    Một vỏ bọc ngoài khiến một vật thể 3D biến mất khỏi tầm nhìn của ta nghe chừng như phim khoa học viễn tưởng. Nhưng các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley đang biến ước mơ ấy thành sự thực.

    Họ đang tiến hành nghiên cứu một ăng ten nano làm bằng vàng và từ đó, một lớp màng mỏng 80 nano mét được hình thành. Lớp màng này khi bọc xung quanh một vật thể cực nhỏ sẽ khiến vật thể ấy tàng hình dưới kính hiển vi. Dù rằng chưa tiến hành được với vật liệu lớn, nhưng đây vẫn là một bước tiền đề vững chắc trong những nghiên cứu xa hơn.

    4. Vật liệu "mâu thuẫn"

    Vật liệu "nửa cứng nửa mềm".

    “Cứng rắn” hay “mềm dẻo” sẽ không còn là những từ trái nghĩa nữa, khi mà hai tính chất này cùng tồn tại trong một vật chất.

    Đó là một loại bọt kim loại tạo ra bởi Rob Shepherd, một nhà nghiên cứu tại Đại học Cornell của Mỹ. Tiến hành thí nghiệm với bọt silicon và hợp kim của Indi, Thiếc và Bismuth, Shepherd và đội ngũ của anh đã tạo ra một vật chất kim loại cứng rắn nhưng khi đun nóng tới nhiệt độ 62 độ C, nó sẽ mềm ra và dễ dàng được điều chỉnh hình dáng.

    Không lực Hoa Kỳ, người cung cấp nguồn lực tài chính cho dự án này mong muốn được sớm đưa vật liệu này vào sử dụng trong tàu ngầm cũng như máy bay.

    5. Xi măng dạ quang

    Tối đến, thay vì vật đèn lên thì xi măng xây nhà của bạn sẽ tự phát ra ánh sáng, quả thực là một khái niệm tuyệt vời. Và khái niệm ấy không hề mang tính giải tưởng, đó là phát minh của nhà nghiên cứu José Carlos Rubio tại Đại học Michoacana Thánh Nicolás, Mexico.

    Các nhà nghiên cứu đã làm việc trong 9 năm trời, thay đổi cấu trúc của xi măng để tạo ra một vật liệu có khả năng lưu trữ năng lượng Mặt Trời, sau đó có thể xả lại vào môi trường.

    Điều tuyệt vời là vật liệu này có độ bền lên tới cả trăm năm, và đây sẽ là bước đột phá trong ngành xây dựng. Hãy tưởng tượng tới đường xá không cần phải lên đèn mỗi khi trời tối, sẽ không thể tính xuể được lượng năng lượng điện có thể tiết kiệm được.

    6. “Nhẹ hơn lông hồng”

    Một chip điện tử máy tính được đặt trên một bông hoa bồ công anh, bạn có thể thấy dường như bông bồ công anh không chịu bất kì một sức nặng nào. Đó là vì nó được làm từ lưới kim loại siêu nhẹ, một vật liệu tới từ Đại học California,.

    Sử dụng một quá trình sản xuất ưu việt, một đội ngũ nghiên cứu dẫn đầu là nhà khoa học Tobias Schaedler đã có thể sản xuất ra được thứ vật liệu làm từ 99,99% không khí này. Số 0,01% vật liệu rắn còn lại được thay đổi cấu trúc với quy mô siêu nhỏ, tạo ra một mạng lưới những ống rỗng với bề dày chỉ 100 nano mét.

    Dù cực kì mỏng và nhẹ, nhưng vật liệu này có thể chịu được nhiệt, rung động, áp suất lớn.

    7. Keo siêu dính làm từ nước

    Chất dính được làm từ 90% nước này được tạo ra bởi các kỹ sư tại Viện Công nghệ Masachusetts tạ Mỹ. Đây là lần đầu tiên, con người tổng hợp được loại keo mạnh hơn chất keo của các con sò (như đã từng “biểu diễn sức mạnh” trước đây, keo làm từ chất dịch của sò có thể dính được hai chiếc xe tải với nhau, khi treo ngược hai xe ấy lên không).

    8. Gỗ trong suốt

    Liệu rằng ngày tàn của cửa kính có tới khi mà vật liệu gỗ trong suốt này sẽ thay thế toàn bộ cửa sổ ta thấy hiện nay?

    Được tạo ra bởi nhà nghiên cứu Lars Berglund từ Thụy Điển, vật liệu này được tạo nên nhờ việc tách chất gỗ ra khỏi gỗ, đưa vào đó một loại polymer trong suốt. Hai thứ đó hòa trộn với nhau và tạo ra một thứ gỗ cứng, bền, rẻ tiền và được làm từ những vật liệu có thể tái chế được. Hoàn toàn tuyệt vời!

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ