8 sai lầm khiến bạn mãi vẫn “nghèo rớt mùng tơi”
Không có gì đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ trở nên giàu có, nhưng nếu mắc phải 8 sai lầm dưới đây, bạn sẽ mãi “nghèo rớt mùng tơi”.
Vung tay quá trán
“Tôi đã không mua đồng hồ và xe hơi cao cấp cho đến khi công việc kinh doanh cũng như những khoản đầu tư của tôi có được nguồn thu nhập ổn định” – triệu phú tự thân lập nghiệp Grant Cardone từng cho biết.
“Tôi vẫn đang lái chiếc Toyota Camry khi tôi đã trở thành một triệu phú. Hãy để bạn được biết đến với đạo đức nghề nghiệp chứ không phải ở những món đồ đắt tiền mà bạn mua”.
Luôn nghĩ rằng bạn không thể giàu có
Những người bình thường tin rằng giàu có là một đặc quyền chỉ dành cho những người may mắn. Nhưng trên thực tế thì trong một đất nước tư bản chủ nghĩa, ai cũng có quyền làm giàu miễn là bạn sẵn sàng tạo ra những giá trị to lớn cho những người khác.
Do đó, bạn hãy bắt đầu bằng cách tự hỏi bản thân “Tại sao không phải là mình?”. Tiếp đến, hãy bắt đầu có những suy nghĩ lớn bởi người giàu luôn đặt ra những mục tiêu rất cao. Thay vì kiếm 100.000 USD, tại sao bạn không thử đặt mục tiêu kiếm 1 triệu USD?
Phụ thuộc vào một nguồn thu nhập
Thomas C. Corley – người đã trải qua 5 năm nghiên cứu về người giàu, viết trong cuốn sách “Thay đổi thói quen, thay đổi cuộc sống của bạn”: Những nhà triệu phú tự thân không bao giờ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất.
65% người giàu có ít nhất 3 nguồn thu nhập mà họ đã tạo ra trước khi kiếm được hàng triệu đô la đầu tiên. Chẳng hạn như nguồn thu từ việc cho thuê bất động sản, đầu tư thị trường chứng khoán hay cổ phần tại một doanh nghiệp khác.
Thỏa mãn với hiện tại
Những người giàu có nhất và thành công nhất thường xuyên luyện tập bộ não của họ hoạt động và tìm kiếm những cách để tiếp tục học tập sau khi chương trình giáo dục chính thức hay đại học đã kết thúc. Sự lựa chọn hoàn toàn thuộc về bạn.
Triệu phú tự thân Daniel Ally cũng từng nhấn mạnh: “Con người thường phụ thuộc vào ông chủ. Họ nghĩ rằng ông chủ sẽ mua sách cho họ đọc, sẽ đưa họ đến những buổi hội thảo chuyên đề hay cung cấp tài liệu cho họ. Tuy nhiên, bạn phải tự học nếu muốn thành công. Hãy đầu tư vào chính bản thân bạn”.
Dành thời gian để giải trí
Người giàu thích học hỏi và trau dồi kiến thức hơn là giải trí. Warren Buffett là một ví dụ điển hình - ông đã sử dụng 80% thời gian rảnh để đọc sách. Theo Corley, 67% người giàu mỗi ngày sử dụng một giờ hoặc thậm chí ít hơn để xem tivi, trong khi đó chỉ có 23% người nghèo dành thời gian xem tivi dưới 60 phút.
Người giàu đặc biệt thích những quyển sách tự cải thiện bản thân. Người giàu thực sự là những độc giả tham lam trong việc làm thế nào để cải thiện chính bản thân họ. Thực sự thì 90% trong số họ dành 30 phút mỗi ngày để đọc sách cải thiện bản thân.
Không tiết kiệm
Sự giàu sang của bạn không được đo đếm bằng việc bạn làm ra bao nhiêu tiền – mà được xác định bằng việc bạn giữ được bao nhiêu.
Hãy đặt tiền tiết kiệm vào những khoản vay có bảo lãnh, những tài khoản mà không ai có thể chạm vào. Đừng bao giờ sử dụng những tài khoản này cho bất kỳ việc gì, thậm chí cả trường hợp khẩn cấp. Hãy dành một khoản tiền riêng cho những việc khẩn cấp như ốm đau, thất nghiệp…, không liên quan gì đến khoản tiết kiệm của bạn.
Làm việc vì tiền
“Nếu bạn làm việc vì tiền, bạn sẽ có động lực để trở thành ông chủ. Nhưng nếu bắt tiền làm việc cho bạn, bạn sẽ giành thế chủ động và điều khiển được nó” - Robert Kiyosaki đã viết trong tác phẩm kinh điển về làm giàu “Cha giàu cha nghèo”.
Làm việc vì tiền là một con đường đi rất dễ dàng – đó là những gì chúng ta được dạy ở trường như làm thế nào để viết một bản sơ yếu lý lịch hấp dẫn, có một công việc và làm việc chăm chỉ... Hãy để tiền làm việc cho bạn bằng cách bắt đầu một công ty, tự mình làm chủ hay đầu tư, đòi hỏi tính toán rủi ro và cơ hội.
Sợ thất bại
“Hầu hết mọi người không bao giờ thành công bởi vì họ sợ cảm giác thất bại” - Robert Kiyosaki từng nhấn mạnh trong cuốn “Cha giàu cha nghèo”.
Tuy nhiên, nếu bạn nhìn vào cách con người trưởng thành, bạn sẽ nhận ra chúng ta học bằng cách phạm lỗi. Đứa trẻ học đi bằng cách ngã xuống. Nếu chúng ta không bao giờ ngã, chúng ta sẽ không bao giờ biết đi. Điều tương tự cũng đúng cho việc làm giàu. Thất bại luôn là mẹ của thành công.
Theo Cafebiz / Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI