8 thử nghiệm khoa học đơn giản nhưng quá đủ để bạn phải thốt lên "Cái gì vậy?"

    NPQM,  

    Dễ dàng, quen thuộc nhưng có thể khiến bạn sửng sốt vì sự kì diệu của nó.

    Khoa học thực chất không hề khô khan và mang tính hàn lâm như chúng ta thường tưởng tượng. Nó đóng vai trò sắp xếp và tổ chức theo những quy luật vốn có của tự nhiên, đồng thời giải thích cho những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng hóa ra lại vô cùng đau đầu và "hại não". Chỉ cần tính toán đúng điều kiện và các nhân tố cấu thành, kết quả thu được có thể khiến bạn phải ngỡ ngàng vì sự độc đáo có một-không-hai.

    Cùng ghé qua vài thủ thuật và mẹo nhỏ sau đây, hứa hẹn sẽ không phí bất kỳ một phút giây nào của cuộc đời bạn:


    Xoáy nước cố định

    Trong video ngắn trên, dòng nước dường như bị thao túng, uốn nắn thành một hình dạng đường xoáy ốc trong không khí. Thực tế, vòi nước được gắn với một thiết bị loa rung động theo một tần số tương đương với số khung hình camera thu được trong 1 giây. Điều này khiến bạn nghĩ rằng điều kỳ diệu trên thực sự đang xảy ra trước mắt mình.


    Ngọn lửa ma thuật

    Có vẻ như điều vừa xảy ra như thể là ngọn lửa đã tự tìm cách "di chuyển" từ đầu nguồn cháy cho tới bấc nến. Lý do giải thích cho hiện tượng trên nằm ở cơ chế đốt nến: khi nến cháy, nhiệt độ sẽ khiến sáp nến bay hơi. Kể cả khi bị thổi tắt, xung quanh ngọn nến vẫn được một lớp sáp hơi bao phủ và "lởn vởn" xung quanh. Vì vậy, nếu nhanh tay kịp thời châm mồi lửa đúng lúc đúng chỗ trước khi luồng hơi đó tiêu tan, ngọn lửa sẽ lại bùng lên tại bấc nến.


    Cơn lốc lửa

    Mọi thứ bạn cần chuẩn bị để có thể làm chủ hiện tượng thú vị và kỳ quái trên chỉ là một thiết bị mặt phẳng quay tròn, vài miếng vải cotton thấm cồn, một lon nước rỗng, và một lớp mắt lưới bảo vệ xung quanh. Tiếp đến, đốt cháy những miếng vải cồn, đặt vào lon và để lên thiết bị quay, sau đó chỉ cần ngồi lại và tận hưởng, chiêm ngưỡng thành quả của mình.


    Tay lửa

    Việc tự đốt tay mình có lẽ là một trong những quyết định gàn dở và ngu xuẩn nhất trên thế giới, thế nhưng trong video dưới đây, một "anh hùng" đã bảo phủ bàn tay của mình trong một hỗn hợp gồm dung dịch nước rửa bát, nước lã, khí butane và thêm một mồi lửa. Vì đặc tính của butane bao gồm áp suất hơi nước rất cao, nên chỉ có luồng khí đó bay lên là phản ứng cháy với lửa và oxy, để lại bàn tay vẫn bình yên vô sự bao bọc trong một lớp nước mỏng bảo vệ.


    Nến bập bênh

    Trong thủ thuật dưới đây, một thanh nến hai đầu được gắn cân bằng giữa hai chiếc cốc, nhưng lại có khả năng "chơi đùa" với nhau mà không hề có một lực tác động nào từ bên ngoài. Theo định luật III Newton, "với mỗi lực tác dụng, sẽ luôn có một phản lực cùng phương ngược chiều và cùng độ lớn tác động lại". Mỗi khi sáp bị chảy ra và dần hao hụt khỏi mỗi bên nến cháy, phía nặng hơn sẽ bắt đầu dao động và cứ như vậy, các lực phản hồi tác dụng luân phiên nhau tạo nên hiện tượng vui mắt trên.


    Quả cầu plasma

    Đơn giản thôi, chỉ cần đặt một que diêm đang cháy bên trong một chiếc cốc thủy tinh, rồi bật lò vi sóng lên, ngọn lửa sẽ bùng phát thành một quả cầu ấn tượng và hoành tráng như vậy

    Tại sao lại như thế?

    Khi một vật thể cháy, các electron được giải phóng khỏi nguyên tử. Nhưng việc đó không hoàn toàn là mãi mãi - các phân tử khác vẫn có khả năng hấp dẫn lại electron đó, khiến chúng hao hụt năng lượng và phát ra ánh sáng, tạo nên hiện tượng độc đáo trên.

    Nhưng khi đặt vào trong môi trường của lò vi sóng, trường điện tích đẩy các electron ra khỏi nguồn cháy, gây nên những dao động và va đập của các electron với phân tử khí, dẫn đến trạng thái quỹ đạo của electron nhận thêm năng lượng. Khi được hút trở lại, electron phát ra ánh sáng, và do thể plasma luôn nóng hơn không khí xung quanh nên sẽ bay lên đỉnh môi trường.


    Bóng lăn bất chấp gia tốc

    Thật ra việc khiến cho một vật chuyển động chậm kể cả theo hướng dốc xuống hoàn toàn là khả thi mà không cần đến những hiệu ứng chỉnh sửa đặc biệt. Để làm được điều này, bạn cần sử dụng một dung dịch đặc (mật ong chẳng hạn), một viên bi nặng bằng kim loại, và một khung cầu rỗng. Đặt viên bi kim loại vào trong khung cầu đó, sau rồi đổ mật ong vừa đủ ngập viên bi, không cần lấp đầy thể tích khung cầu.

    Mật độ đậm đặc của mật ong kìm hãm tốc độ lăn của viên bi bên trong, khiến cho khung cầu chuyển động rất chậm ngay cả khi lăn xuống dốc.


    Nước dâng ngược

    Khá quen thuộc nhưng vẫn là một hiện tượng thú vị đáng được nêu lên ở đây, đặc biệt là với những ai chưa biết thì nó cũng không kém độ "kỳ diệu" với những thủ thuật trên. Khi đốt nến bên trong một không gian đậy bởi một chiếc cốc, đặt lên đĩa có nước ở dưới, thì khi lửa tắt, nước tự động dâng lên phía trên như thể siêu năng lực vậy.

    Về bản chất, điều này có mối liên hệ mật thiết đến nhiệt độ làm khí giãn nở cùng áp suất dao động trước và sau khi đốt. Khi nên hết cháy, nhiệt độ hạ xuống, áp suất từ bên trong giảm đi, do đó nước bị "hút" vào và dâng lên phía trên.

    Tham khảo: Iflscience

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ