9 sai lầm khiến ngày làm việc của bạn trở nên tồi tệ chỉ trong 10 phút đầu tiên có mặt ở chỗ làm

    Long.J,  

    Năng suất của một ngày làm việc 8 tiếng đồng hồ có thể trở được quyết định trong ít phút đầu tiên. Chẳng ai muốn có một ngày tồi tệ cả. Dưới đây là danh sách 9 sai lầm cần tránh trong 10 phút đầu tiên của ngày làm việc.

    1. Đi làm muộn

    Bạn có thể phá hủy ngày làm việc của mình ngay cả khi bạn chưa bắt đầu nó.

    Bạn đến công ty với bộ dạng hớt hải, mọi hành động đều rối tung lên. Trong đầu thì xuất hiện "một nghìn lý do tại sao" và đương nhiên là người quản lý không chấp nhận điều đó.

    Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các sếp sẽ xem những nhân viên đi làm trễ, coi bạn có thái độ làm việc hời hợt và coi thường kỉ luật, cho dù cuối ngày bạn có ra về muộn hơn bình thường.

    Điều này nghe thật không công bằng, nhưng nó là sự thật. Vì thế hãy cố gắng ngủ đúng giờ và đến công ty càng sớm càng tốt nhé. Vừa tốt cho sức khỏe mà lại tránh được tắc đường.

    2. Mang bộ dạng "lạnh lùng băng giá" đến nơi làm việc

    Nhiều người thích phong cách "lạnh lùng", có lẽ là vì nhìn nó bí hiểm chăng? Dù là vô tình hay cố ý, bạn cảm thấy thế nào khi gặp một đồng nghiệp vui vẻ, hòa đồng, luôn nở một nụ cười chào khi gặp dù là đang vội, với một đồng nghiệp robot vô cảm xúc? Một nụ cười và ánh mắt thân thiện đâu có tốn nhiều calo?

    Bạn có thể tạo một phong thái vui vẻ với chính mình và những người xung quanh bằng cách dành một vài phút để chào hỏi đồng nghiệp của mình.

    Nếu bạn là một người lãnh đạo, lạnh lùng bước vào công ty chẳng nói năng gì, chính phong thái lạnh lùng này thể hiện bạn là một người thiếu kĩ năng tương tác với con người, khoảng cách giữa bạn và cấp dưới sẽ xa hơn. Có khi bạn sẽ trở thành tâm điểm "bàn tán" khi bạn chỉ mắc sai lầm thôi.

    Còn nếu bạn không phải là quản lý, việc câm như hến, lao thẳng đến bàn làm việc sẽ khiến bạn trông thật khó gần với các đồng nghiệp, tự cô lập mình chính mình

    Có mất gì đâu khi nở một nụ cười chào đón một ngày làm việc mới đầy niềm vui với mọi người phải không nào?

    3. Uống cà phê bừa bãi

    Nhưng theo nghiên cứu cho biết thời gian tốt nhất để uống cà phê là sau 9h30 sáng. Bởi vì từ 8h đến 9h sáng là khoảng thời gian lượng hormone cortisol được sản sinh ra nhiều nhất, giúp điều hòa năng lượng một cách tự nhiên. Nếu bạn uống cà phê vào sáng sớm, cơ thể bạn sẽ giảm lượng cortisol tự sản sinh và phụ thuộc vào lượng caffeine trong cà phê. Theo thời gian, khả năng tự sản sinh cortisol của cơ thể sẽ suy yếu dần, bạn thành con nghiện cà phê lúc nào không hay.

    Hãy uống cà phê sau 9.30, vì lúc này lượng cortisol trong cơ thể đang giảm dần và bạn có thể thực sự cần lượng caffeine bổ sung.

    4. Cố gắng trả lời tất cả email

    Khi bạn đã "ấm chỗ" tại bài làm việc, bạn bắt đầu mở email lên và kiểm tra hộp thư đến và gần như chết đuối trong mớ bòng bong đó.

    Nhưng theo Michael Kerr, một diễn giả kinh doanh quốc tế và đồng thời là tác giả của cuốn sách: "Đừng nghiêm trọng hóa, hãy đưa sự hài hước vào công việc" , bạn nên sử dụng 10 phút đầu tiên để lướt qua thật nhanh tất cả email và đánh thứ tự ưu tiên cho chúng. Đó là cách bạn có thể nhìn xem có điều gì là khẩn cấp không và tạo một kế cho việc trả lời sau.

    Nhiều người sẽ dễ bị lầm tưởng việc kiểm tra email là một nhiệm vụ cần hoàn thành, nhưng vấn đề là nếu bạn không chú trọng vào những thứ cần được ưu tiên, nghĩa là bạn đang trở thành một con rối. Bạn không còn làm chủ ngày làm việc của mình nữa, bạn bị cuốn theo công việc của người khác giao cho bạn, mặc cho nó có phải là việc quan trọng hay không.

    Khoan hãy trả lời thư, cứ lướt qua xem có những gì rồi lên kế hoạch và đánh thứ tự ưu tiên cho từng việc.

    5. Làm việc theo cảm hứng mà không có kế hoạch rõ ràng

    Trước khi bắt đầu làm gì, hãy đảm bảo rằng bạn nắm được sơ bộ kế hoạch làm việc như thế nào. Hãy viết ra những việc phải làm và những việc ưu tiên của ngày và thỉnh thoảng xem lại nó.

    Kiểm tra xem có những sự kiện gì bạn đã lên kế hoạch cho hôm nay? Bạn có cần chuẩn bị gì không? Đừng để xảy ra trường hợp, đồng hồ nhắc nhở báo 10 phút nữa có cuộc họp mà hiện tại bạn vẫn chưa xong báo cáo.

    Thật chẳng hay ho chút nào phải không? Một bản kế hoạch làm việc trong ngày là cực kì quan trọng.

    6. Cố gắng "nhặt" những việc đơn giản và xử lý chúng đầu tiên

    Nghiên cứu chỉ ra rằng năng lượng và ý chí của bạn có xu hướng giảm dần theo thời gian trong ngày. Chính vì vậy hãy tận dụng 10 phút đầu tràn đầy khí thế để tìm hướng giải quyết những nhiệm vụ quan trọng nhất chứ không phải là "dễ nuốt" nhất.

    Đây là chiến lược "Eat that frog - Ăn ếch", đại loại nếu công việc hàng ngày của bạn là phải ăn một con ếch sống, thì hãy chọn con to nhất, xấu xí nhất để ăn trước tiên.

    Nếu bạn chỉ lo ăn những con nhỏ trước, thì mối lo lắng về con ếch to lớn và xấu xí kia sẽ ám ảnh và đè nặng bạn cả ngày, rồi bạn cũng chẳng còn sức lực để mà ăn nó nữa. Nghe hơi ghê cổ một chút, nhưng thế là trì hoãn rồi.

    Giải quyết được mối lo lớn nhất trong ngày khiến bạn thêm thoải mái, có thêm năng lượng và tự tin để làm những việc tiếp theo.

    7. Tự coi mình là cỗ máy đa nhiệm

    Bởi vì sáng sớm bạn có quá nhiều năng lượng, nên bạn đôi lúc bị "tăng động" và nghĩ rằng mình có thể làm cả tỉ thứ cùng một lúc.

    Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy những người tự cho rằng mình “đa nhiệm” lại là những người làm việc kém hiệu quả nhất. Bởi vì bạn không thể tập trung vào một công việc nhất định, đang làm việc này đầu óc lại nghĩ đến việc kia. Sự phân tâm sẽ khiến cho bạn làm việc không hiệu quả. Thay vì làm "làm xiếc" và tung hứng nhiều việc cùng một lúc. Hãy tập trung vào một việc quan trọng nhất trong 10 phút đầu tiên. Khi hoàn thành xong rồi hãy làm tiếp những công việc tiếp theo.

    8. Thay bữa sáng bằng cách gặm nhấm những suy nghĩ tiêu cực

    Mới sáng sớm bạn đã gặp phải đen đủi, những thứ trời ơi đất hỡi hoặc tối qua vừa cãi nhau với vợ hoặc người yêu. Sự ức chế vẫn âm ỉ cháy trong bạn.

    Nhưng hãy dẹp nó đi, đừng để những cảm xúc tiêu cực đó làm gián đoạn bạn khỏi những nhiệm vụ cần được giải quyết hôm nay. Tạm thời hãy cất những thứ chẳng ra đâu vào đâu kia vào một chiếc hộp "tưởng tượng", sau khi giải quyết xong công việc bạn có thể "mở hộp" ra xem lại sau nếu cần thiết.

    Đừng sử dụng 10 phút đầu tiên của mình để đi ngấu nghiến lại những điều tiêu cực đó. Bạn không cần phải kể lể lại toàn bộ sự việc cho đồng nghiệp nghe chuyện xảy ra như thế nào vì chưa chắc họ đã quan tâm, có khi lại cảm thấy phiền phức. Tập thói quen " cất tạm" điều không hay đi và bắt đầu ngày làm việc của mình bằng những điều tốt đẹp.

    9. Lãng phí năng lượng

    Những buổi họp buổi sáng được coi là một cách tốt nhất để "hoang phí" năng lượng bản thân. Theo Laura Vanderkam, tác giả cuốn: "Những người thành công nhất làm gì trước khi ăn sáng?", Buổi sáng sớm nên được để dành cho những nhiệm vụ yêu cầu sự tập trung cao độ.

    Hoặc thiếu tỉnh táo để rồi bị cuốn vào trò vui nào đó tại công ty, đơn giản như lơ đãng dán mắt vào Facebook hoặc Youtube là bạn "xong phim" rồi. Cơ thể con người là một bộ máy phức tạp và nhiều lúc hoạt động dựa vào năng lượng tinh thần, vậy nên đừng lãng phí năng lượng của chính mình vào những thứ vô bổ.

    Theo Business Insider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ