"90% camera trên thị trường Việt Nam có xuất xứ Trung Quốc": Sai lầm lớn khiến người dùng lộ ảnh riêng tư
Có trường hợp nhờ nhân viên lắp đặt camera đổi mật khẩu và bị chính người đó lấy được hình ảnh nhạy cảm để tống tiền.
- Nghiên cứu mới hồi sinh tiềm năng cho động cơ warp, giúp du hành vũ trụ nhanh hơn vận tốc ánh sáng
- Vung tiền triệu mua máy rửa bát để “nuôi” chuột, gián: Nhiều người than trời vì sửa vài lần tốn ngang mua mới
- 14 năm ngày Bitcoin Pizza Day: người từng bỏ ra 10.000 Bitcoin để đổi lấy 2 chiếc pizza giờ cảm thấy thế nào?
- Chiếc lông chim đắt nhất thế giới được bán với giá hơn 700 triệu đồng
- Snartphone Android của bạn sẽ tăng thêm tới 3 tiếng thời lượng pin sau lần nâng cấp miễn phí tiếp theo này của Android 15
90% camera trên thị trường có xuất xứ Trung Quốc
Thống kê của doanh nghiệp cho biết, khoảng 90% sản phẩm camera giám sát được sử dụng tại Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc. Một số dòng camera hoạt động theo cơ chế cloud, kết nối về server đặt tại Trung Quốc và người dùng ở Việt Nam phải "vòng" qua server này trước khi kết nối vào camera của người dùng.
Đây là thông tin được đưa ra tại tọa đàm "Tiêu chuẩn an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát" do Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) và VietNamNet phối hợp tổ chức hôm 22/5.
Thời gian qua đã có nhiều trường hợp hình ảnh đời tư của những nhân vật nổi tiếng bị đưa lên mạng xã hội do lộ lọt từ camera giám sát trong nhà. Bên cạnh đó, camera giám sát sử dụng cho các hệ thống công cộng và chính quyền nếu không đáp ứng được những tiêu chuẩn sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn an ninh quốc gia.
"Những dòng camera trôi nổi ngoài thị trường tiềm ẩn nguy dữ liệu bị tuồn ra nước ngoài. Camera ngày nay giống như một chiếc máy tính chạy âm thầm, thông tin bị lộ ko chỉ hình ảnh âm thanh mà còn là thông tin mạng lưới, số lượng thiết bị sử dụng", Ông Nguyễn Việt Bằng - Phó Tổng Giám đốc Công ty VNPT Technology nhận định.
Camera hiện có xu thế tương tác trực tiếp với người dùng thông qua ứng dụng di động, thông tin được đẩy lưu trữ trên cloud. Việc thông tin đi vòng qua cloud của các hãng đặt ở nước ngoài dẫn tới rủi ro về an toàn thông tin. Thông tin cá nhân qua bước trung gian khi không có các cơ chế bảo mật sẽ gây bất lợi cho người dùng.
Ông Vũ Ngọc Sơn, đại diện từ Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia cho rằng camera là "chiếc máy tính đặc biệt, biết nghe nhìn, suy nghĩ vì có AI". Từ năm 2014 đến nay, số lượng camera bị lộ lọt dữ liệu là rất lớn. Hacker rao bán quyền truy cập camera tại Việt Nam với giá 800.000 đồng/15 camera. Số lượng camera được quảng cáo là lên tới hàng trăm nghìn.
Nguyên nhân lộ lọt thông tin qua camera giám sát chủ yếu đến từ việc thiết bị vẫn có nhiều lỗ hổng khiến hacker khai thác, bên cạnh đó là sự chủ quan từ người dùng khi đặt mật khẩu yếu, giữ nguyên mật khẩu mặc định. Có trường hợp nhờ nhân viên kỹ thuật đổi mật khẩu và bị chính người đó lấy được hình ảnh nhạy cảm để tống tiền.
"Camera là thiết bị không tắt bao giờ, hiếm khi khởi động lại, online 24/24. Nhưng không giống như mấy tính hay điện thoại, thiết bị này ít được vá lỗi, diệt virus, một khi bị tấn công là không có biện pháp bảo vệ", ông Sơn đánh giá.
Một trong những vấn đề khác là ngay cả khi có bản vá lỗi, thao tác thực hiện cũng không thuận tiện cho người dùng. Tiêu biểu như vụ việc hàng trăm nghìn camera HIKvision bị tấn công, dù đã có bản vá năm 2021 nhưng người dùng không cập nhật hoặc không biết cách thực hiện, khiến cho camera tiếp tục bị tấn công lần nữa vào năm 2023.
Ban hành tiêu chí về camera giám sát
Việt Nam hiện có 10 triệu camera giám sát đang hoạt động, trong đó 90% là xuất xứ nước ngoài, với nhiều cách thức hoạt động khác nhau, vấn đề cấp bách được nêu ra là phải có bộ tiêu chí chung cho camera và chủ động sản xuất camera Make in Vietnam để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho Việt Nam.
Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát trong bối cảnh có quá nhiều camera lưu hành không rõ nguồn gốc, lưu trữ dữ liệu người dùng Việt Nam ở nước ngoài và không có tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng.
Theo tiêu chí này, các camera giám sát phải có tài liệu hướng dẫn sử dụng sản phẩm cho người sử dụng, có tính năng quản lý xác thực và phòng chống tấn công vét cạn.
Bảo vệ dữ liệu cá nhân thiết bị camera và các dịch vụ liên kết có tối thiểu tính năng cho phép thiết lập, cấu hình địa điểm tại Việt Nam đối với việc xử lý, lưu trữ và khai thác dữ liệu (như: trên thẻ nhớ, thiết bị ngoại vi, dịch vụ điện toán đám mây đặt tại Việt Nam...) nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Các doanh nghiệp tham gia sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh thiết bị camera giám sát cũng cần chủ động khắc phục các lỗ hổng, điểm yếu, nguy cơ gây mất an toàn thông tin còn tồn tại.
Thời gian qua đã có những vụ việc lộ lọt thông tin, hình ảnh từ các camera giám sát tại trụ sở các cơ quan, tổ chức, tòa nhà chung cư hay các hộ gia đình, gây ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Theo ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin, thông qua việc ban hành bộ tiêu chí, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có nhu cầu mua sắm, trang bị các sản phẩm, thiết bị camera giám sát cũng sẽ bước đầu có ý thức hơn trong việc cần phải lựa chọn, tìm kiếm các sản phẩm, thiết bị camera được đánh giá là an toàn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4