Ai đứng đằng sau thành công của một loạt startup tên tuổi LinkedIn, Twitter, Facebook, Uber?
Đại học Yale danh tiếng thực tế còn là một quỹ đầu tư tài ba với tỉ suất lợi nhuận lên tới 93% trong suốt 2 thập kỷ qua. Bí mật nằm ở các startup xuất phát từ chính Yale.
Các công ty công nghệ phần lớn có tiền thân là các startup, trong đó vai trò của các quỹ đầu tư mạo hiểm là rất quan trọng. Và đứng đầu một trong các quỹ này là một tổ chức mà ít ai nghĩ tới: trường Đại học danh giá hàng đầu thế giới – Yale.
Tài trợ cho những tập đoàn công nghệ hàng đầu
Khoản đầu tư ban đầu 2,7 triệu USD của Đại học Yale vào tập đoàn LinkedIn đã đem lại 84,4 triệu USD cho trường sau khi công ty này lên sàn chứng khoán năm 2011.
Đây chỉ là một ví dụ về đầu tư mạo hiểm đã giúp nâng cao hiệu quả hoạt động ở ngôi trường giàu thứ hai nước Mỹ với khối tài sản 25,6 tỷ USD này. Đầu tư mạo hiểm kiếm về trung bình 93% khoản đầu tư ban đầu mỗi năm đều đặn trong hơn 20 năm qua, theo báo cáo đầu tư năm 2015 được đăng trên website của ngôi trường danh giá này.
Dưới thời giám đốc quản lý quỹ đầu tư, ông David Swensen, các khoản ủng hộ của trường đã dịch chuyển vào đầu tư mạo hiểm thông qua việc phó thác vào các tổ chức gồm Andreessen Horowitz và Greylock Partners & Co.
Những người quản lí như vậy đã và đang tài trợ cho những công ty công nghệ hàng đầu thế giới từ Tập đoàn máy tính Compaq đến các tập đoàn như Oracle, Facebook và Twitter. Yale đã thu về 13,7% mỗi năm trong hơn hai thập kỉ qua.
Tỉ lệ phân phối (%) cho đầu tư mạo hiểm của khoản đóng góp cho Yale qua các năm tài chính.
“Những giám đốc quỹ đầu tư mạo hiệm của Yale là các nhóm thống nhất, mạnh bạo và háu đói, với khả năng nhận biết các cơ hội kinh doanh và ủng hộ những doanh nhân tài năng khi họ mới buổi đầu bước vào thị trường,” báo cáo cho hay.
“Kinh nghiệm phong phú của trường trong đầu tư mạo hiểm đem lại những mối quan hệ tốt đẹp với các nhà đầu hành, kiến thức thị trường xuất sắc, và mạng lưới quan hệ rộng rãi không gì có thể so sánh được.”
Khởi đầu làn sóng đầu tư mạo hiểm từ rất sớm
Yale bắt đầu chiến lược đầu tư mạo hiểm từ năm 1976, tham gia vào các startup của Dell và các công ty công nghệ sinh học là Genentech và Amgen. Kể từ đó, danh mục đầu tư mạo hiểm đã lãi 34% mỗi năm. Trong hơn một thập kỉ qua, tài sản của trường tăng trưởng 18% mỗi năm, cao hơn chỉ số Standard & Poor 500 là 10%.
Những năm 1900 đỉnh cao bao gồm các khoản đầu tư sinh lời vào Amazon.com, Google, Yahoo, Cisco Systems, Red Hat, và Juniper Network,” theo báo cáo. “Những khoản đầu tư gần đây hơn của Yale vào Facebook, LinkedIn, Twitter, Uber, Pinterest, Snapchat, AirBnB, JD.com và Snapdeal minh họa tiềm năng tuyệt đối của đầu tư mạo hiểm.”
Các khoản đầu tư mang lại 35,2 tỷ USD trong hơn 3 thập kỷ qua. Swensen, người đã gia nhập đội ngũ của Yale từ năm 1985, đi đầu trong chiến lược tập trung vào đa dạng hóa và quản lí chủ động tài sản có tính thanh khoản cao và ít thanh khoản. Rất nhiều các quỹ của các trường đại học đã lặp lại chiến lược này nhưng chỉ có khoảng một vài quỹ đạt được số lãi lí tưởng như vậy trong dài hạn.
Khoản lãi 11,5% của Yale cho năm tài chính 2015 là một trong những khoản đầu tư tốt nhất của các trường đại học, trong khi tỷ lệ này trung bình chỉ là 2,4%, theo phòng kinh doanh của tổ chức các trường đại học và cao đẳng quốc gia. Đối với những trường có quỹ hơn 1 tỷ USD, lãi suất trung bình cao hơn ở mức 4,3%.
Thành công của Swensen ở Yale.
Khoản đóng góp cho Yale đã tăng gần gấp 20 lần từ năm 1985, khi David Swensen thay đổi chiến lược đầu tư.
Tình hình tài chính tốt đẹp ngày nay của Yale là nhờ kinh doanh và công nghệ, in hình bóng từ các khoản đóng góp của các cựu sinh viên thành công, bao gồm Eli Whitney, tốt nghiệp năm 1792 và đã thiết kế máy tỉa hột bông; G. Leonard Baker, tốt nghiệp năm 1964 và là đối tác quỹ Sutter Hill, và Nick Shalek, tốt nghiệp năm 2005, là đối tác của quỹ đầu tư mạo hiểm Ribbit Capital.
Thành NT/CafeBiz/Theo Trí Thức Trẻ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"