AI khôi phục chân dung các nhân vật nổi tiếng Trung Quốc gây ngỡ ngàng: Tào Tháo, Tần Thuỷ Hoàng khác xa tưởng tượng, Trương Phi khiến người nhìn hoảng sợ
Những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa có diện mạo ra sao? Liệu họ có giống như trong sách vẫn miêu tả? Câu trả lời sẽ được AI giải đáp.
Mới đây, các chuyên gia Trung Quốc đã quyết định khôi phục diện mạo thực sự của hàng loạt hoàng đế và các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử qua nhiều thời kỳ của đất nước này thông qua trí tuệ nhân tạo AI nhận dạng khuôn mặt. Và cuối cùng cho ra thành quả khiến nhiều người ngỡ ngàng.
1. Quan Vũ
Nhà văn La Quán Trung mô tả nhân vật Quan Vũ: "Huyền Đức nhìn xem thấy người ấy mình cao chín thước, râu dài hai thước, mặt đỏ như gấc, môi như tô son, mắt phượng mày tằm, oai phong lẫm liệt." Từ bức ảnh AI khôi phục khuôn mặt của Quan Vũ, ta không thấy có nhiều điểm khác biệt so với tranh trong sách cổ.
2. Khổng Tử
Ai từng biết đến Nho giáo thì chắc hẳn không quá xa lạ với cái tên Khổng Tử. Khổng Tử là nhà giáo, nhà triết học và nhà lý luận chính trị nổi tiếng nhất Trung Quốc, người có những ý tưởng đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn minh của Trung Quốc và các nước Đông Á khác.
Trang Tử (369 TCN - 286 TCN), triết gia lỗi lạc thời Chiến Quốc, đã mô tả Khổng Tử như sau: "Trên dài mà dưới ngắn, lưng gù tai vểnh sau". Những ghi chép này cho thấy Khổng Tử có cơ thể không cân đối, phần lưng dài hơn chân, lại có dáng đi không thẳng, tai vểnh ra sau. "Sử ký - Khổng Tử thế gia" có chép: "Sinh ra đầu đã vu đỉnh". "Vu đỉnh" ở đây được hiểu là đầu Khổng Tử bị lõm ở giữa và nhô cao ở xung quanh.
Tuân Tử có ghi chép: "Gương mặt Trọng Ni, nhìn như mộng khi". "Mộng khi" là những bức tượng thời xưa dùng để tránh quỷ, trừ tà, có bộ mặt vuông, tóc tai bù xù, vô cùng gớm ghiếc. Thế nhưng, AI lại cho rằng Khổng Tử là một ông lão có vẻ ngoài hiền từ, toát lên đầy vẻ trí tuệ của một triết gia lỗi lạc.
3. Gia Cát Lượng
Sử cũ miêu tả: Gia Cát Lượng thân cao 8 thước, mặt đẹp như ngọc, đầu chít khăn, tay cầm quạt lâu, phong lưu phóng khoáng như một vị thần.
Nhưng Gia Cát Lượng "AI" lại khiến nhiều người phì cười với khuôn mặt buồn man mác, có thêm chiếc khăn bông quấn đầu như chuẩn bị đi tắm hơi.
4. Tần Thuỷ Hoàng
Theo các nhà sử học, Tần Thủy Hoàng sinh ra ở đất Tần, là người Tây Bắc, mang dáng vẻ cao lớn, khôi ngô điển hình của người Hán ở vùng Tây Bắc. Bởi vậy, vị hoàng đế này ắt phải sở hữu tướng mạo anh tuấn, phi phàm.
Tuy nhiên, vì thông tin về ngoại hình của vị Hoàng đế này khá ít, AI đã dựa vào việc phân tích tính cách, hành động và họa ra một Tần Thủy Hoàng với ánh mắt thâm trầm, mũi cao và không hề phi phàm như mọi người vẫn tưởng tượng.
5. Lưu Bị
Lưu Bị được sách "Tam quốc chí" mô tả là người cao bảy thước rưỡi (quy đổi ra 1 mét 65) không có râu, vành tai rất lớn, mắt có thể nhìn thấy, hai tay rất dài tới đầu gối. Nhưng qua bức ảnh AI phục dựng, có thể thấy các nét trên khuôn mặt của Lưu Bị góc cạnh và tuấn tú hơn nhiều so với tranh gốc.
6. Trương Phi
Vẻ ngoài của Trương Phi được sử sách mô tả rất dữ tợn, luộm thuộm. Sau khi AI khôi phục, quả gương mặt của Trương Phi thực sự có thể khiến người khác hoảng sợ trong lần đầu gặp gỡ.
7. Càn Long
Thanh Cao Tông Ái Tân Giác La Hoằng Lịch (tức hoàng đế Càn Long) là hoàng đế sống thọ nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc khi sống tới 88 tuổi. Hình ảnh phục dựng bằng AI cho thấy vua Càn Long có diện mạo anh tuấn, vóc dáng cao ráo.
8. Phục Hy
Trong văn hóa Trung Hoa, Phục Hy là một hình tượng lớn vì người Trung Quốc cho rằng ông là người sáng lập của văn minh Trung Hoa. Ông được cho là người phát minh ra chữ viết, nghề đánh bắt cá, và bẫy thú. Ông cũng là người nổi tiếng với nhiều bộ sách về dịch lý.
Về hình dạng, ông thường được mô tả là thân rồng đầu người, hoặc thân rắn đầu người, nhân thế được người đời sau xưng là Long tổ. Thế nhưng, AI lại cho rằng, Phục Hy cũng là một con người. Qua nét vẽ của AI, Phục Hy là một ông lão với bộ tóc và bộ râu dài, khuôn mặt nghiêm nghị nhưng đầy thần thái.
9. Lão Tử
Lão Tử (khoảng năm 500 TCN) là một nhà triết học Trung Quốc được ghi nhận là người sáng lập ra hệ thống triết học của Đạo giáo. Có thể nói, ông sánh ngang với Khổng Tử và một số tư tưởng gia khác trong lịch sử triết học cổ đại của Trung Hoa.
Lão Tử được mô tả với những chi tiết như: Sinh ra đã cười; người mẹ mang thai ông 70 năm mới sinh ra ông, vì vậy, mới sinh ra tóc ông đã bạc trắng. Trí tuệ nhân tạo cũng cho rằng, Lão Tử là một ông lão có vẻ ngoài vô cùng thân thiện với nụ cười thường trực trên môi. Ông cũng có một bộ tóc và râu dài màu trắng.
10. Dương Quý Phi
Dương Quý phi (719-756) – một phi tần được sủng ái nhất của Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng) - là một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc cổ đại. Dương Quý Phi đẹp đến nỗi mỗi khi ngắm hoa, hoa đều rũ héo vì hổ thẹn (Tu Hoa). Theo sử sách, Dương Quý Phi có vẻ ngoài diễm lệ, đặt trong tiêu chuẩn thẩm mỹ của thời nhà Đường, Dương Quý Phi chính là mỹ nhân.
Sự sủng ái của vua Đường Huyền Tông dành cho Dương Quý Phi được xem là nhân tố khiến nhà Đường suy vong. Nhà vua vì mải mê tửu sắc, bỏ bê triều chính và chi tiêu quá đà đến nỗi mất cả đất nước vào tay người khác.
Dựa vào một bức tranh của người xưa phác họa chân dung của vị phi tần này kết hợp với các mô tả trong sử sách, trí tuệ nhân tạo (AI) đã dựng nên một Dương Quý Phi với sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Các đường nét trên khuôn mặt của nàng đều nhỏ nhắn, thanh tú. Dương Quý Phi có một làn da trắng hồng, mắt phương mày ngài, mũi cao và đôi môi vô cùng xinh xắn. Với vẻ đẹp như vậy, chẳng trách Đường Huyền Tông đã vì nàng độc sủng tới 11 năm.
Tổng hợp ảnh Sohu
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập