Dù quy tụ được hàng triệu thành viên nhưng rất nhiều dịch vụ nhạc truyến lớn vẫn thông báo lỗ hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Nếu thường xuyên chú ý đến cụm từ “nhạc bản quyền”, chắc chắn bạn sẽ biết được những hãng phát hành nhạc online nổi tiếng trên thế giới. Không khó để chúng ta ước lượng được lượt truy cập vào trang web của những hãng này. Tuy nhiên, để duy trì được sức mạnh của mình, sự nổi tiếng không phải là yếu tố quyết định, mà là tiền. Vậy trong một thị trường còn khá mới mẻ, ai là những người giỏi kiếm tiền nhất?
Mặc dù không cùng đẳng cấp với iTunes, nhưng Amazon mp3 cũng đang rất ăn nên làm ra khi trở thành một nguồn thu lớn với Amazon. Hiện Amazon mp3 đang cung cấp dịch vụ lưu trữ nhạc sử dụng công nghệ điện toán đám mây nhằm cạnh tranh với iTunes và trong tương lai là đối thủ tiềm năng Google Music.
Không có được niềm vui nhỏ bé đó, rất nhiều những nhà phát hành khác vẫn phải chịu cảnh trắng tay bất chấp mọi nỗ lực của họ. Như Spotify, trong năm 2010 họ không thể thay đổi được tình cảnh hẩm hiu dù có một số lượng lớn những thuê bao trả tiền và sự giúp sức từ những nhà đầu tư.
Lo sợ những thành công quá lớn của iTunes có thể khiến Apple đưa ra những đòi hỏi vô lý, vì thế việc Google bước chân vào lĩnh vực nhạc số online khiến rất nhiều hãng thu âm vui mừng. Đơn giản vì kinh nghiệm của họ trong lĩnh vực kiếm tiền online. Mặc dù không bao giờ công bố, nhưng nhiều người cũng có thể hình dung ra con số khổng lồ mà Google kiếm được từ chiến lược quảng cáo với YouTube.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Intel chìm trong khó khăn, buộc chính phủ Mỹ phải ra tay giải cứu, đề xuất cả một thương vụ sáp nhập "không tưởng"
Để giải cứu Intel, chính phủ Mỹ không chỉ hỗ trợ tài chính mà còn nghiên cứu về đề xuất sáp nhập với đại kình địch AMD.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương