'AI sẽ chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân nhanh như công nghiệp lắp ráp ô tô'
Chuyên gia đánh giá, AI có vai trò lớn trong nghiên cứu, điều trị cho bệnh nhân thay vì phải mất nhiều thời gian để thăm khám, thực hiện những ca mổ như trước đây.
- Nóng: CEO Jensen Huang trở lại Việt Nam sau 1 năm, Nvidia 'giữ lời hứa' mở trung tâm nghiên cứu và dữ liệu AI
- "Bố già" AI chỉ ra điểm then chốt để Việt Nam có thể đón Meta, Google đến mở các cơ sở nghiên cứu AI
- Meta AI đã có thể sử dụng tại Việt Nam: Chatbot AI cạnh tranh ChatGPT và Gemini
- Tencent ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản, cho dùng thử ngay hôm nay
- Cựu chủ tịch PlayStation: ngành game đang đối mặt với “sự sụp đổ của tính sáng tạo”, AI không phải "cứu tinh"
Tại tọa đàm "Triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) trong thực tế" khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, giáo sư Đỗ Ngọc Minh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Thông minh VinUni-Illinois chia sẻ, hiện trong điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư vú, phương pháp hiệu quả nhất là phẫu thuật cắt bỏ mô ung thư. Tuy nhiên, thách thức lớn của bác sĩ là đảm bảo không để lại tế bào ung thư trong cơ thể mà không loại bỏ quá nhiều mô lành.
Phương pháp truyền thống là lấy mẫu mô sau phẫu thuật và gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra tế bào ung thư đã bị tiêu diệt chưa. Quá trình này mất nhiều thời gian và bệnh nhân phải nằm trên bàn mổ rất lâu. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân cần quay lại để phẫu thuật bổ sung để loại bỏ hoàn toàn mô ung thư, gây đau đớn và tốn kém.
Từ thực tế này, giáo sư Minh và nhóm nghiên cứu kết hợp kính hiển vi quang học theo thời gian thực và mô hình trí tuệ nhân tạo, giúp phân tích 5.000 hình ảnh mô bệnh học mỗi giây. Đây được coi là công cụ giúp rà quét các hình ảnh giúp bác sĩ đưa ra quyết định nhanh chóng liệu ca phẫu thuật có tiếp tục, hay bác sĩ cần kiểm tra kỹ hơn.
"Trí tuệ nhân tạo đóng vai trò then chốt trong việc đưa ra quyết định nhanh chóng về việc tiếp tục hoặc dừng phẫu thuật", giáo sư Minh nói. Điều này giúp bệnh nhân giảm bớt đau đớn do quá trình phẫu thuật và công sức đi lại bệnh viện nhiều lần.
Một ví dụ khác trong điều trị ung thư chính xác, bác sĩ thường lấy mẫu mô từ bệnh nhân ung thư để nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Sau đó hàng nghìn mô hình được thử nghiệm để nghiên cứu và theo dõi quá trình điều trị thuốc. Cách này giúp bác sĩ tìm ra phác đồ kết hợp thuốc tối ưu.
Theo giáo sư Minh, để làm điều này, cần có cách tiếp cận hệ thống bài bản trong việc chiết tách khối u, mẫu mô, tế bào. Quá trình nghiên cứu các mô hình khối u được ví như dây chuyền sản xuất ôtô với hệ thống robot. "Dây chuyền" này được giám sát bằng lượng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo. Đây là cơ sở giúp bác sĩ dự đoán được các vấn đề phát sinh trong quá trình điều trị, đánh giá chiều hướng phát triển của khối u, từ đó điều chỉnh, nâng cao hiệu quả điều trị.
Theo giáo sư Yann Lecun, Đại học New York và Giám đốc Khoa học Trí tuệ nhân tạo tại Meta, Mỹ, AI đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong y học và khoa học vật liệu. AI giúp khám phá các loại thuốc mới và tìm hiểu các cơ chế sinh học, cũng như tìm ra những vật liệu mới có thể hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu; thúc đẩy tiến bộ trong các ngành vật lý, hóa học, sinh học.
Bên cạnh những lợi ích mà AI mang lại, một trong những vấn đề lớn mà xã hội đang phải đối mặt là các đối tượng xấu sử dụng AI để thực hiện các vụ lừa đảo và gian lận tài chính. Để đối phó với vấn đề này, GS LeCun cho rằng, một trong những giải pháp hiệu quả nhất là sử dụng chính AI để chống lại các hành vi xấu.
Công nghệ AI cũng đã đạt được những bước tiến ấn tượng trong việc tự động phát hiện và gỡ bỏ các bài viết thù địch trên các nền tảng của Meta. Theo giáo sư LeCun, số lượng các bài phát ngôn thù hận được AI phát hiện và loại bỏ đã tăng từ 25% vào năm 2017 lên đến 95% vào năm 2023. Điều này cho thấy sự phát triển vượt bậc của AI trong việc hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên, bao gồm cả tiếng Việt.
Trước mối lo ngại về khả năng AI sẽ thay thế con người trong công việc, giáo sư LeCun cho rằng, AI sẽ không gây ra thất nghiệp trên diện rộng, mà thay vào đó, nó sẽ tạo ra những công việc mới và giúp nâng cao năng suất lao động. "AI sẽ làm cho khả năng sáng tạo và năng suất lao động của con người tăng lên, tạo ra giá trị mới cho xã hội", ông nói.
Chuyên gia này nhận định, Việt Nam có dân số trẻ, nhiệt huyết với công nghệ sẽ là lợi thế lớn nếu được kết hợp với những chương trình đào tạo và cơ hội học hỏi từ các chuyên gia quốc tế trong việc ứng dụng và phát triển AI. Theo ông, trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của AI, việc xây dựng các bộ luật về AI cũng đang được các quốc gia chú trọng.
Đồng quan điểm, TS Xuedong David Huang, Giám đốc công nghệ của Zoom Video Communications (Mỹ) nhìn nhận AI đang mang lại nhiều lợi ích cho con người. Nhiều công ty chip đang kiếm được nhiều tiền từ AI. Các công ty lớn như Meta, Microsoft... đã phát triển nhiều phần mềm làm việc bằng AI ứng dụng trong y tế, giáo dục đều được thay đổi và mang lại hiệu quả tài chính.
"AI có thể giúp có hàng trăm nhà phát triển trẻ tuổi, startup nhỏ khác, tạo sân chơi công bằng, phát hiện ý tưởng mới... là điều tạo nên khác biệt", TS Xuedong David Huang nói.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google giới thiệu Gemini 2.0: tạm biệt các chatbot AI, cùng chào đón kỷ nguyên "Tác nhân AI"
Không chỉ là một mô hình AI mới, sự ra đời của Gemini 2.0 còn được Google xem như là cột mốc chuyển giao sang thời đại của các "tác nhân AI".
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI