AI tạo ra gương mặt các ngôi sao hàng đầu nhìn vô cùng chân thực nhưng lại chẳng có ai là thực cả
Hệ thống AI này có khả năng tạo ra hình ảnh giả của người nổi tiếng mà mắt thường khó có thể phân biệt được.
Một trong những thành tựu bất ngờ nhất từ quá trình bùng nổ của AI hiện nay chính là khả năng tạo ra nhiều hình ảnh giả mạo một cách xuất sắc đến mức thật giả lẫn lộn, không thể phân biệt được.
Mới đây, nhà sản xuất chip Nvidia đã xuất bản một bài báo tuyên bố công nghệ AI của họ có khả năng tạo ra hình ảnh mô phỏng những người nổi tiếng với độ chân thực rất cao. Dù không phải là một điều quá mới mẻ nhưng các nhà nghiên cứu lại đánh giá sản phẩm do AI của Nvidia tạo ra có sức thuyết phục cao nhất và giống với phiên bản “chính chủ” nhất.
Hệ thống AI của Nvidia có thể tạo ra hình ảnh của nhiều người nổi tiếng khác nhau.
Đoạn video dưới đây sẽ cho bạn thấy quá trình hoàn chỉnh của công cuộc “sao chép” trên, với cơ sở dữ liệu để hệ thống AI này “học” chính là hình ảnh thực của những người nổi tiếng. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một hệ thống mạng gọi tắt là GAN để tái tạo hình ảnh. Thực chất, GAN bao gồm 2 mạng lưới riêng biệt: một mạng sẽ tạo ra hình ảnh dựa trên dữ liệu mà nó được “nạp”, mạng còn lại sẽ đối chiếu hình ảnh đó với bản gốc để đánh giá xem nó có đủ chân thực hay không.
Quá trình hoạt động của hệ thống AI độc đáo này.
Khi hai mạng lưới này hoạt động song song cùng nhau, chúng có thể tạo ra những sản phẩm “hàng nhái” cực kỳ xuất sắc. Và không chỉ dừng lại ở khuôn mặt, phạm vi hoạt động của GAN còn mở rộng đến cả đồ vật hay quang cảnh xung quanh.
Như vậy, hệ thống AI này tự tạo ra hình ảnh, sau đó tự kiểm tra và đánh giá sản phẩm của mình, rồi cuối cùng chỉnh sửa cũng như nâng cao chất lượng hình ảnh đó. Có thể nói, nó đã tự dạy chính mình để phát triển chứ không cần quá nhiều sự can thiệp của con người.
Chuyện gì cũng có hai mặt và tất nhiên phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định của nó. Những bức ảnh được tạo ra có kích thước cực kỳ nhỏ so với tiêu chuẩn của những máy ảnh hiện đại ngày nay (1024 x 1024) và vẫn còn tồn tại những đặc điểm mà con người nhìn vào có thể nhận ra ngày là “hàng giả”.
Kích thước hình ảnh được tạo ra còn khá nhỏ.
Như đã nêu ở trên, công nghệ này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Điều này sẽ mang đến những lợi ích nhất định cho ngành công nghiệp sáng tạo như quảng cáo hay sản xuất trò chơi điện tử. Bên cạnh đó, nó cũng ẩn chứa những rủi ro mà lớn nhất chính là tạo ra sự sai lệch về thông tin.
Tất nhiên là những “phù thủy hình ảnh” vẫn có thể dựa vào Photoshop để tạo ra những tác phẩm ấn tượng như họ đã và đang làm trong nhiều năm qua, nhưng với hệ thống AI này, công việc đó sẽ bớt nặng nề, trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Ngay cả Adobe - cha đẻ của Photoshop cũng như nhiều phần mềm chỉnh sửa ảnh/video khác, cũng đã bắt tay vào nghiên cứu các dự án AI rồi.
Và cuối cùng, đến cả Tổng thống Mỹ còn bị một đoạn video phóng thử tên lửa giả mạo qua mặt thì công nghệ AI chắc chắn sẽ là xu hướng phát triển mạnh mẽ nhất trong tương lai gần và mang lại những thay đổi bước ngoặt trong lĩnh vực công nghệ.
Theo TheVerge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Nửa đêm, Facebook sập trên toàn cầu, Instagram, Threads cũng không thể truy cập