Airbus đăng ký bằng sáng chế cho Trực thăng nhanh nhất thế giới

    Nguyễn Hải,  

    Với bằng sáng chế này, Airbus kỳ vọng đưa tốc độ trực thăng lên một tầm cao mới.

    Tháng trước, Cơ quan cấp Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ đã chấp nhận một đơn xin cấp bằng sáng chế từ ba kỹ sư của Airbus Helicopter bao gồm Axel Fink, Ambrosius Weiss và Andrew Winkworth cho một chiếc trực thăng đa năng mới.

    Thiết kế của bằng sáng chế này là một sự phát triển so với chiếc máy bay lên thẳng cách mạng của công ty, chiếc X3, cất cánh lần đầu vào năm 2010.

    Ý tưởng này cũng là một phần cho bước khởi đầu của Airbus Helicopter – trước đây là Eurocopter – về một chiếc trực thăng lai có tốc độ cao hơn, tầm bay xa hơn.

    Trước đây, trong quá trình thử nghiệm, chiếc X3 đã đạt đến tốc độ 470 km/h, biến nó thành chiếc trực thăng động cơ không xoay (non-tilt-rotor) nhanh nhất thế giới. Bằng sáng chế mới lần này của Airbus là một sự phát triển từ thiết kế gốc của X3.

    Những gì biến phương tiện bay mới này thành một chiếc trực thăng đa năng là nó có một cặp động cơ ở hai bên cánh với động cơ đẩy bên cạnh động cơ chính truyền thống. Thiết kế này làm cho động cơ đuôi trở nên không cần thiết để chống lại mômen xoắn của động cơ chính.

     Chiếc X3 - chiếc trực thăng không xoay động cơ nhanh nhất thế giới của Airbus.

    Chiếc X3 - chiếc trực thăng không xoay động cơ nhanh nhất thế giới của Airbus.

    Một trực thăng với các cánh quạt đẩy hoặc kéo bổ sung cũng không phải ý tưởng mới, và nhiều biến thể khác nhau của nó đã cất cánh từ nhiều thập kỷ trước đây. Nhưng một chiếc máy bay lên thẳng với thiết kế này và hiệu suất cao như vậy vẫn chỉ là điều viễn tưởng.

    Thiết kế này cũng giúp những chiếc trực thăng có thể đạt tới mức hiệu suất của những phương tiện bay xoay động cơ, tương tự như chiếc V22 Osprey có thể cất và hạ cánh như một chiếc trực thăng nhưng chuyển đổi được thành một chiếc máy bay truyền thống khi bay theo phương nằm ngang.

     Chiếc trực thăng động cơ xoay V22 Osprey.

    Chiếc trực thăng động cơ xoay V22 Osprey.

    Không giống như nguyên mẫu chiếc X3, cánh quạt của phương tiện bay vừa được cấp bằng sáng chế được đặt ở phía sau cánh máy bay thay vì phía trước. Theo giải thích của bằng sáng chế, điều này giúp giảm tiếng ồn và độ rung trong khi vẫn cải thiện sức nâng và an toàn hơn cho hành khách. Các tác giả của bằng sáng chế cũng chỉ ra rằng những bước phát triển xa hơn của thiết kế sẽ bao gồm các động cơ tuabin phản lực. Điều này có nghĩa rằng chiếc trực thăng được cấp bằng sáng chế này sẽ nhanh hơn đáng kể so với chiếc X3 đang giữ kỷ lục về tốc độ.

    Bằng sáng chế mới cũng là bước phát triển mới nhất về một phương tiện bay cánh quạt tác động thấp, nhanh và hiệu quả (Low Impact Fast and Efficient Rotor Craft) hay LifeRCraft, đã được Airbus Helicopter vạch ra từ năm 2014. Dự án này cũng dựa trên ý tưởng thiết kế của chiếc X3.

    Hiện vẫn chưa rõ liệu chiếc trực thăng đa năng trong bản đăng ký sáng chế này sẽ được đưa vào sản xuất hay không.

    Tham khảo Business Insider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ